Kết cấu sàn là gì và đặt điểm của nó

Kết cầu sàn được gặp chủ yếu trong các tòa nhà cao tầng. Nó cũng được gặp trong mặt cầu, bến cảng, nắp và đáy bể nước…

Đặc điểm chủ yếu của kết cấu sàn  là nó ở vị trí nằm ngang (có thể nghiên chút ít), chụi các tải trọng thẳng đứng (theo phương vuông góc với mặt sàn).

Kiểm tra sàn trước khi đổ bê tông

Kết cấu sàn được tựa lên các kết cấu đỡ (gối tựa) theo phương pháp đứng là tường, cột, khung. Dưới tác dụng của tải trọng đứng kết cấu sàn làm việc chụi uốn.

Trong nhà nhiều tầng kết cấu sàn còn làm nhiệm vụ vách cứng nằm ngang để tải trọng gió lên các kết cấu chụi lực chính là các khung, vách cứng đứng và lõi cứng. Khi nhà bị lún không đều gây ra uốn tổng thể cho nhà, kết cấu sàn còn bị kéo hoặc bị nén theo phương dọc hoặc ngang nhà do sự uốn tổng thể đó. Kết cầu sàn cũng còn có thề chụi nội lực phát sinh do thay đổ nhiệt độ.

Khi thiết kế kết cầu sàn chủ yếu chỉ tính toán với tải trọng thẳng đứng. Việc để kết cấu sàn làm làm được nhiệm vụ vách cứng ngang, chụi ảnh hưởng của lún không đều và thay đổi nhiệt độ thường được giải quyết bằng các biện pháp cấu tạo.

 

Cần xây nhà tường 10 hay tường chịu lực nhà ở?

Xậy tường 10 là gì, có nên xây nhà tường 10? tường 10 hay thường gọi là tường con kiến là tường có độ dày 110mm có tác dụng như (một tấm lá chắn) đóng vai trò bao che, thường làm tường ngăn chia không gian bên trong nhà giúp tiết kiệm diện tích cho gia đình.  Tường tiếp giao với ngoài trời mới cần tường dày 220mm (hay gọi là tường chịu lực) bao với nhà khung bằng bê tông cốt thép mục đích để chống thấm và cách nhiệt.

ƯU ĐIỂM CÓ NÊN XÂY NHÀ TƯỜNG 10:

-Khối lượng bê tông nhẹ

– Tường 10 thường có khả năng thoát nhiệt nhanh

-Thi công nhanh

-Đỡ tốn kém tiết kiệm chi phí đầu tư và tiết kiệm diện tích.

NHƯỢC ĐIỂM KHI XÂY NHÀ TƯỜNG 110MM:

Có nên xây nhà tường 10 có khả năng chống nóng, chống ồn của tường 110mm thường có hạn chế là chống ẩm kém, hay bị thấm nước và bị rạn nứt, xuống cấp nhanh không đảm bảo về mặt an ninh.

Xây nhà tường 10 chỉ sử dụng cho các ngôi nhà có khối lượng xây ít tầng, khối lượng nhẹ và có bức tường xung quanh được các nhà khác che chắn xung quanh.

Đối với các trường hợp nhà xây tường 10 nếu một trong các ngôi nhà xung quanh mà đào móng thì sẽ vô cùng nguy hiểm đến sự an toàn của ngôi nhà, nhiều ngôi nhà vì tường yếu sẽ dẫn đến hiện tượng nhà bị sập.

Xây nhà tường 10 nhưng các cột phải làm bằng bê tông cốt thép nhằm thu tải trọng của ngôi nhà xuống các cột và khi đó tường 110mm là thường bao quanh không có nhiều lực tác dụng lên nó.

Hiện nay, điều kiện và diện tích đất ở chật chội và phải xây tiết kiệm bằng cách xây chồng tầng có nên xây nhà tường 10 khi gia đình muốn cao nhiều công năng sẽ không thể xây bằng tường 110mm khi đó nên xây nhà tường chịu lực (tức tường 220m) kết cấu dầm sàn phải liên kết với nhau một cách chắc chắn và sẽ đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

 

Ví dụ kiểm tra tường 10 xây như thế nào: xem khối xây đặc sẽ bao gồm gạch và vữa, mạch vữa ngang dày 12mm, dọc dày 10mm và coi khối xây tường có kích thước là cao 1m, dày 0,2m, dài 5m.

