2 công đoạn quan trọng nhất để tạo được kết cấu trong sửa nhà sửa nhà lên tầng

Giai Đoạn Thử Nhất: Gia Cố Cột

Tuỳ theo việc bạn muốn nâng bao nhiêu tầng và hiện trạng căn nhà hiện tại, sẽ có những phương án thi công gia cố thích hợp. Trước tiên cột cũ sẽ được đập bỏ đi lớp hồ bên ngoài, sau khi làm sạch, tiến hàng khoan cấy thép và đai thép. Nếu cột nhỏ sika ground sẽ được sử dụng, đối với cột lớn sẽ đổ bê tông trực tiếp. Bắt buộc phải sử dụng phụ gia liên kết để kết nối 2 lớp bê tông này với nhau.

Giai Đoạn Hai: Gia cố móng

Có khá nhiều cách để có thể gia cố móng, nhưng hiện nay phương pháp được sử dụng nhiều nhất đó là làm tăng tiết diện móng để tăng khả năng chịu lực. Sau khi nào mống rộng hơn, tiến hàng khoan cấy thép có tiết diện lớn vào đế móng, rồi đổ bên tông mới sao cho tiết diện và chi vi lớn hơn móng cũ.

Sau khi tiến hành thực hiện xong hai công đoạn này chúng ta tiến hành thi công phần sửa nhà nâng tầng mới bình thường như thiết kế nếu có.

Đà kiềng là gì? Vai trò của đà kiềng? Kĩ thuật thi công đà kiềng

Khái niệm đà kiềng là gì?

Đà kiềng là những đoạn giằng cột chính của một thiết kế kiến trúc nhà đẹp. Nhằm ổn định các cột, giữ khoảng cách các chân cột và cột không bị nghiêng ngả trong quá trình xây dựng. Nằm ở vị trí chân cột và có thể cao hơn đài móng.
Nếu đà kiềng có tác dụng nối các chân cột lại với nhau, chịu lực uốn kéo, võng. Thì dầm móng có tác dụng nối các móng lại với nhau. Ổn định móng theo 2 hướng chống lún lệch, chịu lực uốn kéo, vòng.

Tuy nhiên, khi ứng dụng vào công trình thực tế, tùy theo phương pháp tính toán của từng kỹ sư thiết kế nhà mà chỉ có dầm móng và tường được xây trực tiếp lên đó. Lúc này dầm móng mới được gọi là đà kiềng.


Thi công đà kiềng móng

Đà kiềng có vai trò gì?

Ngoài vai trò chống lún lệch móng và đỡ các bức tường. Thì trong các công trình nhà phố, khi 2 bên là nhà của các hộ gia đình khác; Sử dụng móng cọc bê tông cốt thép hoặc cọc cừ trà. Khi đó giữa cột và cọc có độ lệch tâm lớn. Lúc này đà kiềng còn một nhiệm vụ quan trọng hơn nhiều đó là chịu lực uốn tác dụng của toàn bộ căn nhà thông qua các cột. Ngoài ra còn có một số vai trò như sau:

– Định vị chân cột, giữ cho khoảng cách tương đối giữa các chân cột không thay đổi khi xây dựng các phần phía trên như sàn nhà, mái nhà…

– Tham gia với toàn bộ kết cấu (khung, dầm, cột) chịu ứng suất công trình sinh ra do độ lún lệch xảy ra ở bất kỳ vị trí móng nào của công trình. Trong trường hợp tính kết cấu của phần bên trên mà ta chưa kể đến ảnh hưởng của tác dụng này (lún lệch) thì đà kiềng sẽ chủ yếu giữ nhiệm vụ này.

– Chịu tải trọng cho toàn bộ tường, tránh nứt tường của tầng trệt trong quá trình sử dụng công trình. Đảm bảo tường nhà không bị nứt khi đi vào sử dụng.

Kích thước của đà kiềng là gì?
Phụ thuộc vào kết cấu, phương pháp xây dựng móng. Tùy vào vật liệu và loại móng mà sẽ có kích thước cũng như cao độ tương ứng.

