Công trình cao tầng chống gió như thế nào?

Công trình cao tầng giống như một cái cây vô cùng cao lớn, ảnh hưởng của áp lực gió với nó rất lớn, đối với những công trình cao 50 tầng trở lên, khả năng chống gió của nó trở thành một trong những vấn đề nan giải chủ yếu trong quá trình thiết kế. Theo thống kê, khoa học sử dụng kết cấu thép để chống lại sức gió thì vật kiến trúc phải dùng nhiều nguyên liệu, khoảng một nửa tổng lượng thép tiêu hao. Có thể thấy, trên công trình, lựa chọn phương thức kết cấy và tạo hình chống gió hợp lý có ý nghĩa kinh tế quan trọng, việc chống đỡ sức gió của nhà cao tầng chính là giải quyết vấn đề này.

Tạo hình của công trình cao tầng rất phong phú, thường có hình chữ nhật, hình trụ vuông, hình trụ tròn, hình tam giác, hình thoi, hình ba lá… thường thấy nhất là kiến trúc hình chữ nhật, được gọi là kiến trúc tấm, nó giống như một tấm gỗ hình chữ nhật, mặt chịu gió tương đối rộng, không có lợi cho chống gió, do đó không nên xây quá cao. Để cải thiện tính năng chống gió cho công trình kiến trúc tấm, có thể độ dày phần giữa của nó sẽ tăng lên trở thành hình thoi, cũng có thể làm cho mặt phẳng uốn lượn thành hình cung, như vậy có thể tăng khả năng chống gió lên rất nhiều. Ví dụ nổi tiếng như toà thị chính Torronto ở Canada chính là hai công trình kiến trúc hình cung.

So với kiểu hình trụ vuông thì kiểu hình trụ tròn có khả năng chống gió tốt hơn, nó có thể giảm áp lực của gió xuống khoảng 40%, khách sạn quảng trường trung tâm cây đào nổi tiếng ở Atlanta, Mỹ chọn dùng hình trụ, nó là khách sạn cao nhất thế giới, còn có toà nhà mới là Khách sạn Cẩm giang ở Thượng Hải. Ngoài ra, tạo thành hình lá cây, hình chữ thập, hình xe gió… đều phỏng theo phương thức xoè ra cửa ba chân của máy chụp ảnh, rõ ràng có thể làm cho khả năng chống gió của các công trình tăng lên rất nhiều.

Tính năng chống gió trong tạo hình công trình tốt nhất là hình nón, cũng giống như kim tự tháp. Hình nón cụt đương nhiên là tốt nhất, nhưng thi công tương đối phức tạp, vì thế đa số dùng hình tháp nhọn, như toà nhà Fanmei ở San Francisco chính là hình kim tự tháp cao và mỏng, toà nhà HanKaoke ở Chicago thì không có hình chóp nhọn ở đỉnh hình thức biến hoá của nó chính là toà nhà Seatle từng là toà nhà cao nhất thế giới. Sau này lại chọn dùng tổ hợp 9 cột trụ vuông càng lên đến mặt trên thì càng ít, cuối cùng tạo thành 2 ống vuông lên đến đỉnh, vừa tránh được khó khăn lúc thi công hình chóp nhọn, lại còn đạt được mục đích có lợi đối với việc chống gió của hình chóp nhọn.

Các công trình ngoài việc chọn dùng các tạo hình chóp nhọn có lợi cho việc chống gió còn có thể chọn dùng phương thức kết cấu chống gió thích hợp. Công trình từ 20 đến 30 tầng, dùng tổ hợp của cọc và xà ngang tạo thành kết cấu khung để tiến hành chống gió. Công trình 40 ~ 50 tầng thường chọn kết cấu “khung – tường cắt”. Ví dụ nói một mặt của tấm gỗ rộng hứng gió, rất dễ bị gió thổi đổ, nhưng sau khi quay 90 độ, dùng mặt mỏng để hứng gió thì nó sẽ không thể bị đổ nữa. Cùng nguyên lý như vậy, ở giữa bê tông cốt thép hoặc cột thép làm một mặt tường từ trên xuống dưới, dùng mặt mỏng hứng gió, thì sẽ có thể tăng cường khả năng chống gió của cả công trình. Về kết cấu thì loại tường này chủ yếu chịu lực cắt, cho nên gọi là “Tường cắt lực”.

