Các giải pháp về móng trong thiết kế và thi công công trình

Trong lĩnh vực xây dựng nói chung và thiết kế kết cấu công trình nói chung, một giải pháp hoàn hảo về móng luôn là một trong những mối quan tâm và ưu tiên số một của người kỹ sư kết cấu, bởi lẽ trong toàn bộ kết cấu chung của ngôi nhà thì phần móng chính là bộ phận quan trọng nhất, có ảnh hưởng và quyết định trực tiếp tới sự bền vững, tính ổn định, thời gian sử dụng, công năng sử dụng, chi phi xây dựng, … của toàn bộ công trình.

CÁC GIẢI PHÁP VỀ MÓNG TRONG THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG CÔNG TRÌNH

Móng hay móng nền chính là kết cấu kỹ thuật xây dựng nằm ở vị trí dưới cùng của công trình xây dựng, có chức năng trực tiếp tải trọng của công trình vào nền đất, đảm bảo cho công trình chịu được sức ép trọng lực của các tầng, lầu cũng như khối lượng của toàn bộ công trình. Dưới đây là một số giải pháp móng phổ biến được sử dụng nhiều nhất hiện nay trong thiết kế kết cấu và thi công công trình:

Phương án móng nông

Móng nông là giải pháp móng cực kỳ phổ biến tại Việt Nam hiện nay với chi phí thi công rất hợp lý, thường được áp dụng đối với các công trình có quy mô vừa và nhỏ (dưới 5 tầng). Móng nông có thể tận dụng tối đa khả năng làm việc của các lớp đất phía trên cùng, thích hợp với những địa điểm thi công với điều kiện địa chất công trình có các lớp đất sét hoặc sét pha ở trạng thái từ dẻo cứng cho đến cứng, đáp ứng bề dày đủ lớn từ 5m – 7m. Chiều sâu chôn móng nông phổ biến từ 0.5m – 3m, phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như bề dày lớp đất lấp, sự phân bố của đất yếu, hay chiều sâu mực nước dưới đất, ….

Phương án móng cọc ép, cọc đóng

Khi phương án móng nông không thể đáp ứng được yêu cầu về mặt kỹ thuật (biến dạng nhiều, không ổn định) hay trong trường hợp chi phi phí xử lý đất nền khi thi công móng nông quá tốn kém, thì phương án móng cọc ép, cọc đóng là một giải pháp thay thế hữu hiệu. Đây là loại móng gồm có các cọc và đài cọc, được sử dụng để truyền tải trọng của cả công trình xuống lớp đất tốt đến tận sỏi đá nằm ở phía dưới sâu công trình. Trên thực tế thi công, người ta có thể đóng, hạ những cây cọc rất lớn xuống các tầng đất rất sâu, qua đó làm tăng đáng kể khả năng chịu tải trọng lớn cho móng.

Phương án móng cọc khoan nhồi

Giải pháp móng cọc khoan nhồi hiện nay được áp dụng chủ yếu đối với các công trình nhà cao tầng (thường cao trên 10 tầng). Tuy nhiên, phương pháp cọc khoan nhồi lại có chi phí thi công khá tốn kém (cao hơn nhiều so với phương án cọc ép) nên chủ đầu tư, kỹ sư thiết kế kết cấu cũng như các bên liên quan thường cân nhắc hết sức kỹ lưỡng khi quyết định áp dụng giải pháp móng này. Trên thực tế, móng cọc khoan nhồi sẽ là giải pháp không thể thay thế đối với trường hợp phương án cọc ép hoặc cọc ép không thể đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật.

Đối với các công trình nhà cao tầng, tải trọng truyền xuống một cột thường rất lớn, và nếu áp dụng móng cọc ép thì số lượng cọc cần sử dụng sẽ là rất nhiều và kích thước đài cọc cũng rất lớn. Nếu mặt bằng móng đủ rộng để có thể bố trí đài cọc và không ảnh hưởng đến các hạng mục hạ tầng, phương án móng cọc ép là hoàn toàn hợp lý. Tuy nhiên, các công trình nhà cao tầng hiện đại hiện nay với tầng hầm, bể nước ngầm, hệ thống cấp thoát nước, bể phốt, cùng hạ tầng kỹ thuật khác chiếm khoảng không gian khá đáng kể nên việc áp dụng móng cọc ép là gần như không thể. Vì lẽ đó, phương án móng cọc khoan nhồi là giải pháp duy nhất với sức chịu tải cao hơn và diện tích móng cũng nhỏ hơn nhiều.

Tùy thuộc từng điều kiện địa chất, điều kiện kỹ thuật và thi công cụ thể mà người kỹ sư thiết kế kết cấu dựa trên những thông số kỹ thuật cụ thể và các tính toán chính xác sẽ đưa ra một giải pháp móng và hệ chịu lực chính tối ưu cho từng công trình. Tuy nhiên, để có thể làm được điều này, ngoài việc tính toán chính xác, nghiên cứu hồ sơ địa chất kỹ lưỡng, người kỹ sư cũng cần có rất nhiều kinh nghiệm thực tế cũng như chuyên môn vững vàng mới có thể tìm ra được một phương án tối ưu, an toàn và tiết kiệm.

Tính ổn định của cần trục tháp (chống lật)

Để cần trục làm việc an toàn, phải đảm bảo cho chúng đứng vững (ổn định), cần tránh trước bất kỳ trường hợp nào có thể làm cho chúng bị lật đổ, kể cả các trường hợp đặt tải bất lợi nhất.

Hệ số ổn định bản thân của cần trục theo quy định hiện hành của Việt Nam là: k2 ≥ 1,15.

Đối với cần trục di động quay toàn vòng, phải kiểm tra tính ổn định của cần trục khi mở máy hoặc phanh cơ cấu quay, để tránh cho cần trục không bị lật dưới tác dụng của các lực quán tính.

Tóm lại, hệ số ổn định k theo quy định hiện hành của Việt Nam là k ≥ 1,15.