NHƯỢC ĐIỂM CÓ NÊN XÂY NHÀ TƯỜNG CHỊU LỰC

Thời gian thi công chậm, tốn kém cả nhân công và cả nguyên vật liệu hơn (xi măng, cát, sỏi..)

Đặc biệt đối với nhà diện tích nhỏ nếu xây tường nhà 220mm sẽ chiếm nhiều diện tích.

Tường 10 chỉ đ bạn đưa ra sẽ kéo dài được tuổi thọ của công trình hơn. Ngày xưa người ta không có điều kiện nên mới phải xây tường 20 để chịu lực còn bây giờ bê tông tốt nên không còn ai xây tường 20 nữa để chịu lực nữa mà ta đổ cột để chịu lực chính.

Có thể xây tường 10 không vấn đề gì cả có nên xây nhà tường 10 vì tường không phải là điểm phải chịu lực. Xây tường nhỏ sẽ tiết kiêm được diện tích. Chúng tôi cũng đã từng thi công rất nhiều công trình nhà cao tầng với tường 10 vì diện tích bề ngang nhà quá hẹp.

Các loại cốp pha xây dựng phổ biến hiện nay

Ngày nay trong lĩnh vực xây dựng có rất nhiều loại cốt pha như: cốt pha thép, cốt pha nhôm, cốt pha gỗ, cốt pha nhựa tổng hợp, cốt pha phủ film… tuy nhiên sẽ có 4 loại cốt pha chính, phổ biến thường sử dụng là:

– Cốt pha thép định hình:  Làm từ chất liệu thép, gia công từ những khung thép định hình (thép u, thép hộp…). Loại cốt pha này thường gia công diện tích nhỏ do trọng lượng lớn. Khi lắp ghép cũng cần nhiều nhân sự để tạo thành hệ cốt chắc chắn vũng chãi cho công trình.

 

– Cốt pha gỗ tự nhiên: làm từ những thanh gỗ tự nhiên ghép lại với nhau tạo thành hệ cốt pha. Thông thường gỗ sẽ được xử lý để tạo thành mặt phẳng. Cốt pha gỗ tự nhiên hay sử dụng cho các công trình xây dựng nhà cấp 4 hoặc nhà từ 1 tới 2 tầng và ở vùng nông thôn.

– Cốt pha nhựa tổng hợp: chế tạo từ vật liệu tổng hợp, sản xuất trên dây chuyền công nghiệp. Vì thế nên cốt pha đạt chuẩn kích thước rất cao, có nhiều kiểu dáng lực chọn

+ Cốt pha nhựa tổng hợp có những đặc tính giống với cốt pha gỗ công nghiệp nhưng nhẹ hơn về trọng lượng. Cốt pha nhựa tổng hợp có thể dùng lại nhiều lần trong các môi trường khác nhau do khả năng tái sử dụng được nhiều lần.

+ Hiện nay, cốt pha nhựa tổng hợp chưa được sử dụng rộng rãi ở nước ta do chi phí sản xuất tốn kém, giá thành nhập liệu, sức chạnh tranh chưa cao.

– Cốt pha gỗ công nghiệp: được chế tạo từ gỗ công nghiệp đã qua xử lý, đảm bảo tính chất hóa học, cơ lý đồng đều. Bề mặt gỗ phẳng nên quá trình ghép nhanh hơn, chống dính tốt hơn do được phủ lớp phim cứng. Nhưng nhược điểm của cốt pha gỗ công nghiệp là tuổi thọ thấp, không thích hợp thời tiết nóng ẩm.

 

Yêu cầu thiết kế kết cấu nền móng là gì?

Có nhiều yêu cầu thiết kế mà kết cấu móng cần phải đáp ứng để thực hiện đầy đủ chức năng và phục vụ mục đích của nó. Ví dụ, nó phải đủ mạnh để giảm thiểu độ lún chênh lệch và phải có khả năng hỗ trợ và chuyển tổ hợp các tải trọng khác nhau một cách an toàn như tải trọng chính, tải trọng phụ, tải trọng môi trường và các tải trọng đặc biệt như động đất mạnh đến lớp đất dưới bề mặt.