Toà nhà chọc trời trên 50 tầng thì thường phải dùng kết cấu “Kiểu ống”. Kiểu ống giống như một cái ống đậy kín, hoặc giống như một ống khói phóng đại, nó có khả năng chống gió rất ưu việt. Trên thực tế, nó chính là tổ hợp của bốn bức tường cất lực, trong nhà cao tầng có nhiều thang máy đứng, kết hợp chúng lại thì sẽ trở thành một kiểu ống chống gió rất tốt. Lúc công trình cao 70 ~ 80 tầng thậm chí là 100 tầng, 1 ống không đủ, phải làm 2 ống, 1 cái ở giữa gọi là “ống trung tâm”, 1 cái ở phía ngoài. Phương thức này gọi là kết cấu “ống trong ống”. Nếu không dùng phương pháp này cũng có thể liên hợp nhiều ống lại với nhau, giống như một bụi tre, gọi là “Bó ống”. Toà nhà Seatle nổi tiếng cũng dùng phương thức kết cấu này, khả năng chống gió là rất tốt.

Phương pháp thử động cọc như thế nào?

Phương pháp thử động truyền thống được áp dụng từ khá lâu và rất phổ biến, bằng cách dùng một loại búa có trọng lượng nhất định đóng một nhát lên cọc, cọc sẽ lún xuống, trị số độ lún gọi là độ chối của cọc. Độ chối của cọc đóng được định nghĩa là độ lún của cọc dưới một nhát búa đóng và 1 phút làm việc của búa rung (theo TCXDVN 286-2003 Đóng, ép cọc – Thi công, nghiệm thu)
Về mặt định tính, độ chối càng bé thì sức chịu tải giới hạn của cọc càng lớn và ngược lại. Sau đó đưa trị số độ chối đo được vào công thức đóng cọc để xác định sức chịu tải giới hạn. Có rất nhiều công thức đóng cọc, D.Chellis thống kê vào khoảng 38 công thức thông dụng, nguyên lý xây dựng công thức nói chung như nhau đều dựa trên điều kiện cân bằng công khi đóng cọc và lý thuyết va chạm tự do giữa hai vật thể đàn hồi là búa và cọc.

Trong số những công thức thông dụng thì nổi tiếng và chặt chẽ hơn cả là công thức của Gersevanov, đã được đưa vào trong các tiêu chuẩn thiết kế móng cọc của Liên Xô (SNIP 2.02.03-85) và Việt Nam (TCXD205:1998).

Tuy vậy, phương pháp Gersevanov còn tồn tại một số vấn đề:

Mô hình ban đầu trong phương pháp của Gersevanov dừng ở hệ thống búa – cọc trên cơ sở lý thuyết va chạm của hai vật thể đàn hồi. Lý thuyết này áp dụng cho sự va chạm tự do của hai vật thể đàn hồi, nên việc áp dụng nó cho bài toán búa – cọc (cọc lại chôn sâu trong đất) khó đưa ra kết quả phù hợp.
Khi đưa vào tiêu chuẩn thiết kế, phương pháp Gersevanov được hoàn thiện hơn, về cơ bản mô hình búa-cọc-đất nền đã thiết lập, song yếu tố đất nền xung quanh thân cọc chưa xét đến một cách đầy đủ, nhất là trong thực tế đất nền có nhiều lớp.
Theo ý kiến của Trenfimenkov : “nhiều số liệu của Liên Xô và nước ngoài chứng tỏ dùng phương pháp thử động để xác định sức chịu tải giới hạn của cọc trong đất sét là không đáng tin cậy…”; hay “mức độ tin cậy rất thấp đối với kết quả thử động bằng búa diesel là một trong những nguyên nhân mà ở Mỹ ít dùng loại búa này để thử động…” và “trị số năng lượng của búa truyền cho đầu cọc thường dưới 50% năng lượng của búa ghi trong lý lịch”, cuối cùng Trenfimenkov kết luận: “không nên xác định sức chịu tải giới hạn của cọc khi thực tế sử dụng búa diesel”.
Phương pháp thử động truyền thống không tính được sức chịu tải giới hạn cho riêng mũi và thân cọc cũng như ứng suất trong cọc khi đóng cọc, là những thông số kỹ thuật mà các nhà tư vấn lại rất quan tâm.
Phương pháp thử động truyền thống thực hiện dễ dàng ngoài hiện trường, cho kết quả nhanh, song mức độ chính xác cũng như lượng thông tin cung cấp còn hạn chế, nên chỉ mang tính chất tham khảo, sơ bộ.
Phương pháp thử động áp dụng lý thuyết truyền sóng ứng suất trong cọc Edit
Mô hình đất nền Edit
Isaacs (1931) đầu tiên chỉ ra tác động của sóng trong quá trình đóng cọc và Fox (1938) đưa ra lời giải phương trình sóng trong cọc. Tại Việt Nam, Nguyễn Thúc An (1977 & 1980) bằng phương pháp giải tích đã giải bài toán sóng ứng suất trong cọc có xét đến ma sát của đất lên thân cọc với giả thiết là phân bố đều, lực chống ở mũi cọc rất lớn và cọc không dịch chuyển trong quá trình đóng cọc.
Việc giải phương trình sóng bằng phương pháp giải tích đã mô tả được quy luật cơ bản của sóng ứng suất trong cọc, song sự phát triển của các mô hình nền với mục tiêu mô tả gần đến sự làm việc thật của nó trong quá trình đóng cọc ngày càng phức tạp dẫn đến khó nhận được kết quả bằng con đường giải tích. Phương pháp số có hiệu quả khi giải phương trình sóng trong các điều kiện mô hình nền phức tạp và phát triển mạnh mẽ khi máy tính điện tử ra đời. Có nhiều mô hình nền cho cọc của các tác giả Smith (1955, 1960, 1962), Forehand & Reese (1964), Airhart (1967), Gibson & Coyle (1968, 1970), Dayal & Allen (1975), De Reuter & Beringen (1979), Likouhi & Poskitt (1980), Holeyman (1985), Nguyễn Trường Tiến (1987) và Trần Đình Ngọc (2002). Các mô hình này có điểm chung là phản lực nền tác động lên cọc trong quá trình đóng gồm hai thành phần: lực đàn hồi dẻo (plasto-elastic) và lực nhớt (viscous). Tùy theo kết quả nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm của từng tác giả mà việc xác định hai lực này khác nhau, nhưng đều nhằm mô phỏng mối quan hệ giữa lực tác động với chuyển vị của cọc so với nền đất ở mũi và thân cọc.

Phản lực của đất nền tùy thuộc vào loại tải trọng tác động lên cọc là tải trọng tĩnh hay động. Cọc chịu tải trọng tĩnh, quan hệ giữa phản lực với chuyển vị của cọc tăng tuyến tính trong giới hạn Q (Quake). Khi chuyển vị đạt giá trị Q thì phản lực nền đạt sức kháng giới hạn RU, nếu chuyển vị vượt quá Q phản lực nền không đổi ở giá trị RU. Trường hợp cọc chịu tải trọng động (như khi đóng cọc), quan hệ giữa phản lực với chuyển vị lúc này là phi tuyến. Phản lực đất ngoài thành phần đàn hồi dẻo đặc trưng bởi hằng số đàn hồi của đất K, còn xét thêm lực nhớt được đặc trưng bởi hằng số nhớt J, lực nhớt thay đổi theo vận tốc dịch chuyển của cọc với đất nền.

Phương pháp thử động áp dụng lý thuyết truyền sóng ứng suất trong cọc có nhiều ưu điểm so với phương pháp thử động truyền thống. Phương pháp này đã được đưa vào tiêu chuẩn thí nghiệm của Mỹ ASTM D4945:1989 – Standard Test Method for High-Strain Dynamic Testing of Piles. Một số tiêu chuẩn của Việt Nam như TCXD205:1998 và TCXD206:1998 có đề cập đến phương pháp này với tên gọi phương pháp thử động biến dạng lớn PDA(Pile Driving Analyzer). Ở nước ta trong 10 năm gần đây, cùng với việc ban hành tiêu chuẩn áp dụng là xu hướng nhập các bộ thiết bị thí nghiệm có cài đặt chương trình phần mềm chuyên dụng, vừa thu thập số liệu hiện trường vừa phân tích xử lý cho ra kết quả thử cọc, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thực tiễn sản xuất.
Phương pháp thử động áp dụng lý thuyết truyền sóng ứng suất trong cọc nói chung và phương pháp thử động biến dạng lớn PDA nói riêng đều phức tạp, từ thu thập đến phân tích xử lý số liệu đòi hỏi người sử dụng ngoài sự am hiểu về thiết bị, phần mềm, còn phải có kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực cơ đất nền móng. Vì vậy, người làm công tác kiểm định đánh giá chất lượng móng cọc nhất thiết phải qua đào tạo và được cấp chứng chỉ hành nghề do các cơ sở có uy tín trong và ngoài nước cấp.