 Một số mâu thuẫn giữa tính năng kỹ thuật cần cẩu tháp với nhu cầu thi công và cách giải quyết

a. Nhu cầu tiến độ vượt quá năng suất của cần cẩu

Mâu thuẫn này có nhiều biện pháp giải quyết: tăng thời gian làm việc trong một ca hoặc tăng số ca làm việc trong một ngày (có thể giải quyết được 110% đến 300% nhu cầu). Sử dụng công cụ hỗ trợ như thang tải, tời nâng hàng, bơm bê tông… và các phương tiện vận chuyển nằm ngang trên cao. Chọn cần cẩu khác có năng suất phù hợp;

b. Mâu thuẫn giữa tính năng kỹ thuật cần cẩu tháp và nhu cầu thi công

Trong thực tiễn thi công, về tính năng kỹ thuật của cần cẩu tháp thường gặp hai loại mâu thuẫn cơ bản trên và có ba cách giải quyết như sau:

* Cách 1: Về tổng thể, tính năng kỹ thuật của cần cẩu tháp phù hợp yêu cầu thi công, nhưng bị hạn chế bởi một vài nguyên nhân (như vị trí của cần cẩu tháp cố định không thể xê dịch hoặc có chướng ngại vật không thể tránh được…), ở góc cạnh xa nhất trong mỗi tầng nhà có một hay một số điểm cẩu vượt quá năng lực cẩu định mức của cần cẩu tháp .

Gặp loại mâu thuẫn này, thường có mấy biện pháp khắc phục: thay đổi thiết kế, giảm nhỏ kích thước, giảm trọng lượng cấu kiện để không vượt quá trọng lượng cẩu định mức. Việc này thực hiện được, nhưng phiền hà và tốn kém, đồng thời phải được sự đồng ý của đơn vị thiết kế; Đổi việc đúc sẵn thành đổ tại chỗ và thiết kế thùng chứa vật liệu đặc biệt để không vượt quá trọng lượng cẩu định mức. Tìm cách nâng cao năng lực cẩu để thích ứng yêu cầu cẩu lắp.

Trong các biện pháp trên thì biện pháp nâng cao năng lực cẩu là tốt nhất.

* Cách 2: Trong thực tiễn thi công, do đặc thù của thiết kế cẩu tạo kiến trúc, yêu cầu độ cao tầng nhà tương đối lớn, có thể xuất hiện mâu thuẫn về nhu cầu độ cao nâng cẩu phần trên không đáp ứng được, tùy trọng lượng cẩu, mô men cẩu, tầm với cùng các tham số khác của cần cẩu tháp kiểu chạy ray vẫn thoả mãn yêu cầu sử dụng. Cách giải quyết mâu thuẫn đó là: đổi dùng loại cẩu tháp khác thích hợp với công trình; Đổi kiểu chạy trên ray bằng cần cẩu tháp kiểu neo, bố trí một đường neo chặt để tăng tổng chiều cao của móc cẩu.

* Cách 3: Thông qua việc tiếp cao thân tháp để tăng thêm chiều cao nâng cẩu sẵn có của tháp, từ đó dùng sức người để đẩy vật cẩu đến vị trí cần thiết. Lực đẩy được tính toán và được tra theo chương trình được lập sẵn.

Ưu, nhược điểm và phạm vi ứng dụng của kết cấu thép

Kết cấu thép chính là kết cấu chịu lực của các công trình xây dựng được cấu tạo và thiết kế bởi thép. Bởi rất nhiều những đặc tính hữu ích riêng có, kết cấu thép được các kỹ sư thiết kế kết cấu đặc biệt tin dùng và sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp xây dựng hiện nay, đặc biệt đối với các công trình có quy mô lớn như nhà máy, xí nghiệp, nhà xưởng, ….

Ưu điểm của kết cấu thép:

– Trọng lượng nhẹ

– Tính kín, không thấm nước

– Tính cơ động trong vận chuyển, lắp ráp.

– Có khả năng chịu lực lớn và độ tin cậy cao.

– Tính công nghiệp hóa cao.

 

Nhược điểm của kết cấu thép:

– Chịu lửa kém

– Có thể bị xâm thực, hư hỏng bởi các tác động từ môi trường bên ngoài như nhiệt độ, thời tiết, độ ẩm. Và để khắc phục điều này, những công trình xây dựng có sử dụng kết cấu thép thường được bao phủ bên ngoài bởi lớp sơn bảo vệ, chống gỉ thép

– Giá thành ở mức khá cao so với 1 số loại vật liệu thô khác như sắt hay gỗ, …

Phạm vi ứng dụng của kết cấu thép:

Kết cấu thép được đánh giá có tính ứng dụng rất cao với phạm vi ứng dụng vô cùng rộng rãi và thích hợp hơn cả khi áp dụng cho các công trình lớn, đòi hỏi độ bền cao, có thể kể đến như:

– Nhà công nghiệp, nhà máy, nhà xưởng, xí nghiệp:

Thông thường, khung nhà công nghiệp được cấu tạo toàn bộ bằng thép trong khi nhà cao, cần trục nặng có thể được làm từ hỗn hợp cột bê tông cốt thép, dàn, và dầm thép.

– Cầu đường bộ, đường sắt:

Thường áp dụng cho các hạng mục nhịp vừa, nhịp lớn, với thời gian thi công gấp rút. Đáng chú ý là cầu treo bằng thép có thể vượt nhịp lên đến trên 1000m.

– Nhà nhịp lớn:

Đây là những loại công trình đặc biệt có đặc điểm nhịp khá lớn từ 30 – 40m như nhà thi đấu thể dục thể thao, nhà triển lãm, trung tâm biểu diễn, nhà chứa máy bay, …, dùng kết cấu thép là hợp lý nhất. Đặc biệt, đối với những trường hợp nhịp đặc biệt lớn hơn 100m thì kết cấu thép gần như là sự lựa chọn duy nhất.

– Khung nhà nhiều tầng, nhất là các loại nhà kiểu tháp ở thành phố. Hơn nữa, những công trình với độ cao trên 15 tầng thì việc sử dụng kết cấu thép có lợi hơn rất nhiều so với bê tông cốt thép.

– Kết cấu tháp cao như cột điện, ăng ten, tháp khoan dầu, …

– Kết cấu bản như bể chứa dầu, các thiết bị lò cao của nhà máy hóa chất, nhà máy hóa dầu.