– Với công trình xây móng đơn và móng băng: Đà kiềng thường có độ cao thấp hơn nền khoảng từ 7- 10cm.

– Với công trình được xây dựng từ móng cừ tràm; Cao độ đà kiềng sẽ do các kỹ sư tính toán và đưa ra quyết định cụ thể. Nhưng điểm chung là nó cần có độ cao bằng với đài cọc.

Kĩ thuật thi công đà kiềng?
Với những công trình lớn cần thời gian thi công nhanh. Ta có thể thi công đà kiềng với cốp pha làm bằng gạch. Có thể sẽ phát sinh thêm chi phí nhưng bù lại về tính ổn định và tốc độ thi công nhanh chóng. Kỹ thuật thi công được thực hiện bằng những bước chính sau:

Bước 1: Buộc thép thành khung rồi lắp vào vị trí buộc. Tiếp đến buộc các viên kê dày 30mm vào cốt thép để đảm bảo chiều dày lớp bê tông bảo vệ cốt thép.

Bước 2: Lắp ghép cốt pha thành các hình hộp và điều chỉnh cho đúng vị trí thiết kế. Sau bước điều chỉnh thì dùng cây gỗ kích thước 3×5 để cố định khuôn cốt pha.

Bước 3: Đổ bê tông mác 200; làm vệ sinh ván, khuôn, cốt thép. Sau đó tiến hành nghiệm thu ván khuôn và cốt thép dầm giằng móng

Bước 4: Trộn và đổ bê tông, đầm kỹ bằng đầm dùi

Bước 5: Tháo dỡ ván khuôn. Sau khi đổ bê tông được 1 ngày thì chúng ta sẽ tháo dỡ khuôn cốp pha của đà kiềng ra. Chú ý không làm sứt mẻ kiến trúc để đảm bảo chất lượng công trình.

Tường vây là gì? Tác dụng của tường vây? Các loại tường vây

Tường vây là gì? Với các kiến trúc sư xây dựng, câu hỏi này khá quen thuộc. Tuy nhiên, với những người ngoài ngành thì đây là một vấn đề khó. Tường vây là từ ngữ chuyên ngành sử dụng trong ngành xây dựng, bao gồm cả thi công trung tâm thương mại, chung cư, tầng hầm hay các tòa nhà cao tầng. Tùy vào tình hình thực tế, vị trí xây dựng, yêu cầu, quy mô công trình để quyết định xây tường vây hay không.


Ảnh thi công tường vây

Tường vây là gì?

Tường vây là loại tường được làm từ bê tông hoặc bê tông cốt thép hay các loại vật liệu có khả năng chống thấm hoặc chống biến dạng. Loại tường này được đổ ngay tại công trình thi công. Tùy vào loại tường để quyết định độ dày của chúng.

Tường vây được xây theo từng bảng lồng vào nhau nhằm mục đích đảm bảo sự ổn định cho hệ cấu trúc, độ kín nước, tránh thấm cho cả công trình. Để ổn định hố đào và tránh bị sập thành, đồng thồi ngăn nước tràn vào bên trong, thợ thi công có thể sử dụng dung dịch Polymer hoặc Bentonite.

Khi thi công, tường vây thường được đào thành từng phần bằng cẩu bánh xích sử dụng goàm ngoạm hoặc guồng xoắn thích hợp theo định hướng của tường dẫn đã được thi công trước và cho phép dao động dung dịch giữ thành với tải trọng tạm từ cốt thép hay cấu kiện gioăng chống thấm. Khi đã đạt được đến độ sâu cuối cùng, những thanh chắn sẽ được lắp hạ vào rãnh đạo tạm thời hoặc vĩnh viễn. Bước tiếp theo là làm sạch hố đào và tiến hành hạ lồng thép vào hố. Cuối cùng là đổ bê tông lên để hoàn thiện. Kết thúc quá trình làm tường vây.