Ưu nhược điểm cọc bêtông cốt thép

Cọc bê tông cốt thép là loại cọc được dùng phổ biến nhất hiện nay. So với cọc gỗ thì cọc bê tông cốt thép có nhiều ưu điểm nổi bật là: Khả năng chịu tải trọng lớn, tiết diện và
chiều dài không bị hạn chế có thể chế tạo theo ý muốn, trong quá trình thi công có thể sử dụng cơ giới hoá được, nên chất lượng đảm bảo, điều kiện áp dụng không phụ thuộc vào tình hình nước ngầm (tuy nhiên khi dùng cọc ở nơi nước mặn cần phải chú ý đến hiện tượng ăn mòn cốt thép trong cọc. Hiện nay khắc phục hiện tượng này bằng cách quét một lớp chống thấm xung quanh cọc hoặc thêm các chất phụ gia chống ăn mòn khi chế tạo bê tông v.v…).
Tiết diện ngang của cọc đặc bê tông cốt thép thường dùng là: hình vuông, hình chữ nhật, hình tròn. Cốt thép trong cọc có hai loại là cốt thép dọc và cốt thép đai. Cốt thép dọc thường dùng loại: CT3 hoặc CT5 gồm 4 hoặc 8 thanh có đường kính Q16 -:- Q32mm. Cốt thép đai có hai loại: cốt đai vòng rời hoặc cốt đai xoắn lò xo, thép dùng loại CT3 có đường kính Q6 -:- Q8mm. Cốt thép đai ở hai đầu bố trí dày với bước là 5 -:- 10cm, đoạn giữa bố trí thưa hơn với bước là 15 -:- 20cm. Ở đầu cọc có bố trí một số lưới cốt thép tăng cường có đường kính Q6mm, kích thước ô lưới là 5 -:- 5cm. Ở đầu mũi cọc cốt thép dọc được bó lại thành đai thép. Khi vận chuyển để tránh cho cọc bị nứt cần bố trí hai móc treo cách đầu và mũi cọc một
khoảng cách (V2-1):V2 x L= 0,207L

Nhược điểm chính của cọc bê tông cốt thép là: trọng lượng quá lớn, cồng kềnh, gây khó khăn cho công tác vận chuyển và hạ cọc. Mặt khác chính do trọng lượng bản thân qúa lớn cho nên cần phải có khối lượng cốt thép lớn để phù hợp với sơ đồ chịu lực trong quá trình vận chuyển và treo cọc, mà lượng cốt thép này sẽ không cần nhiều khi cọc đã ở trong móng, tức là công trình trên móng đã được sử dụng. Kinh nghiệm thực tế cho thấy rằng trong quá trình thi công cọc, hiện tượng nứt cọc (với khe nứt 0,2 -:- 0,25mm) là hiện tượng thường hay xảy ra, ngay cả trong những trường hợp đã dùng nhiều cốt thép. Để nâng cao tính ổn định chống nứt và tiết kiệm thép người ta thường dùng cọc bê tông cốt thép dự ứng lực.

Làm thế nào để trang trí tường phòng khách?

Một bức tường trống không phải lúc nào cũng là không khí thở, nhiều lúc có thể sinh ra cảm giác lạnh lẽo thiếu điều gì đó. Và đó là lý do tại sao nó thể hiện mình như một không gian được chiếm dụng để mang lại sự độc đáo hơn và đặc sắc hơn cho không gian của bạn. Câu hỏi đặt ra là: làm thế nào chúng ta có thể can thiệp vào nó? Dưới đây, chúng tôi đã tập hợp một số ý tưởng từ các dự án khác nhau để truyền cảm hứng cho bạn.

