Phân cấp công trình xây dựng theo quy mô kết cấu

Phân cấp công trình xây dựng theo quy mô kết cấu, cụ thể là phân cấp công trình dựa vào các thông tin về kích thước (chiều cao, chiều sâu, chiều dài, chiều rộng), diện tích, số tầng của các dạng công trình.  Trích dẫn Phụ lục 2 trong thông tư 03/2016TT-BXD, đã được chúng tôi cập nhập thêm các thay đổi, bổ sung từ thông từ 07/2019/TT-BXD về phân cấp công trình theo quy mô kết cấu.

T.T Loại kết cấu Tiêu chí phân cấp Cấp công trình
Đặc biệt I II III IV
2.1 2.1.1. Nhà, Kết cấu dạng nhà;
Nhà ở biệt thự không thấp hơn cấp III.
2.1.2. Công trình nhiều tầng có sàn (không gồm kết cấu Mục 2.2).
2.1.3. Kết cấu nhịp lớn dạng khung (không gồm kết cấu Mục 2.3 và 2.5)
Ví dụ: cổng chào, nhà cầu, cầu băng tải, khung treo biển báo giao thông, kết cấu tại các trạm thu phí trên các tuyến giao thông và các kết cấu nhịp lớn tương tự khác.
a) Chiều cao (m) > 200 > 75 ÷ 200 > 28 ÷ 75 > 6 ÷ 28 ≤ 6
b) Số tầng của tòa nhà (hoặc công trình) >50 25÷50 8÷24 2÷7 1
c) Tổng diện tích sàn (nghìn m2)   >30 >10÷30 1÷10 <1
d) Nhịp kết cấu lớn nhất (m) > 200 100 ÷ 200 50 ÷ < 100 15 ÷ < 50 < 15
đ) Độ sâu ngầm (m)   > 18 6 ÷ 18 < 6  
e) Số tầng ngầm   ≥ 5 2 ÷ 4 1  
2.2 2.2.1. Kết cấu dạng cột, trụ, tháp trong các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông Chiều cao của kết cấu (m) > 200 > 75 ÷ 200 > 28 ÷ 75 >6 ÷ 28 ≤ 6
2.2.2. Kết cấu dạng cột, trụ, tháp trong công trình Hạ tầng kỹ thuật
Ví dụ: Cột ăng ten, tháp thu phát sóng truyền thanh/truyền hình; cột BTS; cột đèn, cột điện trong hệ thống chiếu sáng…
Chiều cao của kết cấu (m) ≥ 300 150 ÷ < 300 75 ÷ < 150 > 45 ÷ < 75 ≤ 45
2.3 Tuyến cáp treo vận chuyển người a) Chiều cao trụ đỡ (m) hoặc Độ cao so với mặt đất, mặt nước (m) > 200 > 75 ÷ 200 > 28 ÷ 75 > 6 ÷ 28 ≤ 6
b) Khoảng cách lớn nhất (m) giữa hai trụ cáp ≥ 1.000 500 ÷ < 1.000 200 ÷ < 500 50 ÷ < 200 < 50
2.4 Kết cấu dạng bể chứa, si lô (Bể bơi, bể/giếng chứa các chất lỏng, chất khí, vật liệu rời; các bể kỹ thuật đặt thiết máy móc/thiết bị; Si lô; Tháp nước và các kết cấu chứa tương tự khác).
Đối với kết cấu chứa các chất độc hại (nguy hiểm tới sức khỏe con người, động vật, ảnh hưởng đến sự sống của thực vật): sau khi xác định cấp công trình theo Bảng này thì tăng lên một cấp, nhưng không thấp hơn cấp II và không có cấp đặc biệt.
a) Dung tích chứa (nghìn m3)   > 15 5 ÷ 15 1 ÷ < 5 < 1
b) Chiều cao kết cấu chứa (m)   ≥ 75 > 28 ÷ < 75 6 ÷ 28 < 6
c) Độ sâu ngầm (m)   > 18 > 6 ÷ 18 > 3 ÷ 6 ≤ 3
2.5 Cầu (trong công trình giao thông)
2.5.1. Cầu đường bộ: xét theo các tiêu chí (a, b);
2.5.2. Cầu đường sắt: xét theo các tiêu chí (b,c)
Cầu sử dụng công nghệ thi công mới (công nghệ thi công kết cấu chính của cầu, lần đầu tiên áp dụng tại Việt Nam) sau khi xác định cấp theo Bảng này thì tăng thêm một cấp.