Tiêu chí đánh giá chất lượng dịch vụ tư vấn thiết kế công trình

Có thể nói rằng chưa bao giờ số lượng các doanh nghiệp, đơn vị hoạt động trong lĩnh vực thiết kế kết cấu công trình tại nước ta lại nhiều như tại thời điểm hiện tại. Đây thực sự được coi là một tín hiệu cực kỳ tốt cho thấy bước phát triển mới trong ngành công nghiệp xây dựng tại Việt Nam theo hướng chuyên môn hóa, hiện đại và chuyên nghiệp hơn. Tuy nhiên, thực tế này cũng đặt ra không ít những sự băn khoăn nhất định cho khách hàng và người sử dụng dịch vụ nói chung khi đứng trước quá nhiều sự lựa chọn về đơn vị cung cấp dịch vụ.

Không giống như nhiều loại hình dịch vụ thông thường khác, tư vấn thiết kế kết cấu có mối có mối liên hệ mật thiết với sự an toàn, bền vững, công năng sử dụng lâu dài, tính thẩm mỹ của toàn bộ công trình, theo đó, nhân tố chất lượng, uy tín, tính trách nhiệm, chuyên nghiệp luôn là những yêu tố tiên quyết để lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ kết cấu đối với bất kỳ ai trong chúng ta. Vậy, dựa vào những tiêu chí và đặc điểm quan trọng nào để chúng ta có thể đánh giá được chất lượng sản phẩm của một đơn vị tư vấn thiết kế công trình nào đó có thực sự tốt hay không?

An toàn: Đây là đặc điểm then chốt và chung nhất mà tất cả các sản phẩm thiết kế kết cấu đều bắt buộc phải đạt được
Tôn trọng tính thẩm mỹ và chức năng của kiến trúc: một sản phẩm thiết kế kết cấu tốt luôn cần kết hợp cùng chủ trương kiến trúc của kiến trúc sư ngay từ giai đoạn đầu, vì vậy đảm bảo chắc chắn rằng phương án kết cấu sẽ hoàn toàn đạt được sự phù hợp nhất có thể với ý đồ kiến trúc tổng thể và chi tiết của công trình.

Bền đều, hợp lý, hài hòa, tối ưu: đây là đặc điểm mà giúp tối thiểu hóa toàn bộ chi phí và giá thành xây lắp thô.
Phù hợp với công nghệ thi công: trên thực tế, công nghệ thi công tại từng thời điểm khác nhau và từng địa điểm khác nhau đều luôn tồn tại những sự khác biệt nhất định, do đó, một giải pháp thiết kế kết cấu tốt luôn cần chứa đựng sự phù hợp với công nghệ thi công tại thời điểm thi công, và mang tính địa phương.
– Tiến độ thiết kế hợp lý: một giải pháp kết cấu tốt, ngoài việc đảm bảo yếu tố kỹ thuật cũng cần đáp ứng tiêu chí thời gian và tiến độ đối với khách hàng của mình.

Năm tiêu chí trên đây chính là những yếu tố cực kỳ quan trọng quyết định chất lượng sản phẩm thiết kế kết cấu của có thực sự tốt hay không. Đó cũng chính là những đặc điểm nổi bật nhất.

Những quy trình khi lắp đặt cần trục tháp

Việc lắp đặt các kết cấu thép và khung nhà thường liên quan tới các công việc trên cao cũng như dễ dẫn đến tai nạn ngã cao. Số thương vong trong những công việc lắp đặt kết cấu thép chiếm tỷ lệ cao nhất so với toàn bộ các công việc khác của ngành xây dựng. Vì thời gian làm việc tại mỗi vị trí trong lắp đặt kết cấu thép tương đối ngắn nên các giàn giáo rất ít khi được sử dụng. Nhiều công nhân lắp đặt do quá vững tin vào sự an toàn của bản thân, đã tiến hành công việc trong những tình huống nguy hiểm một cách không cần thiết.

Một chiếc cần trục thông dụng trong xây dựng

1. Lập thiết kế:

Người công nhân phải nắm vững những nguyên tắc về an toàn trước khi làm công việc  lắp dựng kết cấu thép. Những vấn đề về an toàn phải được chú trọng ngay từ khi thiết kế. Người lập thiết kế phải kinh qua thực tế công trường và hiểu biết những vấn đề có liên quan đến lắp dựng kết cấu thép như vị trí mối nối, khả năng đến được chổ nối, việc cố định sàn công tác, tải trọng liên quan tới công suất nâng của cần trục v.v… Nhà thiết kế phải cung cấp đầy đủ thông tin cho nhà thầu lắp đặt về những điều cần chú ý để đảm bảo sự ổn định của cấu trúc trong quá trình thi công. Ngược lại, nhà thầu phải đứ ra phương án lắp đặt để người thiết kế thông qua. Phương án thi công an toàn phải chỉ ra những khó khăn và rủi ro có thể có ảnh hưởng tới quy trình lắp đặt.

2. Giám sát:

Vì nhà sản xuất và người lắp đặt thường thuộc về những công ty khác nhau nên cần có người giám sát các công việc là người của nhà thầu chính để đảm bảo việc thực hiện các thủ tục, kiểm tra, giám định, kể cả việc đưa ra những yêu cầu và thay đổi.

3. Công tác chuẩn bị:

Việc lắp đặt kết cấu thép thường diễn ra ngay từ khâu đầu tiên của dự án, trước khi công trường được thu dọn và bố trí ngăn nắp; các loại vật liệu trên công trường vẫn còn năm ngổ ngang hoặ được di chuyển một cách lộn xộn. Điều đó gây khó khăn không nhỏ cho người qua lại, các phương tiện giao thông và các máy nâng chuyển. Để tạo điều kiện di chuyển tốt cho các phương tiện này cũng như cho các giàn giáo tháp hoặc di động, cần ưu tiên xây dựng trước phần bê tông của tầng nền, lối đi lại và những nền kê cứng vững. Điều đó cũng có tác dụng tạo ra một công trường ngăn nắp và sạch sẽ. Cần bố trí mặt bằng kho bải chứa vật liệu sao cho xe cơ giới hoặc máy nâng chuyển có thể dễ dàng tiếp cận mà không sợ va đụng.