Độ lún của nền móng cần phải được kiểm soát trong giới hạn chịu đựng được quy định bởi các tiêu chuẩn áp dụng để ngăn ngừa hư hỏng kết cấu hoặc vỡ kết cấu chức năng của tòa nhà. Hơn nữa, độ sâu của móng phải phù hợp để tránh các chuyển động bất lợi của nền đất như co lại, nở và đóng băng. Ngoài ra, nó phải có đủ các yếu tố an toàn chống lại các lực có xu hướng gây trượt kết cấu móng.

Hơn nữa, do tiếp xúc trực tiếp với đất nên móng phải chịu được sự tấn công của các tác nhân xâm thực trong đất dưới bề mặt. Cuối cùng, nền móng về cơ bản giữ cấu trúc lên để nó không bị chìm trong nền đất hỗ trợ.

Yêu cầu thiết kế nền móng

  1. Nền, bao gồm cả đất và đá bên dưới, phải an toàn chống lại sự cố kết cấu có thể dẫn đến sụp đổ. Ví dụ, nền móng của một tòa nhà chọc trời phải chịu được trọng lượng lớn của tòa nhà bên trên trên một đế tương đối hẹp mà không có nguy cơ bị lật.
  2. Trong suốt thời gian sử dụng của công trình, nền không được lắng xuống làm hư hỏng kết cấu hoặc làm suy giảm chức năng của nó.
  3. Nó phải đủ cứng để giảm thiểu độ lún chênh lệch đặc biệt khi các tải chất chồng được phân bố không đồng đều.
  4. Nền móng phải khả thi cả về kỹ thuật, kinh tế và thực tế để xây dựng mà không ảnh hưởng xấu đến tài sản xung quanh.
  5. Khả năng chống đỡ và chuyển tải trọng chết tổng hợp, tải trọng sống, tải trọng ngang như gió và động đất lên đất dưới mặt một cách an toàn theo một trong những yêu cầu thiết kế chính nhất.
  6. Độ sâu của móng phải đủ để tránh bị lật và bảo vệ tòa nhà khỏi bị hư hại hoặc co giãn của lớp đất dưới đáy. Khả năng chịu lực của đất tốt ở độ sâu vừa đủ.
  7. Kết cấu nền móng phải được thiết kế sao cho có đủ độ an toàn để chống lại các tải trọng đặc biệt trong tương lai, ví dụ như động đất và quá tải.
  8. Nó phải chống lại sự tấn công từ các chất hóa học trong đất. Các vật liệu độc hại khác nhau như sunfat có thể có trong nước ngầm và đất làm xấu nền bê tông. Sự tấn công của sunfat thường có thể được bù đắp bằng cách sử dụng xi măng kháng sunphat, nhưng ngay cả điều này cũng không phải là một giải pháp thay thế hoàn hảo cho vấn đề trừ khi được thực hiện đầy đủ trong việc đổ bê tông, bằng cách rung và đóng rắn.

 

Biện pháp giảm ảnh hưởng chấn động đóng cọc đến công trình lân cận

Biện pháp giảm ảnh hưởng chấn động do đóng cọc nhằm bảo vệ các công trình lân cận bằng đất đắp được kiến nghị và trình bày trong bài báo. Kết quả nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm nhằm khẳng định tính khả thi của biện pháp cũng được trình bày.

Giam-anh-huong-chan-dong

Phân tích chỉ dẫn kỹ thuật bảo dưỡng bê tông đúng cách tại công trình

Đặt thù khí hậu Việt Nam là nóng ẩm cùng với sự biến thiên lớn của nhiệt độ, độ ẩm không chỉ trong tháng, mà thậm chí trong ngày ảnh hưởng rất lớn sự hình thành cấu trúc của bê tông khi đóng rắn.

3_Bao_duong_be_tong_V1

Đường kính của cọc khoan nhồi là bao nhiêu?