Phương pháp thi công tường vây đặc biệt thích hợp với các công trình xây dựng có tầng hầm sâu, nhà ga hầm như siêu thị, trung tâm thương mại, tòa nhà chung cư….

Về chiều độ dày: Thông thường tường vây có độ dày từ 60-150cm, rộng 2-3,5m.Tùy thuộc vào công trình để các kỹ sư tiến hành tính toán. Đôi khi chiều rộng có thể lên đến 5m.

Tác dụng của tường vây là gì?

Như đã nói ở trên, tác dụng của tường vây là chống thấm cho công trình, hạn chế quá trình biến dạng trong quá trình thi công. Định hình hình dạng ban đầu của công trình. Đôi khi chúng cũng đóng vai trò như tường chống thấm hoặc tường bao cho các kết cấu.

Các loại tường vây trong thi công hiện nay

Hiện nay có thể chia tường vây thành 3 loại hay nói cách khác là có 3 cách để thi công tường vây bao gồm: Tường vây barrette, tường vây đào bằng gầu ngoạm và tường vây đào bằng guồng xoắn. Mỗi loại lại có cách thức thi công và yêu cầu kỹ thuật khác nhau. Chung ta sẽ cùng tìm hiểu kỹ hơn tại đây:

Tường vây barrette là gì?

Tường vây barrette thực chất là một loại cọc nhồi bê tông. Nhưng thay vì dùng phương pháp khoan bằng máy khoan, người ta sẽ sử dụng máy đào gầu ngoạm để đào đất. Cọc của tường vây barrette có dạng hình chữ I, chữ H, chữ thập +, hoặc chữ nhật…

Ưu điểm của loại tường này là: Sức chịu trọng tải lớn gấp nhiều lần so với các loại cọc thông thường khác. Mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Nhược điểm: Quá trình thi công phức tạp, cầu kỳ, đòi hỏi chuyên môn cao, số lượng nhân công lớn. Chủ yếu dành cho các đơn vị thi công chuyên nghiệp, có kinh nghiệm.

==> Phù hợp cho các công trình có móng lớn.

Kết cấu bê tông cốt thép gạch đá là gì?

Kết cấu bê tông cốt thép gạch đá là một loại cấu trúc lai. Đây là một hệ thống kết cấu hỗn hợp sử dụng tường gạch để hỗ trợ tải trọng và dầm bê tông cốt thép, cột và tấm. Nó phù hợp cho các tòa nhà có độ sâu khá nông, diện tích phòng nhỏ, bao gồm các tòa nhà nhiều tầng hoặc thấp tầng. Các bức tường chịu lực của kết cấu bê tông cốt thép gạch đá không thể thay đổi, trong khi cấu trúc khung có thể thay đổi trên hầu hết các bức tường.

Nhìn chung, tuổi thọ và đánh giá địa chấn của kết cấu bê tông cốt thép gạch đá thấp hơn so với kết cấu bê tông cốt thép. Hầu hết, các tòa nhà có Kết cấu bê tông cốt thép gạch đá đã được thay đổi thành dạng kết cấu thép hoặc kết cấu bê tông cốt thép ổn định hơn.

Sau giữa thế kỷ 19, với việc ứng dụng xi măng, bê tông và bê tông cốt thép, các kết cấu bê tông cốt thép gạch đá nhanh chóng tăng lên. Việc ứng dụng gạch cường lực cao đã thúc đẩy sự phát triển của các tòa nhà chịu lực cao. Vào cuối thế kỷ 19, một tòa nhà tường gạch chịu lực 16 tầng đã được hoàn thành ở Chicago, Hoa Kỳ. Năm 1958, các căn hộ 19 tầng được xây dựng bằng gạch xốp có kích thước 600 ở Thụy Sĩ, với độ dày thành chỉ 380 mm. Các quốc gia trên thế giới rất coi trọng việc sản xuất vật liệu đá dùng để xây tường. Vật liệu khối bao gồm gạch, khối bê tông thông thường, khối bê tông nhẹ. Hiện nay, gạch đất sét vẫn là một vật liệu cơ bản được sử dụng phổ biến cho tường xây.