Trang trí bằng vật liệu tái chế

Với sự sáng tạo mọi thứ đều có thể. Những gì lĩnh vực nghệ thuật gọi là làm sẵn có thể dễ dàng điều chỉnh để sử dụng trang trí trong nhà của bạn. Tìm kiếm những đồ vật thường không được coi là tác phẩm nghệ thuật và tái hiện chúng bằng cách trưng bày chúng như một yếu tố nghệ thuật có thể mang lại một yếu tố mạnh mẽ cho môi trường. Mẹo chính ở đây là can thiệp vào các yếu tố này bằng cách thêm màu mới, thay đổi kết cấu của chúng hoặc tiết lộ cách định vị chúng mới.

Trang trí thủ công:

Mang một phần của thiên nhiên và hoạt động của con người là thêm một nét văn hóa vào không gian của bạn. Tùy thuộc vào đối tượng bạn muốn, nó có thể khá phải chăng. Một số ví dụ điển hình là giỏ rơm, nón hoặc lá khô. Tất cả đều có tông màu tự nhiên, thường phù hợp với bất kỳ màu nào khác. Ngoài ra, các yếu tố thủ công mang lại một bản sắc độc đáo, vì hầu hết thời gian chúng là những tác phẩm độc đáo.

Địa thế đối với nhà đất trong hẻm

Trong đô thị, nhà mặt tiền có ưu thế của việc tiếp cận giao thông, thương mại nhưng đồng thời cũng chịu ảnh hưởng của ô nhiễm khá cao. Nhà đất ở trong hẻm khi chọn được địa thế thuận lợi không những có được môi trường sống tốt mà còn có thể triển khai sinh lợi.

Hẻm trong đô thị phần lớn khúc khiểu, xây dựng qua nhiều thời kỳ khá phức tạp, nhưng cũng có những quy luật chọn lựa địa thế tốt:

* Chiều rộng hẻm ổn định từ 5m trở lên là tốt cho xe cộ và lưu thông khí. Ði từ ngoài vào hay trong ra đều có thể quan sát thấy được đa số nhà đất của hẻm. Nền hẻm nên bằng hoặc cao hơn so với ngoài đường để tránh tù đọng nước.

* Nhà đất không nên ở cuối vị trí hẻm cụt đâm thẳng vào vì các luồng gió độc thổi thẳng dễ gây bệnh, đồng thời khi có hỏa hoạn sẽ thoát hẻm khó. Tuy nhiên khi chiều dài hẻm cụt chỉ trong khoảng 40m thì lại khá tốt, đồng thời trục nhà không thẳng với trục của hẻm thì cũng không ảnh hưởng xấu nhiều. Nhà cuối hẻm có thể khắc phục khí xấu bằng cách trồng cây.

* Nếu có điều kiện, khi mua đất trong hẻm (hoặc đường nội bộ khoảng 5m) ta nên chọn hoặc vận động cư dân xung quanh làm khoảng quay xe cuối hẻm cụt. Ðây là một hình thế tốt cho mọi lô đất kề cận vì tất cả đầu hưởng 1 Minh Ðường rộng rãi, thoáng đãng, có thể kết hợp làm khoảng cây xanh, chỗ dạo chơi . . .  Có thể trong hẻm có chỗ nhà cao nhà thấp, nhưng quan trọng là phía trước và hai bên lân cận nhà đất ta chọn đừng quá tăm tối và bị lấn át. Không nên nhô nhiều ban công vì tầm nhìn trong hẻm hạn chế hơn so với ngoài đường lớn, đồng thời cần tăng diện tích sân khi có thể: sân trước, sân sau, sân giữa hay sân thượng đều tốt cho nguồn khí và lấy thêm được nhiều dương quang (ánh sáng năng lượng mặt trời ) vào nhà.

Tầm quan trọng của thiết kế nội thất

Để biết được tầm quan trọng của thiết kế nội thất thì trước tiên, cần hiểu thiết kế nội thất là gì. Theo đó, thiết kế nội thất chính là việc tìm nhiều giải pháp thiết kế khác nhau, mang tính sáng tạo cho một không gian với mục đích vừa đẹp, vừa an toàn và nâng cao chất lượng cuộc sống. Với mỗi công trình, thiết kế nội thất có tầm quan trọng khác nhau.

Ngôi nhà chính là nơi bình yên nhất trong cuộc sống của mỗi con người. Ở đó, mọi vui buồn hay những trạng thái cảm xúc khác nhau đều được thể hiện một cách tự nhiên nhất, thoải mái nhất. Thiết kế nội thất cho ngôi nhà không chỉ là làm cho không gian sống trở nên ấn tượng, đẹp đẽ hơn mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tinh thần (tâm trạng, tình cảm) của những người sống trong nhà.