Cọc khoan nhồi có yêu cầu khá đặc biệt là chiều dầy lớp bê tông bảo vệ lớn và trong móng trụ mố cầu đường bộ phải chụi tải trọng nén và uốn lớn, nếu dùng cọc khoan nhồi có đường kính nhỏ dưới 0.8m thì hiệu quả  làm việc của cốt thép chủ khi cọc chịu uốn chụi hạn chế nhiều vì cốt thép nằm quá gần tải trọng tâm tiết diện. Điều này hạn chế nhiều tới khả năng chụi tải của cọc theo vật liệu. Do đó đối với móng cọc dùng cho cầu đường bộ, tốt nhất nên dùng loại có đường kinh 0.8m như khuyến nghị của tiêu chuẩn Trung Quốc, Nhật, Pháp.

Khối lượng sắt cho 1m2 sàn bê tông nhà dân dụng

Để tính được chính xác nhất khối lượng sắt thép tốn trong quá trình xây dựng, cần phải dựa vào từng đặc điểm riêng biệt của công trình như độ lún, độ chịu lực,…

Bên dưới là bảng giá trị tính toán cơ bản cho tường cấu kiện trong công trình mà bạn cần tính toán, các bạn có thể tham khảo thêm cho mình :

  • Cấu kiện Móng : 100 -120 kg sắt/m3.
  • Cấu kiện Sàn : 120kg – 150kg sắt/m3
  • Cấu kiện Cột : 170k -190kg sắt/m3 với nhịp <5m và 200kg – 250kg sắt/m3 với nhịp >5m.
  • Cấu kiện Dầm : 150kg – 220kg sắt/m3.
  • Cấu kiện Vách : 180kg – 200kg sắt/m3.
  • Cấu kiện Cầu thang : 120 – 140kg/m3.
  • Cấu kiện Lanh tô, sênô : 90kg – 120kg/m3.

Quy trình ép cọc bê tông cốt thép

Quy trình ép cọc bê tông cốt thép

Bước 1:

– Đầu tiên cần tiến hành ép cọc C1, phải cực kì thận trọng khi dựng cọc vào các giá đỡ cọc để sao cho mũi cọc phải hướng về đúng vị trí của bản thiết kế, phương thẳng đứng của cọc không được nghiêng ngả đi hướng nào.

– Đầu trên của các thanh cọc ép phải được gắn vào các thanh định hướng của những thiết bị máy móc. Nhằm đảm bảo được về phương hướng và độ an toàn trong quá trình thi công ép cọc.

– Áp lực tăng một cách chậm dần đều để cọc C1 xuyên sâu vào trong lòng đất.

– Trong những trường hợp bị lỗi kĩ thuật, thanh cọc ép có thể bị nghiêng thì cần phải ngay lập tức dừng lại và căn chỉnh phù hợp nhất.

* Yêu cầu:

Lực ép của thiết bị phải đảm bảo các tác dụng sao cho đúng dọc trục tâm khi công nhân ép từ đỉnh cọc và tác dụng dần đều lên các mặt bên của cọc khi được ép, không gây ra bất kì một lực ngang nào lên cọc.

Các thiết bị máy móc khi tham gia quá trình ép cọc cần phải có người kiểm định thường xuyên về mọi mặt trong công tác chuẩn bị trước khi thi công. Để đảm bảo sự an toàn lao động cho người khi thi công.

Bước 2:

– Khi xong các bước 1 đến bước này chúng ta cần tiến hành ép các cọc ép tiếp theo (C2 nối tiếp với C1) đến độ sâu của thiết kế kết cấu móng nhà.

– Cần phải kiểm tra các bề mặt của hai đầu các đoạn cọc, sửa chữa phải thật bằng phẳng. Không chỉ vậy cần kiểm tra các mối nối và lắp dựng đoạn cọc vào đúng vị trí ép, sao cho tâm của đoạn cọc trùng với trục đoạn mũi cọc, độ nghiêng thì không được quá 1%.

– Gia tải lên cọc một lực ngay tại mặt được tiếp xúc, tiến hành hàn nối theo quy định của bản thiết kế kết cấu của móng nhà.

– Sau đó lại tiếp tục ép cọc C2, cần tăng dần áp lực để cọc xuyên vào lòng đất với vận tốc không quá 2cm/s.

– Trong quá trình thi cong không nên dừng mũi cọc trong đất sét dẻo cứng quá lâu, nó sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến các mối hàn ép.