Giằng tường là gì? Vai trò của giằng tường trong thi công hiện nay

Giằng tường là một khái niệm thuộc lĩnh vực xây dựng. Nó được hiểu là một lớp bê tông hay bê tông cốt thép dùng để liên kết với các đỉnh tường của tầng nhà trước khi đổ bê tông tấm sàn.

Giằng tường liên kết với các tường tạo thành một hệ thống kết cấu đảm bảo độ ổn định của tường và độ cứng cho không gian nhà. Nó cũng tạo cho tường ngang và tường dọc thành một khối thống nhất. Từ đó, tránh cho góc tường không bị xé nứt.

Hiện nay, đôi khi giằng tường còn được kết hợp để sử dụng làm móng khi xây dựng nhà cao tầng hoặc nhà phố. Nó góp phần phân bố đều tải trọng của sàn, tăng độ cứng cũng như giảm biến cho sàn.

Bạn cũng đừng nhầm lẫn với khái niệm giằng móng nhé. Bởi giằng móng là kết cấu nằm theo phương ngang của nhà. Nó có nhiệm vũ đỡ tường bao che hoặc tường ngăn trong nhà truyền vào móng. Vị trí của giằng móng cũng sẽ phụ thuộc vào vị trí của tường. Đôi khi là nằm bên ngoài, ở giữa hoặc mặt trong của cột.

Những yêu cầu đối với một giằng tường

Giằng tường sẽ chiếm khoảng từ 40-65% trọng lượng vật liệu của toàn ngôi nhà trong kết cấu nhà dân dụng. Giá thành của nó cũng sẽ chiếm khoảng 20-40% giá thành định ra của căn nhà. Chính vì vậy, khi chọn vật liệu làm giằng tường, người thi công cần phải lựa chọn sao cho hợp lý.

Dựa vào vai trò và công dụng của giằng tường, thiết kế giằng tường cần phải đảm bảo những yêu cầu:

– Độ bền, độ cứng: phải tương quan với sức chịu tải của nền đất, móng tường, chiều cao, chiều dài và cả chiều dày của tường. Ngoài ra cũng cần có sự tương quan với kỹ thuật thi công, cách sắp xếp các khối xây và mạch vữa nhằm đảm bảo tính toán của tường.

– Tác dụng chịu lực: Tác dụng chịu lực của giằng tường cần phải tương đương với chiều dài tường để đảm bảo chịu lực. Tức là trọng lực của tường phải tương đương với trọng lượng sàn và mái truyền xuống tường. Giằng tường còn phải chịu lực đẩy ngang của gió, bão và những chấn động trong, ngoài nhà.

Dựa vào những yêu cầu sử dụng trên và quy luật thay đổi nhiệt độ, bạn nên chọn vật liệu xây dựng giằng tường có bề dày. Bởi nó sẽ đảm bảo tường không bị rạn nứt khi gặp thời tiết bất lợi.

Bạn cũng nên chọn giải pháp cấu tạo các loại tường cách âm. Nó sẽ đảm bảo ngăn được tiếng ồn từ bên ngoài vào nhà. Bên cạnh đó cũng cần chú ý sử dụng các vật liệu có khả năng công nghiệp hóa và cơ giới hóa. Vật liệu làm tường nên chọn những vật liệu nhẹ để giảm được trọng lượng bảo thân, tiết kiệm vật liệu và giảm bớt sức lao động.

Tường chịu lực là gì? Tường chịu lực dày bao nhiêu?

Tường chịu lực là một bộ phận đảm nhận chức năng quan trọng trong việc chịu tải trọng của lực. Ngoài việc chịu tải trọng của chính nó thì còn có thể chịu thêm tải trọng của các bộ phận khác trong kết cấu ngôi nhà.