Vì thế, khi thiết kế nội thất, cần chọn những gam màu mang đến sự hài hòa, dễ chịu nhất, đồng thời sử dụng và bố trí những món nội thất sao cho hợp lý, khoa học để mọi sinh hoạt trong nhà trở nên thuận tiện, dễ dàng hơn, không gây bất cứ khó khăn, trở ngại hay sự khó chịu nào.

Đối với những công trình kiến trúc công cộng như trường học, bệnh viện, nhà hàng, quán cafe

Với những công trình công cộng, ngoài kiến trúc thì nội thất giữ vai trò quan trọng trong việc cải thiện tâm trạng, sức khỏe và tinh thần làm việc, nhất là với các bệnh viện, trường học hay văn phòng làm việc. Đơn cử như với một công ty, thiết kế nội thất đẹp sẽ làm tinh thần của nhân viên vui vẻ, phấn chấn, từ đó hiệu quả làm việc cao hơn. Đặc biệt, khách hàng cũng sẽ có thiện cảm và ấn tượng tốt hơn về công ty, từ đó hợp đồng nhiều hơn, doanh thu không ngừng tăng lên.

Thiết kế nội thất lại càng quan trọng với các cửa hàng, nhà hàng, quán café hay địa điểm vui chơi giải trí, giúp thu hút khách hàng nhiều hơn. Có thể nói, thiết kế nội thất tạo ra sự cạnh tranh lớn, cũng như thể hiện được tình trạng, khát vọng, mơ ước và thẩm mỹ của con người.

Yếu tố quan trọng trong thiết kế nội thất

– Thiết kế nội thất thường sử dụng những yếu tố như màu sắc, hoa văn, họa tiết, ánh sáng và diện tích không gian để quyết định nên chọn nội thất gì, bố trí ở đâu, kết hợp như thế nào, tạo nên một không gian đa năng (đẹp và hiệu quả).

– Quá trình thiết kế nội thất cho một không gian gồm nhiều công đoạn, từ việc lựa chọn màu sắc của đồ nội thất đến việc hoàn thiện nội thất như giấy dán tường, sàn nhà, nội thất và các vật dụng trang trí khác.

– Với mỗi không gian, mỗi công trình kiến trúc khác nhau, các nhà thiết kế sẽ có những giải pháp không giống nhau để thiết kế và thi công nhằm tạo nên một không gian hoàn hảo.

12 ý tưởng thiết kế nội thất phòng ngủ

Phòng ngủ nơi mà bạn có thể nghỉ ngơi một cách đúng nghĩa nhất, sau một giấc ngủ dài và vào buổi sáng bạn có một tinh thần minh mẫn, sáng khoái.
Chính vì vậy mà việc thiết kế phòng ngủ cũng trở nên vô cùng quan trọng.

Cho dù bạn vừa mới chuyển đến một căn nhà mới, hoặc bạn đang muốn trang trí, sắp xếp lại phòng ngủ của mình. Bạn cần một số ý tưởng độc đáo hơn để làm điều ấy, những ý tưởng sẽ đem lại sự hài lòng cho chính bạn. Bạn muốn có một phòng ngủ hiện đại nhưng không biết bắt đầu từ đâu, nhưng bạn đừng lo, đó là những trở ngại phổ biến khi mà bạn không biết về thiết kế.

Khi đến với các thiết kế hiện đại điều quan trọng ở đây chính là chức năng của nó sau đó mới là hình thức trang trí. Các thiết kế này khuyến khích việc sử dụng một số phụ kiện, nhưng không vì thế mà sắp xếp nó trở nên lộn xộn.

Việc đưa các phụ kiện và ánh sáng vào phòng ngủ là những gì bộ thiết kế này lấy làm chủ đạo và điều đó khiến nó trở nên đặc biệt và khác với các thiết kế phổ biến khác. Màu sắc tươi sáng được khuyến khích với các góc và nền nhà mầu đậm tạo nên sự nổi bật cùng với sự tươi vui. Khi sử dụng các mẫu thiết kế này, căn phòng ngủ của bạn sẽ trở nên rộng rãi, thoải mái hơn, làm phong phú trí tưởng tượng của bạn hơn.