– Một khi độ nén tăng đột ngột thì có nghĩa là mũi cọc xuyên đến các lớp đất đã cứng hơn, lúc này cần giảm tốc độ ép cọc để cọc có thể xuyên từ từ vào lớp đất cứng và giữ lực ép trong phạm vi được cho phép.

Những hiện tượng có thể sẽ bắt gặp phải khi lực nén bị tăng đột ngột:

– Mũi cọc xuyên vào lớp đất đá khiến chúng bị cứng hơn.

– Mũi cọc gặp phải các vật cản trong quá trình thi công.

– Thậm chí cọc có thể bị xiên, mũi cọc tì vào gờ nối của các cọc liền kề.

Khi chúng ta gặp phải những hiện tượng như trên, nhà thầu cần phải báo cho đơn vị thiết kế để có biện pháp xử lý nhanh và đúng nhất.

Bước 3:

Khi đoạn cọc cuối cùng đã được ép khi đến mặt đất, thiết bị máy móc đã được dựng đoạn cọc lõi thép chụp vào đầu cọc rồi thì tiếp tục ép cọc đến độ sâu của bản thiết kế.

Bước 4:

Sau khi ép cọc xong tại một vị trí đã xác định, cần phải chuyển ngay hệ thống máy móc thiết bị đến các vị trí tiếp theo trong bản thiết kế để tiếp tục ép cọc khác.

Lúc này chỉ cần tiến hành công việc ép cọc giống như khi ép cọc (C1) ở bước đầu tiên đầu tiên.

Nguyên tắc bố trí thép dầm giao nhau

Bố trí thép dầm giao nhau sẽ giúp tiết kiệm chi phí dành cho chủ đầu tư khi thi công khó khăn và phức tạp. Chủ đầu tư cần đảm bảo các nguyên tắc bố trí thép dầm để có lựa chọn phương án tốt nhất. Khi cốt thép chịu momen dương tại phần giữa nhịp, uốn một số thanh trên gối bao nhiêu thì sẽ có bấy nhiêu thanh thẳng.

Trong thi công cần phối hợp bố trí thép, không nên làm 1 lần. Cần phải thực hiện vài phương án để giúp tìm được cách bố trí hợp lý nhất.  Khi dùng cốt thép có gờ đầu mút có thể để thẳng hoặc uốn neo gập vào. Khi các đầu mút bị lẫn vào các thanh khác thì dùng một móc nhọn để đánh dấu nhận biết.

Các cốt thép dọc phải được neo chắc chắn vào gối tựa. Đầu mút của các thanh tròn dùng trong khung cần được uốn móc vòng. Đầu mút có thể thẳng, khi cần có thể uốn gập 90 độ hoặc 135 độ. Việc neo cốt thép cần xác định các tiết diện có momen lớn trong từng đoạn dầm. Để tiết kiệm có thể cắt bớt 1 số thanh không cần thiết. Thông thường nên xác định cắt lý thuyết cần tiến hành xác định khả năng chịu lực của các tiết diện dầm.

Khi uốn cốt thép cần xác định điểm đầu ở trong vùng kéo và điểm cuối trong vùng nén. Các vùng này thuộc thanh cốt thép đáng dùng để chịu lực momen. Việc bố trí cốt thép trong dầm cần tuân thủ theo bản vẽ thi công cốt thép của dầm do các đơn vị thiết kế thực hiện. Tuy nhiên đơn vị thi công xây dựng có thể thực hiện khi có bản vẽ kĩ thuật trước đó.

Lưu ý khi thực hiện nguyên tắc bố trí thép cột

Đối với bố trí cột cho công trình hay nhà cao tầng có thể chịu động đất thì cần phải cẩn thận. Xem xét 2 đầu mỗi đoạn cột có thể bố trí đai dày nó sẽ giúp tăng độ dai cho cột khi xả ra các khớp dẻo. Việc thực hiện bố trí theo cách này giúp cột đai tăng độ dẻo dai tránh đổ vỡ.

Phần chiều dài của thép cột được bố trí đai tối thiểu thì cần làm bằng với giá trị lớn nhất. Thực hiện các giá trị là xác định chiều cao của tiết diện cột và phải bằng 1/6 lần so với chiều cao thông thủy của cột.