a) Nhịp kết cấu lớn nhất (m) > 150 > 100 ÷ 150 > 42 ÷ 100 > 25 ÷ 42 ≤ 25
b) Chiều cao trụ cầu (m) > 50 30 ÷ 50 15 ÷ < 30 6 ÷ < 15 < 6
c) Nhịp kết cấu lớn nhất (m) > 100 50 ÷ 100 25 ÷ < 50 < 25  
2.5.3. Cầu vượt dành cho người đi bộ, xe đạp; Cầu treo dân sinh (dành cho người đi bộ, gia súc, xe đạp, xe mô tô/gắn máy và xe thô sơ khác; cầu dây võng, một nhịp, nằm trên đường giao thông nông thôn và khổ cầu không lớn hơn 3,5 m) a) Nhịp kết cấu lớn nhất (m)     > 50 25 ÷ 50 < 25
b) Chiều cao trụ cầu hoặc Độ cao tính từ đáy kết cấu dầm cầu tới mặt đất/nước bên dưới (m)     > 30 15 ÷ 30 < 15
2.6 Hầm (hầm giao thông đường bộ, đường sắt; hầm thủy lợi, hầm thủy điện…)
Không bao gồm các loại hầm sau: hầm tàu điện ngầm; hầm dạng tuy nen kỹ thuật trong các nhà máy (Mục 2.10.4.b) và hầm mỏ khai thác tài nguyên, khoáng sản
a) Tổng chiều dài hầm (m) > 1.500 500 ÷ 1.500 100÷ < 500 < 100  
b) Diện tích mặt cắt ngang theo kích thước thông thủy của hầm (m2)   ≥ 100 30 ÷ < 100 < 30  
c) Kết cấu vỏ hầm     Có kết cấu vỏ hầm Không có kết cấu vỏ hầm  
2.7 Tường chắn, Kè
Đối với tường chắn, Kè có tổng chiều dài tuyến ≤ 500 m: sau khi xác định cấp công trình theo Bảng này thì hạ xuống một cấp
2.7.1 Tường chắn (Tường chắn đất, đá, trên cạn, không gồm kết cấu mục 2.9)
Tường chắn sử dụng trong công trình chính trị thuộc Mục 2.11 và 2.12 thì xét thêm các tiêu chí của kết cấu tại các mục này
a) Nền là đá Chiều cao tường (m)   >25÷40 >15÷25 >8÷15 ≤8
b) Nền là đất cát, đất hòn thô, đất sét ở trạng thái cứng và nửa cứng     >12÷20 >5÷12 ≤5
c) Nền là đất sét bão hòa nước ở trạng thái dẻo     >10÷15 >4÷10 ≤4
2.7.2 Kè (Kè bảo vệ bờ, sử dụng trong các công trình thủy lợi, chính trị trong sông; không gồm các kết cấu mục 2.9 và 2.11.2) Chiều cao công trình hoặc độ sâu mực nước (m)   >8 >5÷8 >3÷5 ≤3
2.8 Đập và các công trình thủy lợi, thủy điện chịu áp khác
2.8.1. Đập đất, đập đất – đá các loại
a) Nền là đá Chiều cao đập (m) > 100 > 70 ÷ 100 > 25 ÷ 70 > 10 ÷ 25 ≤ 10
b) Nền là đất cát, đất hòn thô, đất sét ở trạng thái cứng và nửa cứng   > 35 ÷ 75 > 15 ÷ 35 > 8 ÷ 15 ≤ 8
c) Nền là đất sét bão hòa nước ở trạng thái dẻo     > 15 ÷ 25 > 5 ÷ 15 ≤ 5
2.8.2. Đập bê tông, bê tông cốt thép các loại và các công trình thủy lợi, thủy điện chịu áp khác
a) Nền là đá Chiều cao đập (m) > 100 > 60 ÷ 100 > 25 ÷ 60 > 10 ÷ 25 ≤ 10
b) Nền là đất cát, đất hòn thô, đất sét ở trạng thái cứng và nửa cứng   > 25 ÷ 50 > 10 ÷ 25 > 5 ÷ 10 ≤ 5
c) Nền là đất sét bão hòa nước ở trạng thái dẻo     > 10 ÷ 20 > 5 ÷ 10 ≤ 5
2.9 Kết cấu gia cố bề mặt mái dốc (xây ốp gạch/đá, đổ bê tông hay các giải pháp khác trừ kết cấu tường chắn đất Mục 2.7) Chiều cao tính từ chân tới đỉnh mái dốc (m)       > 30 ≤ 30
2.10 Tuyến ống/cống