Cấu tạo của nút khung nhà cao tầng

Nút khung giúp đảm bảo cho nhà cao tầng khi hoàn thành không bị sụp đổ dù gặp bất kỳ điều kiện xấu nào từ bên ngo

ài. Tuy nhiên trong một số trường hợp thì nút khung nằm ở vị trí giữa cột gối khớp vào móng.

Cấu tạo nút khung nhà cao tầng không quá phức tạp, nhưng lại được chia thành nhiều loại khác nhau và có tên gọi khác nhau tùy ở mỗi vị trí. Thường sẽ có các loại nút khung sau:

+ Nút khung nhà cao tầng

+ Cấu tạo chi tiết nút khung

+ Nút khung nối giữa xà ngang trên cùng và cột

Tại vị trí này sẽ chịu tác động của mô men lực khá lớn nên để tăng được độ cứng tại vị trí này, một phần thép chịu kéo của dầm cần được neo xuống cột, và một phần cốt chịu kéo của cột phải được neo vào xà ngang. Tại mỗi vị trí này không được cắt hơn hai thanh nếu lượng thép neo nhiều. Để hạn chế sự biến dạng theo chiều ngang của nút khung bê tông và truyền lực từ các cốt thép để neo vào nút thì ở trong nút cũng cần có cốt đai.

Nút khung tại vị trí xà ngang gãy khúc (mái dốc, dầm cầu thang…)
Mo men tại vị trí này là mô men dương tương ứng với lực trong cốt chịu kéo và cốt chịu nén tạo thành hợp lực hướng ra ngoài. Vì vậy nên bố trí thêm đai giằng để cốt thép không bị bật.

Nút khung liên kết cột với móng

Đây là loại nút khung chịu mô men cốt thép cột phải kéo vào móng.

Nút khung liên kết khớp cột với móng

Để hạn chế khả năng xuất hiện của mô men, có thể lấp kín bằng đệm được làm bằng sợi tẩm nhựa, hoặc giấy cứng tẩm nhựa hay miếng kim loại mềm.

Phong thủy cho nhà chung cư

Xu thế cư trú tất yếu trong đô thị hiện đại là ở nhà chung cư. Đặc trưng Trường khí chung cư là vừa tách bạch phần riêng lại vừa phụ thuộc phần chung, liên quan ảnh hưởng giữa các căn hộ của toàn khối nhà với nhau. Do đó các yếu tố Phong thủy của nhà chung cư tuy vẫn tuân theo những nguyên tắc cơ bản của nhà ở truyền thống nhưng vẫn có các khác biệt cần điều chỉnh linh hoạt.


Tận dụng không gian nhỏ làm tiểu cảnh

Chọn nhà chung cư: xem thế
Nên xem chung cư như một ngôi nhà lớn có nhiều pḥòng, nhiều tầng. Ngôi nhà ấy cần có được các thuận lợi về Phong Thủy như hướng tốt, đón gió mát, tránh nắng gắt, có khoảng lùi tương xứng với đường giao thông để giảm Xung sát bên ngoài xâm nhập vào không gian căn hộ. Cũng như một ngôi nhà độc lập, chung cư cần có khoảng Minh đường khoáng đạt ở phía trước, tốt nhất nên là một khu vực cây xanh, công viên nhỏ làm chỗ vui chơi, nghỉ ngơi cho cư dân, đồng thời là khoảng lùi, tạo tầm nh́n tốt cho người bên ngoài khi tiếp cận. Một chung cư có Phong thủy tốt cũng nên có khoảng cách hài ḥa giữa các khối nhà, cần tránh hình thành vùng Sơn xuyên (khe hẹp tạo gió hút do nhà cao tầng làm quá gần nhau).

Chọn hướng nhà chung cư
Hướng của chung cư là hướng thẳng góc với mặt cửa ra vào chính của chung cư, các lối giao tiếp khác được coi là hướng phụ. Chung cư có mặt dài quay về hướng nam hoặc lân cận nam sẽ đón được gió mát và ánh sáng ổn định (mặt phía bắc). Các cạnh ngắn (đầu hồi) quay về hướng xấu sẽ giúp giảm thiểu căn hộ bên trong chịu ảnh hưởng nắng tây và gió nóng. Đối với những chung cư bị phơi mặt dài ra phía đông tây, cần có giải pháp che chắn như tạo hành lang hay lam che nắng. Khi các dăy chung cư nằm kề nhau cần chú ý đến độ lệch của khối nhà để không cản gió và che khuất tầm nhìn. Căn hộ tốt là căn hộ có cửa sổ các pḥòng quay mặt ra hướng tốt, có những điều kiện sinh môi hợp với gia chủ. Những chung cư cũ dùng hành lang giữa kéo dài thường rất hay bị tối tăm và gió lùa. Chú ý cửa sổ của các căn hộ không nên nhìn vào căn hộ khác (tầm nhìn xuyên thấu và gió lùa xuyên pḥòng) mà nên bố trí nhìn được ra cảnh quan bên ngoài.

