Vai trò của cốt thép trong kết cấu bê tông

Bê tông tươi được làm từ nhiều vật liệu khác nhau như: cát, sỏi, xi măng, nước. Chúng được trộn đều và dầm kỹ trước khi cho cốt thép vào bên trong. Chính vì thế bê tông có khả năng chịu lực nén rất tốt nhưng lại không có khả năng chống được lực kéo và lực lực cắt. Như vậy có thể nói vai trò chính của cốt thép trong bê tông là tăng cường khả năng chịu lực kéo.

Trong xây dựng người ta thường phân loại một số dạng kết cấu bê tông cốt thép dựa trên những vai trò chủ yếu của nó.

  • Cốt thép chịu lực: Những cấu kiện hay bị uốn xuống như dầm nhà thường cần có cốt thép chịu lực để dầm luôn thẳng đứng, không bị tác động của lực kéo xuống.
  • Cốt thép phân phối: Cốt thép này thường dùng để phân phối đều các tải trọng trên sàn và định vị các cốt thép chịu lực.
  • Cốt thép đai: Cốt thép có vai trò như một chân trụ cố định để đảm bảo vị trí các kết cấu kiện cố định một chỗ không bị di chuyển.
  • Cốt thép cấu tạo: Cốt thép có vai trò giữ các thanh thép chịu lực và góp phần làm toàn bộ khung thép thành một bộ khung chắc chắn, tăng tính ổn định của kết cấu.

Để công trình đảm bảo và có chất lượng tốt. Khi xây dựng cần hiểu rõ được  vai trò của cốt thép trong kết cấu bê tông và những cách kiểm tra cốt thép trước khi cho vào trong bê tông tươi. Chỉ có như vậy, công trình mới tăng tính an toàn, tăng thời gian sử dụng lâu dài, kết cấu bê tông cốt thép hạn chế rạn, nứt.

Kết cấu hố pit thang máy và 4 điều lưu ý khi xây dựng

Trong thiết kế, thi công hố pít phục vụ cho việc lắp đặt thang máy, chúng ta cần hết sức chú ý đến kết cấu hố pit để xây dựng cho phù hợp. Và để làm được điều đó cần chú ý đến các nội dung sau:

1 Kích thước hố thang

Kích thước hố thang được xây dựng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau. Do đó, bạn cần xác định chính xác các kích thước sau:

  • Kích thước hố thang (kích thước lọt lòng): Đó là kích thước chiều ngang và chiều sâu hố. Tùy vào loại tải trọng mà để kích thước cho hợp lý.
  • Hố pit: Hố pit là phần tính từ cốt 0:0 xuống. Yêu cầu của hố pít chính là luôn luôn khô ráo.
  • Đà linteau giữa tầng: Hệ thống rail dẫn hướng thang máy yêu cầu khoảng cách 1500mm phải có một điểm bắt cố định vào tường nên khi làm hố cần phải làm hệ thống đà linteau 3 mặt hố vào khoảng giữa tầng.
  • Phòng máy: Với loại thang máy có phòng máy, khi đổ sàn cần phải chừa trống các lỗ kỹ thuật. Ngoài ra, bạn cũng không được bỏ quên phần móc treo Palang trên nóc phòng máy.

Và vì thang máy vận hành theo phương thẳng đứng, chính vì thế khi xây dựng cần phải đảm bảo hố không được nghiêng, vặn, móp.

2 Bộ giảm chấn

Trong khu vực hố pit của thang máy, giảm chấn là bộ phận được đưa vào lắp đặt ở vị trí đáy hố thang. Bộ giảm chấn hỗ trợ dừng đỡ cabin thang máy và đối trọng của thiết bị trong quá trình hoạt động lên xuống.

hư vậy, chức năng chính của bộ giảm chấn là đảm bảo tình trạng không vượt quá tốc độ, không vượt quá vị trí đặt công tắc giới hạn hành trình. Nhờ đó việc kiểm soát quá trình hoạt động của thang máy trở nên đúng đắn và hợp lý hơn.

3 Các bộ phận an toàn tại vị trí hố pit

Các bộ phận an toàn trong hố pit có thể kể đến như: Hệ thống phanh hãm/ kích hoạt hoạt động của cabin, hệ thống tín hiệu nhận biết sự đóng kẹt cửa thang, hệ thống chuông báo động, hệ thống công tắc chống vượt hành trình,…

Các bộ phận an toàn này sẽ được tính toán bởi đơn vị thi công nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối khi vận hành thang máy.

Vì sao phải tính toán kết cấu?

Mục đích của việc tính toán kết cấu là đảm bảo cho kết cấu không bị vượt quá trạng thái giới hạn khiến cho chúng không thể sử dụng được nữa, trong khi có thể sử dụng tối ưu về vật liệu và nhân công chế tạo, dựng lắp.

Trạng thái giới hạn là trạng thái mà khi vượt quá thì kết cấu không còn thỏa mãn các yêu cầu sử dụng hoặc không đảm bảo các tiêu chuẩn trong thiết kế và thi công. Các trạng thái giới hạn gồm:

  • Các trạng thái giới hạn về khả năng chịu lực: kết cấu không còn đủ khả năng chịu lực, sẽ bị phá hoại, sụp đổ hoặc hư hỏng làm nguy hại đến công trình, quá trình vận hành hoạt động và sự an toàn của con người. Đó là trường hợp kết cấu không đủ độ bền, kết cấu bị mất ổn định hoặc vật liệu kết cấu bị chảy.
  • Các trạng thái giới hạn về sử dụng là các trạng thái mà kết cấu không còn sử dụng bình thường được nữa do bị biến dạng quá lớn hoặc hư hỏng cục bộ. Các trạng thái này bao gồm: trạng thái giới hạn về độ võng và biến dạng làm ảnh hưởng đến việc sử dụng bình thường của thiết bị máy móc, của con người hoặc làm hỏng sự hoàn thiện của kết cấu, do đó, hạn chế việc sử dụng công trình; sự rung động quá mức, sự han gỉ quá mức.

Kết cấu phải được tính toán để đảm bảo không xuất hiện trạng thái giới hạn (có tính đến thời gian sử dụng kết cấu cho mục đích hoạt động, công trình…)