Thi công tường chụi lực

Chất liệu của loại tường này có thể là đất sét hoặc là gạch bê tông. Người ta dựa vào đặc điểm cũng như chức năng để chịu tường này thành hai loại đó chính là tường chịu lực dọc và tường chịu lực ngang. Độ dày của loại tường này thường có độ dày tầm 220mm và phải có giằng móng, việc dày hơn các bức tường khác là chuyện bình thường vì phải đảm bảo an toàn cho toàn bộ ngôi nhà.

Tường chịu lực cho dù theo phương ngang hay dọc thì đều mang lại ưu và nhược điểm riêng. Vậy bạn có thắc mắc, liệu có thể kết hợp tường ngang và tường dọc chịu lực với nhau hay không? Điều này hoàn toàn có thể xảy ra nên người ta gọi đó là tường chịu lực kết hợp.

Khi bạn bố trí theo cả hai phương ngang và dọc thì các phòng sẽ được bố trí một cách linh hoạt hơn, tạo ra tổng thể ngôi nhà trở nên vừa mắt và cứng cáp hơn. Các căn phòng cũng sẽ bố trí tường ngang để tạo sự thông thoáng tại nơi đầu gió, còn phía cuối gió thì sẽ được bố trí theo phương dọc chịu lực.

Cải tạo kết cấu nhà và 5 vấn đề phải biết

1. Không được phép di chuyển các bức tường chịu lực

Trong quá trình cải tạo ngôi nhà về phần kết cấu, bạn không được phép chuyển đổi, phá bỏ những bức tường chịu lực. Vì nó đóng vai trò quan trọng với trọng lượng của ngôi nhà, giúp cấu trúc nhà được cân bằng.Trường hợp gia chủ tự ý phá bỏ những bức tường chịu lực, thì nó sẽ phá hoại cân bằng kết cấu ngôi nhà.
Trường hợp gia chủ tự ý phá bỏ những bức tường chịu lực, thì nó sẽ phá hoại cân bằng kết cấu ngôi nhà. Thậm chí còn có thể dẫn đến nhiều hiểm họa khôn lường khác đối với không gian sống, có thể gây nghiêng, lún, sụp đổ,… mà không ai có thể đảm đương hết trách nhiệm này.
Bên cạnh đó, các bức tường chịu trọng lượng nhẹ cũng không được phá bỏ khi chưa được sự đồng ý của kiến trúc sư. Vì có một số bức tường nhẹ cũng đóng góp vào việc nâng đỡ trọng lượng ngôi nhà. Chẳng hạn, tường dưới xà ngang là không thể loại bỏ.

Phần cột dầm vô cùng quan trọng

2. Không thay đổi hoặc gỡ bỏ bức tường thấp

Với mỗi một căn phòng bên trong ngôi nhà đều có cửa chính và cửa sổ. Mặc dù những chiếc cửa có thể tháo dỡ để xây mới trong quá trình cải tạo lại nhà. Tuy nhiên, phần tường bên dưới thì không được “đụng đến”.Những bức tường thấp này có mối liên kết mật thiết với tường chịu lực
Những bức tường thấp này có mối liên kết với tường chịu lực, bạn có thể hình dung chúng tương tác với nhau như một quả cân. Khi tháo dỡ bức tường thấp, thì các bức tường chịu lực bị hạ xuống, thậm chí là khiến sân thượng rơi xuống vô cùng nguy hiểm.

3. Không tháo dỡ khung cửa sổ nằm trên tường chịu lực
Không tháo dỡ khung cửa nằm trên tường chịu lực

Việc tiến hành cải tạo kết cấu có thể dẫn đến rủi ro đối với cấu trúc vốn có của ngôi nhà. Tất nhiên, vấn đề này sẽ làm giảm đi chỉ số an toàn cho ngôi nhà này sau khi cải tạo. Vì vậy, bạn cần phải chú ý một cách tuyệt đối. Tốt nhất đừng nên tháo dỡ các khung cửa sổ được gắn liền với bức tường chịu lực trong nhà.