Cần chỉ rõ trọng lượng vật nâng, đánh dấu những điểm có thể ngoắc dây cáp của cần cẩu vào để nâng vật đó nhằm tạo điều kiện an toàn cho hoạt động của các máy nâng chuyển, công nhân bốc vác hay cần trục. Nếu điều kiện cho phép thì nên gá thêm các tay cầm vào vật nâng.
Phải luôn theo dõi dự báo thời tiết dể có kế hoạch làm việc thích ứng. Chú ý khi có gió mạnh, không nên sử dụng cần trục hoặc cho phép công nhân làm việc trên những khung thép hoặc trên những bề mặt ẩm ướt.

Chốt định vị có vai trò rất quan trọng song lại thương bị đánh giá thấp. Chỉ cần những sơ xuất khi định vị, căn chỉnh và cân bằng sẽ dẫn tới mất ổn định công trình lắp đặt. Cần kiểm tra kỷ lưỡng trước khi bắt đầu tiến hành công việc. Khi bắt đầu xây dựng, cần xiết thêm nhiều bu lông vào những nơi tải nặng và phải có những cột chống gia cố đề phòng công trình có thể sập đổ. Nhiều sự cố sập đổ là do nguyên nhân thiếu cột chống hoặc di chuyển công trình khỏi vị trí cân bằng đả được bố trí trong thiết kế. Trong kế hoạch lắp dựng phải tính đủ số nhân lực, cột chống,dây giằng hay vật nổi cần thiết.

 

Đặc điểm thiết kế móng cọc trong nền đất lún sụt (lún ướt)

Khi khảo sát địa chất công trình tại vị trí xây dựng có đất lún sụt, phải xác định loại đất với các trị số riêng và trị số tối đa khả dĩ về độ lún sụt của đất do trọng lượng bản thân (nếu có đất đắp phải tính cả trọng lượng đất đắp).
Cùng với việc khảo sát đất bằng cách khoan cần tiến hành đào thêm các hố khảo sát để lấy đất nguyên khối.

Khi nghiên cứu quy luật địa chất thuỷ văn về mực nước ngầm ở hiện trường đất ngậm nước và đưa ra dự báo về sự biến động khả dĩ của nó khi thi công và sử dụng công trình, cần dự báo khả năng làm ướt đất dưới tác dụng của các yếu tố khác nhau.

Các đặc trưng cơ lý, trong đó có các đặc trưng về cường độ và biến dạng của cả đất lún sụt cần được xác định ở trạng thái ẩm tự nhiên và bão hoà hoàn toàn. Cần xác định độ lún sụt tương đối của đất trong điều kiện ngấm nước. Loại nước này lưu thông tuần hoàn theo nhiệt độ và các hợp chất hóa học trong phạm vi các công trình xây dựng và công trình liền kề.

Khi thiết kế móng cọc trong điều kiện đất lún sụt loại II với độ lún của đất do trọng lượng bản thân lớn hơn 30 cm, theo nguyên tắc cần phải có dự kiến dùng các biện pháp chuyển đổi đất loại II thành loại I bằng cách đào hoặc lèn đất như làm ướt đất từ trước, làm ẩm đất bằng gây nổ, đầm sâu bằng cọc đất hay những biện pháp khác. Các biện pháp kể trên phải đảm bảo khử lún tầng đất do trọng lượng bản thân của nó trong phạm vi diện tích nhà hoặc công trình sẽ chiếm dụng với khoảng cách bằng một nửa chiều dày tầng đất lún bao quanh nhà hoặc công trình

Một số đặc điểm đập bê tông đầm lăn

Đập đất có ưu điểm thi công nhanh, song khối lượng lại lớn, độ bất định về vật liệu cao hơn đập bê tông, đập cao ít được áp dụng. Đập bê tông truyền thống có ưu điểm khối lượng nhỏ so với đập đất, độ bất định thấp hơn, song thi công bằng thủ công, tiến độ rất chậm đặc biệt công trình có khối lượng lớn gặp nhiều khó khăn.
Đập bê tông đầm lăn kết hợp ưu điểm của đập đất về công nghệ thi công, ưu điểm của đập bê tông truyền thống về mặt kết cấu đập.

Ưu điểm :
– Do kế thừa công nghệ thi công cơ giới của đập đất nên đập bê tông đầm lăn có ưu điểm lớn là thi công nhanh, hiệu quả kinh tế cao so với thi công thủ công ở đập bê tông truyền thống. Áp dụng công nghệ này sẽ đẩy nhanh được tiến độ thi công, công trình sớm đưa vào khai thác vận hành, hiệu quả kinh tế sẽ lớn hơn nhiều so với đập bê tông truyền thống. Những công trình có khối lượng bê tông lớn là sở trường của công nghệ BTĐL.
– Do sử dụng ít nước trong hổn hợp bê tông nên lượng dùng xi măng trong hổn hợp BTĐL nhỏ. Yếu tố này làm cho nhiệt lượng thuỷ hoá trong khối BTĐL nhỏ hơn nhiều so với bê tông truyền thống. Theo đó vấn đề khống chế nhiệt độ không phức tạp như đập bê tông truyền thống và càng phức tạp hơn đối với đập cao, vì phải sử dụng hệ thống ống làm lạnh bên trong thân đập, ngoài các biện pháp hạ nhiệt hổn hợp bê tông bên ngoài.