Đối với các tuyến ống/cống có tổng chiều dài tuyến ≤ 1000 m: sau khi xác định cấp công trình theo Bảng này thì hạ xuống một cấp
2.10.1. Tuyến ống cấp nước (nước thô hoặc nước sạch) Đường kính trong của ống (mm)   ≥ 800 400 ÷ < 800 150 ÷ < 400 < 150
2.10.2. Tuyến cống thoát nước mưa, cống chung   ≥ 2.000 1.500 ÷ <2.000 600 ÷ < 1.500 < 600
2.10.3. Tuyến cống thoát nước thải   ≥ 1.000 600 ÷ < 1.000 200 ÷ < 600 < 200
2.10.4. Cống cáp, hào, tuy nen (trong công trình thông tin, truyền thông, hầm dạng tuy nen kỹ thuật trong các nhà máy)
a) Hào kỹ thuật, cống cáp Bề rộng thông thủy (m)       > 0,7 ≤ 0,7
b) Tuy nen kỹ thuật
(Hầm dạng tuy nen kỹ thuật trong các nhà máy không lớn hơn cấp I)
Bề rộng thông thủy (m) > 7 > 3 ÷ 7 ≤ 3    
2.10.5. Tuyến ống dẫn dầu, dẫn khí đốt a) Đường kính trong của ống (mm)   ≥ 300 < 300    
  b) Vị trí xây dựng   Dưới biển Dưới sông Trên đất liền  
2.11 Cảng biển
2.11.1. Công trình ven biển: Bến cảng biển; khu vực neo đậu chuyển tải, tránh trú bão; cầu cảng biển. a) Chiều cao bến (m) hoặc
Độ sâu mực nước (m)
> 20 > 15 ÷ 20 > 10 ÷ 15 > 5 ÷ 10 ≤ 5
b) Diện tích mặt bến cảng (nghìn m2)   ≥ 20 10 ÷ < 20 1 ÷ 10 < 1
2.11.2. Các kết cấu chỉnh trị cửa biển, ven biển (đê chắn sóng, đê chắn cát, kè hướng dòng, kè bảo vệ bờ…)
2.11.3. Bến phà, cảng và cầu cảng ngoài đảo, bến cảng chuyên dụng, công trình trên biển (bến phao, đê thủy khí, bến cảng nổi đa năng…)
Chiều cao lớn nhất của công trình (m) hoặc
Độ sâu mực nước (m)
> 16 > 12 ÷ 16 > 8 ÷ 12 > 5 ÷ 8 ≤ 5
2.12 Cảng đường thủy nội địa
2.12.1. Cảng, Bến hàng hóa, Bến hành khách, Cầu cảng đường thủy nội địa;
2.12.2. Các kết cấu chỉnh trị trong sông
a) Chiều cao bến (m) hoặc
Độ sâu mực nước (m)
  > 8 > 5 ÷ 8 > 3 ÷ 5 ≤ 3
b) Diện tích mặt bến (nghìn m2)   ≥ 10 5 ÷ < 10 1 ÷ < 5 < 1
2.13 Âu tàu Độ sâu mực nước (m) > 20 > 15 ÷ 20 > 10 ÷ 15 > 5 ÷ 10 ≤ 5
2.14 Kết cấu quy mô nhỏ, lẻ khác            
2.14.1. Hàng rào, tường rào; Lan can can bảo vệ và kết cấu tương tự khác Chiều cao (m)       > 6 ≤ 6
2.14.2. Khối xây gạch/đá/bê tông hay tấm bê tông để làm các kết cấu nhỏ lẻ như bồn hoa, bia, mộ, mốc quan trắc (trên đất liền)… và các kết cấu có quy mô nhỏ, lẻ khác: cấp IV.
2.14.3. Trò chơi mạo hiểm có ảnh hưởng đến an toàn cộng đồng (tàu lượn, tháp, trụ thép, máng trượt nước, kết cấu thép đỡ thiết bị trò chơi,….) Tổng chiều cao bao gồm công trình và phần thiết bị công nghệ gắn vào công trình (m)     >15 ≤15  

Ghi chú:

 1. Xác định cấp công trình theo loại và quy mô kết cấu được thực hiện theo trình tự sau:
a) Trên cơ sở đặc Điểm của công trình, xác định loại kết cấu theo các Mục trong Bảng 2;
b) Xác định cấp công trình theo tất cả các tiêu chí phân cấp đối với loại kết cấu đã xác định tại Điểm a. Lấy cấp lớn nhất xác định được làm cấp công trình.