4. Không được phép dịch chuyển các bức tường xi măng cốt thép

Đây là phần mà gia chủ không được phép di chuyển. Bởi nó có hệ thống cốt thép được chôn bên dưới móng nhà. Nếu di chuyển sẽ gây ảnh hưởng đến cấu trúc tổng thể cũng như sức chịu lực của sàn, gác.Không được dịch chuyển các bức tường bằng xi măng cốt thép khi cải tạo kết cấu nhà
Như vậy, có thể thấy những ngôi nhà cũ khi cải tạo kết cấu, không phải cứ muốn là được. Có những chỗ được phép thay đổi, nhưng có những bộ phận bạn tuyệt đối không được dịch chuyển. Do đó, nếu gia chủ không có nhiều kiến thức, thì hãy tham khảo phương án từ chuyên gia có kinh nghiệm.

5. Không thể gỡ bỏ cột trụ của ngôi nhà

Phần cột trụ là vô cùng quan trọng, nó được thiết kế nhằm chống lại các lực ép từ trên xuống, đảm nhận nhiệm vụ nâng đỡ chính cho toàn bộ ngôi nhà. Thông thường, trụ được đặt lên móng, có mối liên kết chặt chẽ với móng, làm thành một thể thống nhất chống đỡ cho công trình. Vì vậy, cột trụ được nhận định là bộ phận chịu lực chính trong công trình.
Chính vì điều này, bạn không được loại bỏ các cột trụ một cách ngẫu nhiên. Bởi nó có thể khiến các tầng trên bị sụt lún, ảnh hưởng đến an toàn của ngôi nhà cũng như người sử dụng.
Việc loại cột trụ một cách ngẫu nhiên có thể khiến gây sụt lún trong quá trình cải tạo ngôi nhà
Như vậy, cải tạo kết cấu nhà là một công việc vô cùng khó khăn và phức tạp, đòi hỏi bạn phải có những kiến thức cần thiết. Do đó, nếu không chắc chắn trong quá trình sửa chữa, bạn đừng ngại liên hệ tới Trường Thắng để được hỗ trợ nhanh chóng nhất!

Tiêu chuẩn về kết cấu móng nhà

Để xây dựng về kết cấu móng nhà 1 tầng an toàn và chất lượng, thì cần phải tuân thủ một vài nguyên tắc bao gồm:

Biện pháp thi công và các bước thực hiện khâu làm nền móng cần được phối hợp nghiên cứu và khảo sát cùng các bên làm công trình ngầm, xây dựng đường sá và các công tác khác được lưu ý trong quá trình thực hiện “chu trình không” (Chu trình không là chuỗi các công việc bao gồm đào hố móng, xây dựng nền, xây dựng móng và lấp đất lại)
Việc lựa chọn phương án thi công nền cần phải cân nhắc giữa các số liệu khảo sát địa chất đã thu thập trong quá trình thiết kế công trình. Và cần thực hiện khảo sát và nghiên cứu bổ sung nếu phát hiện số liệu trong thiết kế không giống với điều kiện thực tế.
Các vật liệu, cấu kiện, bộ phận kết cấu dùng cho xây dựng nền móng phải phải đáp ứng được những yêu cầu về thiết kế, thỏa mãn các điều kiện do tiêu chuẩn Nhà nước và điều kiện kỹ thuật tương ứng đã đặt ra.
Công tác xây nền móng cần được kiểm tra kỹ thuật bởi các chủ đầu tư, của cơ quan đặt hàng đối với các bộ phận có kết cấu quan trọng đã hoàn thành riêng và có lập các biên bản nghiệm thu trung gian cho các bộ phận đó.
Khi móng được xây dựng trong các loại điều kiện địa chất đặc biệt như đất lún, đất đắp,… hoặc móng của các công trình quan trọng. Thì phải tổ chức theo dõi chuyển vị và biến dạng của móng và công trình trong từng thời kỳ xây dựng. Các đối tượng theo dõi và phương pháp đo được quy định trong thiết kế có tính toán chi phí cần thiết để đặt các mốc đo và thực hiện quá trình theo dõi.