Nhược điểm :
– Các mặt tiếp xúc giữa các lớp đổ nếu kiểm soát không chặt chẽ sẽ ảnh hưởng đến khả năng chống thấm của đập. Tuy nhiên vấn đề này cho đến nay đã được giải quyết khá triệt để: (1) trong thiết kế đã bố trí lớp chống thấm thượng lưu và lớp bê tông biến thái ở phía thượng lưu bê tông chống thấm; Sau khi đập hoàn thành mặt thượng lưu đập được xử lý bằng 1 lớp chống thấm dạng kết tinh (Xypex hoặc Krystol); Sau lớp bê tông chống thấm là hệ thống tiêu nước trong thân đập. (2) Trước khi thi công đã tiến hành thí nghiệm đầm nện hiện trường để xác định thông số đầm nện, quy trình thi công, thời gian khống chế để không được phát sinh khe lạnh ở 2 lớp tiếp giáp…

III. VẤN ĐỀ ÁP DỤNG CÔNG NGHỆ BÊ TÔNG ĐẦM LĂN VÀO ĐIỀU KIỆN VIỆT NAM :

1. Thành tựu áp dụng công nghệ BTĐL trên thế giới:

Năm 1961 có đê quây tường tâm của đập Thạch Môn ở Đài Loan Trung Quốc và năm 1975 ở Pakistan trong công việc sữa chữa các công trình, cũng dùng phương pháp trên để thi công. Đây là lần sớm nhất ở các đập cục bộ xuất hiện bê tông đầm lăn.
Đến năm 1980 – 1984 ở Nhật Bản, Anh, Mỹ cũng đã xây dựng xong các đập bê tông đầm lăn
Năm 1986 – 1989 ở Trung Quốc xây dựng xong các đập bê tông đầm lăn Khang Khẩu Cầu Thiên Sinh, Long Môn Than, Phan Gia Khẩu v.v…
Qua quá trình phát triển đến nay đã hình thành 3 trường phái chính về công nghệ BTĐL trên thế giới : Mỹ, Nhật, Trung Quốc. Mặc dầu công nghệ BTĐL được áp dụng muộn hơn so với các nước phương Tây, song đến nay Trung Quốc với sự nổ lực và sáng tạo, đã trở thành đầu đàn trên thế giới về công nghệ BTĐL này, thể hiện qua các yếu tố sau:

– Số lượng đập BTĐL được xây dựng nhiều nhất so với các nước trên thế giới.
– Số lượng đập cao được xây dựng nhiều nhất so với các nước trên thế giới. Đập cao nhất đã nghiên cứu cao gần 200m – đập Long Than.
– Cường độ thi công đạt cao nhất thế giới ( thể hiện tính cơ giới hoá cao)
– Đã phát minh ra bê tông biến thái theo đó đã đưa tỷ lệ (BTĐL:Tổng khối lượng bê tông đập) lên cao nhất thế giới. Trình độ thiết kế đập BTĐL được thể hiện thông qua tỷ lệ này. Tỷ lệ càng cao thể hiện trình độ càng cao.
– Lần đầu tiên trên thế giới đã áp dụng công nghệ BTĐL vào đập vòm trọng lực và ngay cả vòm mỏng.

Tiêu chuẩn chọn cẩu trong thi công nhà cao tầng

Vấn đề khó khăn mà thi công nhà cao tầng cần phải giải quyết là: Cao trình và khối lượng vận chuyển thẳng đứng lớn, lưu lượng dày đặc; quy cách, số lượng vật liệu xây dựng và thiết bị lớn, công nhân lên xuống nhiều, lưu lượng đi lại cao; thời gian thi công gấp, mặt trận công tác phức tạp, nặng nề… Vì vậy để thi công nhà cao tầng được thuận lợi và đạt hiệu quả kinh tế cao, phải giải quyết tốt những khó khăn trên. Một trong những vấn đề mấu chốt là lựa chọn máy móc và công cụ thi công chính xác, thích hợp và sử dụng chúng một cách hợp lý , trong đó cần cẩu tháp là quan trọng nhất, quyết định tới tiến độ thi công công trình. Để sử dụng tốt cần cẩu tháp khi thi công xây dựng nhà cao tầng ở Việt Nam, cần quan tâm những vấn đề sau:

1. Chọn các thông số kỹ thuật cơ bản của cần cẩu tháp

Thông số kỹ thuật cần thiết khi chọn cẩu gồm: sức nâng, mô men cẩu, tầm với, chiều cao nâng móc cẩu lớn nhất, khả năng vượt dốc của cần trục, trọng lượng cần trục, tốc độ làm việc của cần trục tháp. Những thông số kỹ thuật cần thiết khi chọn cẩu sao cho phù hợp với điều kiện làm việc cụ thể.

2. Lựa chọn cần cẩu tháp

Các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn cẩu tháp gồm: hình dáng mặt bằng, số tầng, chiều cao mỗi tầng; tổng khối lượng; tiến độ thi công; điều kiện nền móng và khu vực thi công, điều kiện giao thông hiện trường, cung ứng phục vụ cẩu của đơn vị và các yêu cầu hiệu quả kinh tế khác. Để chọn cần cẩu tháp hợp lý nhất cần tuân thủ các bước sau:

Bước 1: Căn cứ đặc điểm của công trình, khối lượng và công nghệ thi công để chọn loại cẩu.

Bước 2: Chọn đúng máy cẩu theo chế độ làm việc.

Bước 3: Chọn các thông số kỹ thuật của máy cẩu cho phù hợp với điều kiện làm việc thực tế.

Bước 4: So sánh các chỉ tiêu kinh tế – kỹ thuật để chọn cần cẩu thoả mãn yêu cầu.

a. Chọn thông số kỹ thuật hợp lý

Các thông số kỹ thuật chủ yếu của cần cẩu tháp là: bán kính, chiều cao nâng cẩu, sức cẩu, mô men cẩu và tốc độ công tác.

* Bán kính (R): khi lựa chọn chú ý tới 2 vấn đề: chiều dài tính toán, diện tích của mặt trận công tác cẩu tháp. Nhà có hình dáng đơn giản chỉ cần bố trí một cần cẩu tháp tự nâng, nhưng nếu nhà có hình dáng lớn, phức tạp mà thời hạn lại gấp thì cần bố trí hai chiếc hoặc nhiều hơn.

* Sức cẩu (Q): sức cẩu định mức tối đa khi tầm với tối đa rất quan trọng, với nhà bê tông đổ tại chỗ, dựa vào trọng lượng tối đa của thùng bê tông và yêu cầu khi tầm với tối đa để xác định sức cần cẩu cần, thường lấy bằng 1,5 – 2,5 tấn; Với nhà tấm lớn lắp ghép toàn bộ, sức cẩu khi biên độ tối đa lấy trọng lượng tấm tường ngoài tối đa, với nhà kết cấu thép lấy trọng lượng của kết cấu nặng nhất làm căn cứ tính toán.