Chọn theo Nhân Khẩu Trạch Mệnh
Khi chọn mua căn hộ chung cư, các yếu tố cần quan tâm là sự thông thoáng, tầm nhìn, tiện ích… sau đó tùy theo nhân, khẩu mỗi gia đình mà phân bố pḥòng ốc hợp với đặc tính và mệnh trạch của các thành viên cư trú. Thông thường diện tích căn hộ không rộng răi để làm nhiều pḥòng riêng như nhà phố độc lập, do đó mỗi căn hộ cần tận dụng tối đa các diện tích chung(như pḥòng khách – bếp có thể kết hợp làm không gian ăn – sinh hoạt chung – giải trí… ). Trường khí của căn hộ được quyết định bởi các không gian chung này. Sau không gian chung (mang tính Động – Dương ) cần bố trí tiếp đến các không gian riêng (Tĩnh – Âm ) trên nguyên tắc cân bằng Âm Dương và tránh ngăn chia quá nhiều gây ngột ngạt.

Phong thuỷ với cầu thang, bậc tam cấp

Cầu thang rất quan trọng trong giao thông theo trục đứng của ngôi nhà. Từ lâu nay, người phương đông quan tâm không những về tiện nghi sử dụng mà cả về những điều kiêng, kỵ, lành dữ của cầu thang theo phong thuỷ học…
Theo quan niệm phong thủy, cầu thang là điểm khởi đầu dẫn luồng khí trong lành đến các phòng sinh hoạt của toàn bộ căn nhà. Vì thế điểm khởi đầu của cầu thang trong nhà phải sáng sủa, thông thoáng, và được đặt vào cung “lành”, hướng tốt. Một điều rất cần thiết là số bậc của mỗi tầng, cũng như của cầu thang, tính từ bậc thứ nhất đến bậc kết thúc phải rơi vào cung “Sinh” trong vòng tuần hoàn “Sinh”, “Lão”, “Bệnh”, “Tử” như các nhà phong thuỷ vẫn quan tâm. Vì thế, tổng số bậc cầu thang là bậc lẻ (21, 17…).

Được như vậy sẽ đảm bảo không những thuận tiện về sinh hoạt, đồng thời cũng mang lại cho chúng ta cảm giác yên tâm, thoải mái trong ngôi nhà của mình. Số lượng bậc thang được tính từ bậc thứ nhất cho tới điểm kết thúc (chiếu tới, hành lang). Nếu có chiếu nghỉ thì chiếu nghỉ được tính như một bậc thang bình thường.

Một số khái niệm và những thông số kỹ thuật với cầu thang nhà dân dụng

– Chiều rộng của thân thang: Trong kiến trúc nhà ở dân dụng hiện nay, cầu thang thường rộng từ 0,9 m đến khoảng 1,2 m.
– Độ dốc của cầu thang: Độ dốc của cầu thang quyết định bởi tỷ lệ chiều cao và chiều rộng của bậc thang, có quan hệ mật thiết với khoảng rộng của bước đi, được tính bằng công thức 2h + b = 600 mm (trong đó h là chiều cao bậc thang; b là chiều rộng bậc thang). Trong các công trình kiến trúc, độ cao của bạc thang trong nhà thường từ 150 đến 180 mm, chiều rộng tương ứng từ 240 đến 300 mm.
– Kích thước của chiếu nghỉ: Chiều rộng của chiếu nghỉ không được nhỏ hơn chiều rộng của thân thang, đồng thời phải thuận tiện trong quá trình vận chuyển.
– Chiều cao của lan can: Có liên quan mật thiết với độ dốc của cầu thang, cầu thang không dốc yêu cầu lan can làm cao một chút.Thông thường chiều cao của lan can tính từ trung tâm của mặt bậc thang đến mặt trên của tay vịn là 900 mm.