* Mô men cẩu (MT): với nhà cao tầng bê tông cốt thép, mô men cẩu khi tầm với tối đa và với nhà cao tầng thép, mô men cẩu khi trọng lượng cẩu tối đa phải phù hợp yêu cầu thi công.

* Chiều cao cẩu (H): chiều cao cẩu là một tham số chính quan trọng, khi các tham số khác lý tưởng, tính năng kỹ thuật ưu việt nhưng chiều cao cẩu không hợp lý, vẫn không đạt yêu cầu. Chọn chiều cao cẩu cho cần cẩu để thi công cũng như tham số tầm với phải thông qua vẽ sơ đồ và tính toán để xác định.

* Tốc độ làm việc: gồm: Tốc độ nâng, hạ hàng; Tốc độ quay cần trục; Tốc độ di chuyển; Tốc độ thay đổi tầm với và kích thước bao.

Thông số kỹ thuật ảnh hưởng nhiều đến việc chọn và bố trí tổng mặt bằng thi công, đến năng suất ca máy, còn rất quan trọng đối với công tác an toàn lao động. Vì thế khi lựa chọn cẩu tháp, cần tìm hiểu toàn diện và so sánh tham số tốc độ công tác của cần cẩu.

b. Năng suất ca máy cần cẩu tháp

Năng suất ca máy P của cần cẩu tháp thường tính toán theo công thức:

P = 8 * Q * n * Kq * Kt (T/ca)

Trong đó:

Q – Sức nâng của cần cẩu tháp; n – số lần cẩu trong một giờ

Kq – Hệ số lợi dụng trọng lượng định định mức của cần cẩu tháp, Kq < 1

Kt – Hệ số lợi dụng thời gian công tác: xét về thời gian gián đoạn kỹ thuật khi lập biện pháp tổ chức thi công, do công nghệ thi công và do yêu cầu của mặt trận công tác hoặc do yếu tố môi trường, Kt < 1.

c. Sử dụng hợp lý cần cẩu tháp

* Cần cẩu tháp tự nâng đứng cố định:

Ưu điểm: phù hợp với mọi hình dáng kiến trúc và nhu cầu thay đổi chiều cao tầng; Không ảnh hưởng đến việc điều độ thi công; Lắp ráp, tháo dỡ thuận lợi; không trở ngại tầm nhìn và thao tác của người điều khiển máy và năng suất cao.

Bất lợi gồm: Ảnh hưởng trang trí mặt ngoài của công trình; Cần nhiều đốt thân tháp tiêu chuẩn và một số trang thiết bị neo nhất định, làm tăng giá thành và chi phí cho mỗi ca máy.

* Cần cẩu tháp kiểu leo trong:

Nhược điểm là để lại lỗ hổng sau khi tháo cẩu phải gia cường và lấp lại, ảnh hưởng đến việc bố trí thi công trong nhà; Tháo lắp phức tạp, chi phí tháo dỡ lớn; Tầm nhìn của người lái máy bị vướng, không lợi cho việc nâng cao hiệu suất của cẩu.

Ưu điểm là chiếm ít không gian thi công, rất phù hợp với hiện trường chật hẹp; Có thể dùng các tầm với nhỏ để thi công bình thường; Giá thành hạ, chi phí cho một ca máy rẻ (tiết kiệm khoảng 25 – 40%); Tiết kiệm được số lượng đốt thân tháp.

Vì thế, đối với nhà cao tầng từ 18 – 25 tầng, khi hình dáng đơn giản, diện tích tầng nhà không lớn, chọn cần cẩu tháp leo trong để thi công. Đối với loại nhà 25 – 30 tầng, về mặt hiệu quả kinh tế mà xét, thì việc chọn cần cẩu tháp kiểu leo trong để thi công là cách chọn tốt nhất.

3. Vị trí đặt cần cẩu tháp

Vị trí đặt cần cẩu tháp hợp lý phải thoả mãn các yêu cầu: tầm với và sức cẩu để thi công nền móng, thi công bộ phận trên mặt đất và phải kể đến tầm với và sức cẩu dự trữ; Có đường đi vòng, tiện cho ô tô, cần cẩu bổ trợ khác đi vào hiện trường; Vị trí đặt cẩu tháp phải gần cầu dao điện; Phải trừ lại không gian đủ rộng cho việc tháo dỡ cẩu và vận chuyển phụ kiện ra khỏi công trường; Nếu đồng thời lắp 2 cần cẩu tháp, phải chú ý phân chia điện công tác, đồng thời phải có biện pháp đề phòng cản trở lẫn nhau cũng như tai nạn lao động. Ngoài ra khi chọn vị trí đặt cần cẩu còn phải cân nhắc giữa phương án chạy trên ray hay cố định.

4. Kết cấu nền mòng cho cần cẩu tháp

* Kết cấu nền móng đường ray cho cần cẩu tháp chạy trên ray.

Nền móng đường ray cho cẩu phải được tính toán cẩn thận và cần thực hiện nghiêm ngặt các điểm sau: nền móng đường ray qua chỗ đất yếu phải được gia cố thích hợp. Nền móng ở chỗ tháp dừng cố định cần lèn, đầm một cách đặc biệt, đồng thời gia cố bằng các lớp bê tông với bề dày phù hợp để tránh lún không đều; Khi dựng tháp, phải đảm bảo cự ly và không gian an toàn giữa móng đường ray và mép hố móng của công trình; Phải có biện pháp thoát nước, đảm bảo nước rút hết ngay sau khi mưa.

* Kết cấu móng bê tông cho cẩu tháp đứng cố định

Cẩu tháp kiểu cố định có lắp giá để đi lại dùng các khối bê tông cốt thép làm móng lắp ghép, khi không lắp giá để đi lại thì phải dùng móng bê tông cốt thép toàn khối.

Khi lắp cẩu tháp cạnh hố móng sâu, cần xác định vị trí của móng cẩu một cách thận trọng và phải trừ một mái dốc đầy đủ.

5. Neo giữ cần cẩu tháp tự nâng đứng cố định

Cần cẩu tháp tự nâng đứng cố định, phải neo chặt vào công trình khi độ cao thân tháp vượt quá 30 – 40 m. Sau khi lắp đặt kết cấu neo thứ nhất xong, khi thân tháp tăng cao mỗi đợt từ 14 – 20m cần neo 1 lần vào công trình. Mỗi cần cẩu neo cần phải có 3 – 4 điểm neo trở lên.

Bố trí các điểm neo, thiết kế và bố trí hệ các thanh neo, là một yêu cầu quan trọng. Khi lắp đặt thiết bị neo, nên lợi dụng gián đoạn thi công để tiến hành công việc, thiết bị neo phải tuyệt đối giữ vị trí nằm ngang và góc nghiêng tối đa của các thanh neo ≤ 10o.

6. Kích nối cao, nâng leo và tháo dỡ cần cẩu tháp tự leo

* Kích nâng nối cao cần cẩu tháp

Kích nâng và nối cao của cẩu tháp kiếu neo: kích nâng và nối cao của cẩu tháp kiểu đeo theo cần bố trí vào khoảng thời gian gián đoạn trong dây chuyền thi công.

Kích nâng và nối cao của cẩu tháp kiểu leo trong: cần cẩu tháp kiểu leo trong thông thường nâng leo hai tầng nhà một lần.

* Tháo dỡ cần cẩu tháp

Tháo dỡ cần cẩu tháp kiểu neo: Việc tháo dỡ cần cẩu tháp tiến hành ngược lại so với quá trình nối cao.

Tháo dỡ cần cẩu tháp kiểu leo trong: là một công đoạn phức tạp và phải thao tác trên cao nên gặp nhiều khó khăn, vì vậy cần thực hiện chu đáo cẩn thận.

7. Tính ổn định của cần trục tháp (chống lật)

Để cần trục làm việc an toàn, phải đảm bảo cho chúng đứng vững (ổn định), cần tránh trước bất kỳ trường hợp nào có thể làm cho chúng bị lật đổ, kể cả các trường hợp đặt tải bất lợi nhất.

Hệ số ổn định bản thân của cần trục theo quy định hiện hành của Việt Nam là: k2 ≥ 1,15.

Đối với cần trục di động quay toàn vòng, phải kiểm tra tính ổn định của cần trục khi mở máy hoặc phanh cơ cấu quay, để tránh cho cần trục không bị lật dưới tác dụng của các lực quán tính.

Tóm lại, hệ số ổn định k theo quy định hiện hành của Việt Nam là k ≥ 1,15.

8. Một số mâu thuẫn giữa tính năng kỹ thuật cần cẩu tháp với nhu cầu thi công và cách giải quyết

a. Nhu cầu tiến độ vượt quá năng suất của cần cẩu

Mâu thuẫn này có nhiều biện pháp giải quyết: tăng thời gian làm việc trong một ca hoặc tăng số ca làm việc trong một ngày (có thể giải quyết được 110% đến 300% nhu cầu). Sử dụng công cụ hỗ trợ như thang tải, tời nâng hàng, bơm bê tông… và các phương tiện vận chuyển nằm ngang trên cao. Chọn cần cẩu khác có năng suất phù hợp;

b. Mâu thuẫn giữa tính năng kỹ thuật cần cẩu tháp và nhu cầu thi công

Trong thực tiễn thi công, về tính năng kỹ thuật của cần cẩu tháp thường gặp hai loại mâu thuẫn cơ bản trên và có ba cách giải quyết như sau:

* Cách 1: Về tổng thể, tính năng kỹ thuật của cần cẩu tháp phù hợp yêu cầu thi công, nhưng bị hạn chế bởi một vài nguyên nhân (như vị trí của cần cẩu tháp cố định không thể xê dịch hoặc có chướng ngại vật không thể tránh được…), ở góc cạnh xa nhất trong mỗi tầng nhà có một hay một số điểm cẩu vượt quá năng lực cẩu định mức của cần cẩu tháp .

Gặp loại mâu thuẫn này, thường có mấy biện pháp khắc phục: thay đổi thiết kế, giảm nhỏ kích thước, giảm trọng lượng cấu kiện để không vượt quá trọng lượng cẩu định mức. Việc này thực hiện được, nhưng phiền hà và tốn kém, đồng thời phải được sự đồng ý của đơn vị thiết kế; Đổi việc đúc sẵn thành đổ tại chỗ và thiết kế thùng chứa vật liệu đặc biệt để không vượt quá trọng lượng cẩu định mức. Tìm cách nâng cao năng lực cẩu để thích ứng yêu cầu cẩu lắp.

Trong các biện pháp trên thì biện pháp nâng cao năng lực cẩu là tốt nhất.

* Cách 2: Trong thực tiễn thi công, do đặc thù của thiết kế cẩu tạo kiến trúc, yêu cầu độ cao tầng nhà tương đối lớn, có thể xuất hiện mâu thuẫn về nhu cầu độ cao nâng cẩu phần trên không đáp ứng được, tùy trọng lượng cẩu, mô men cẩu, tầm với cùng các tham số khác của cần cẩu tháp kiểu chạy ray vẫn thoả mãn yêu cầu sử dụng. Cách giải quyết mâu thuẫn đó là: đổi dùng loại cẩu tháp khác thích hợp với công trình; Đổi kiểu chạy trên ray bằng cần cẩu tháp kiểu neo, bố trí một đường neo chặt để tăng tổng chiều cao của móc cẩu.

* Cách 3: Thông qua việc tiếp cao thân tháp để tăng thêm chiều cao nâng cẩu sẵn có của tháp, từ đó dùng sức người để đẩy vật cẩu đến vị trí cần thiết. Lực đẩy được tính toán và được tra theo chương trình được lập sẵn.

Đào đất bằng phương pháp thuỷ lực

Phương pháp này sử dụng hợp lý khi nước lấp đầy hố móng, với chiều sâu ít nhất 3m. Trong suốt quá trình xói và hút nước ra khỏi hố móng, phải luôn giữ cho mức nước hố móng đủ ngập đầu ống hút, khi cần thiết phải bơm thêm nước vào hố móng. Chỉ nên dùng phương pháp xói hút để đào đất đến cách cao độ thiết kế 0,3 -:- 0,5m. Đất sỏi chặt và đất sét pha cát được đào bằng ống hút thuỷ lực và máy hút bùn. Khi xói nước làm tơi đất ra để hút, áp lực của vòi phụt nước phải đạt đến 9 atmôtphe, lưu lượng nước phải đạt đến 90m3/giờ. Năng suất của ống hút thuỷ lực vào khoảng 6 -:- 12m3 đất/giờ, thiết bị bơm dâng bằng khí nén vào khoảng 2 -:- 4m3 đất/giờ. Chiều sâu ngập trong nước của bộ phận buồng trộn được xác định trên cơ sở lượng 1m3 bùn dâng lên độ cao h nhỏ nhất là 1,8m khi chiều sâu nhỏ nhất.

Công trình cao tầng chống gió như thế nào?

Công trình cao tầng giống như một cái cây vô cùng cao lớn, ảnh hưởng của áp lực gió với nó rất lớn, đối với những công trình cao 50 tầng trở lên, khả năng chống gió của nó trở thành một trong những vấn đề nan giải chủ yếu trong quá trình thiết kế. Theo thống kê, khoa học sử dụng kết cấu thép để chống lại sức gió thì vật kiến trúc phải dùng nhiều nguyên liệu, khoảng một nửa tổng lượng thép tiêu hao. Có thể thấy, trên công trình, lựa chọn phương thức kết cấy và tạo hình chống gió hợp lý có ý nghĩa kinh tế quan trọng, việc chống đỡ sức gió của nhà cao tầng chính là giải quyết vấn đề này.

Tạo hình của công trình cao tầng rất phong phú, thường có hình chữ nhật, hình trụ vuông, hình trụ tròn, hình tam giác, hình thoi, hình ba lá… thường thấy nhất là kiến trúc hình chữ nhật, được gọi là kiến trúc tấm, nó giống như một tấm gỗ hình chữ nhật, mặt chịu gió tương đối rộng, không có lợi cho chống gió, do đó không nên xây quá cao. Để cải thiện tính năng chống gió cho công trình kiến trúc tấm, có thể độ dày phần giữa của nó sẽ tăng lên trở thành hình thoi, cũng có thể làm cho mặt phẳng uốn lượn thành hình cung, như vậy có thể tăng khả năng chống gió lên rất nhiều. Ví dụ nổi tiếng như toà thị chính Torronto ở Canada chính là hai công trình kiến trúc hình cung.

So với kiểu hình trụ vuông thì kiểu hình trụ tròn có khả năng chống gió tốt hơn, nó có thể giảm áp lực của gió xuống khoảng 40%, khách sạn quảng trường trung tâm cây đào nổi tiếng ở Atlanta, Mỹ chọn dùng hình trụ, nó là khách sạn cao nhất thế giới, còn có toà nhà mới là Khách sạn Cẩm giang ở Thượng Hải. Ngoài ra, tạo thành hình lá cây, hình chữ thập, hình xe gió… đều phỏng theo phương thức xoè ra cửa ba chân của máy chụp ảnh, rõ ràng có thể làm cho khả năng chống gió của các công trình tăng lên rất nhiều.

Tính năng chống gió trong tạo hình công trình tốt nhất là hình nón, cũng giống như kim tự tháp. Hình nón cụt đương nhiên là tốt nhất, nhưng thi công tương đối phức tạp, vì thế đa số dùng hình tháp nhọn, như toà nhà Fanmei ở San Francisco chính là hình kim tự tháp cao và mỏng, toà nhà HanKaoke ở Chicago thì không có hình chóp nhọn ở đỉnh hình thức biến hoá của nó chính là toà nhà Seatle từng là toà nhà cao nhất thế giới. Sau này lại chọn dùng tổ hợp 9 cột trụ vuông càng lên đến mặt trên thì càng ít, cuối cùng tạo thành 2 ống vuông lên đến đỉnh, vừa tránh được khó khăn lúc thi công hình chóp nhọn, lại còn đạt được mục đích có lợi đối với việc chống gió của hình chóp nhọn.

Các công trình ngoài việc chọn dùng các tạo hình chóp nhọn có lợi cho việc chống gió còn có thể chọn dùng phương thức kết cấu chống gió thích hợp. Công trình từ 20 đến 30 tầng, dùng tổ hợp của cọc và xà ngang tạo thành kết cấu khung để tiến hành chống gió. Công trình 40 ~ 50 tầng thường chọn kết cấu “khung – tường cắt”. Ví dụ nói một mặt của tấm gỗ rộng hứng gió, rất dễ bị gió thổi đổ, nhưng sau khi quay 90 độ, dùng mặt mỏng để hứng gió thì nó sẽ không thể bị đổ nữa. Cùng nguyên lý như vậy, ở giữa bê tông cốt thép hoặc cột thép làm một mặt tường từ trên xuống dưới, dùng mặt mỏng hứng gió, thì sẽ có thể tăng cường khả năng chống gió của cả công trình. Về kết cấu thì loại tường này chủ yếu chịu lực cắt, cho nên gọi là “Tường cắt lực”.

Toà nhà chọc trời trên 50 tầng thì thường phải dùng kết cấu “Kiểu ống”. Kiểu ống giống như một cái ống đậy kín, hoặc giống như một ống khói phóng đại, nó có khả năng chống gió rất ưu việt. Trên thực tế, nó chính là tổ hợp của bốn bức tường cất lực, trong nhà cao tầng có nhiều thang máy đứng, kết hợp chúng lại thì sẽ trở thành một kiểu ống chống gió rất tốt. Lúc công trình cao 70 ~ 80 tầng thậm chí là 100 tầng, 1 ống không đủ, phải làm 2 ống, 1 cái ở giữa gọi là “ống trung tâm”, 1 cái ở phía ngoài. Phương thức này gọi là kết cấu “ống trong ống”. Nếu không dùng phương pháp này cũng có thể liên hợp nhiều ống lại với nhau, giống như một bụi tre, gọi là “Bó ống”. Toà nhà Seatle nổi tiếng cũng dùng phương thức kết cấu này, khả năng chống gió là rất tốt.