2. Một số thuật ngữ sử dụng trong tiêu chí phân cấp của Bảng 2 được hiểu như sau:
a) Nhà, Kết cấu dạng nhà: công trình xây dựng dạng hình khối, có phần nổi trên mặt đất, được cấu tạo từ kết cấu chịu lực, bao che (có thể có hoặc không) và mái.
b) Cách xác định chiều cao công trình/kết cấu:
– Đối với công trình, kết cấu thuộc Mục 2.1: Chiều cao được tính từ cao độ mặt đất đặt công trình tới Điểm cao nhất của công trình (kể cả tầng tum hoặc mái dốc). Đối với công trình đặt trên mặt đất có các cao độ mặt đất khác nhau thì chiều cao tính từ cao độ mặt đất thấp nhất. Nếu trên đỉnh công trình có các thiết bị kỹ thuật như cột ăng ten, cột thu sét, thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời, bể nước kim loại… thì chiều cao của các thiết bị này không tính vào chiều cao công trình;
– Đối với kết cấu Mục 2.2: Chiều cao kết cấu được tính từ cao độ mặt đất tới Điểm cao nhất của công trình. Đối với công trình có cao độ mặt đất khác nhau thì chiều cao tính từ cao độ mặt đất thấp nhất.
Chiều cao của kết cấu trong một số trường hợp riêng được quy định như sau:
+ Đối với kết cấu trụ/tháp/cột đỡ các thiết bị thuộc Mục 2.2.1, chiều cao kết cấu được tính bằng tổng chiều cao của trụ/tháp đỡ thiết bị và thiết bị đặt trên trụ/tháp;
+ Đối với các kết cấu được lắp đặt trên các công trình hiện hữu thuộc Mục 2.2.2, chiều cao kết cấu được tính từ chân tới đỉnh của kết cấu được lắp đặt (Ví dụ: cột BTS chiều dài 12m, đặt trên nóc nhà 3 tầng hiện hữu, chiều cao kết cấu của cột BTS này được tính là 12m).
– Đối với kết cấu Mục 2.3: Chiều cao trụ đỡ là Khoảng cách từ mặt trên bệ trụ đến đỉnh trụ; Độ cao so với mặt đất, mặt nước: Khoảng cách từ cáp treo tới mặt đất hoặc mặt nước (mực nước trung bình năm) bên dưới;
– Đối với kết cấu chứa Mục 2.4: Chiều cao kết cấu chứa xác định tương tự với Mục 2.1
– Đối với kết cấu Mục 2.5: Chiều cao trụ cầu là Khoảng cách từ mặt trên bệ trụ đến đỉnh trụ;
– Đối với kết cấu tường chắn Mục 2.7: Chiều cao tường chắn tính từ mặt nền phía thấp hơn đến đỉnh tường;
– Đối với kết cấu đập Mục 2.8.1: Chiều cao đập tính từ đáy chân khay thấp nhất đến đỉnh công trình;
– Đối với kết cấu đập Mục 2.8.2: Chiều cao đập tính từ mặt nền thấp nhất sau khi dọn móng (không kể phần chiều cao chân khay) đến đỉnh đập.
đ) Số tầng ngầm của nhà/công trình: Bao gồm toàn bộ các tầng dưới mặt đất không kể tầng nửa ngầm.
e) Độ sâu ngầm: Chiều sâu tính từ cốt mặt đất đặt công trình theo quy hoạch được duyệt tới mặt trên của sàn của tầng hầm sâu nhất.
g) Nhịp kết cấu lớn nhất của nhà/công trình: Khoảng cách lớn nhất giữa tim của các trụ (cột, tường) liền kề, được dùng để đỡ kết cấu nằm ngang (dầm, sàn không dầm, giàn mái, giàn cầu, cáp treo…). Riêng đối với kết cấu công xôn, lấy giá trị nhịp bằng 50% giá trị quy định trong Bảng 2.
h) Tổng diện tích sàn nhà/công trình: Tổng diện tích sàn của tất cả các tầng, bao gồm cả các tầng hầm, tầng nửa hầm, tầng kỹ thuật, tầng áp mái và tầng tum. Diện tích sàn của một tầng là diện tích sàn xây dựng của tầng đó, gồm cả tường bao (hoặc phần tường chung thuộc về nhà) và diện tích mặt bằng của lôgia, ban công, cầu thang, giếng thang máy, hộp kỹ thuật, ống khói./.
3. Đối với Kênh thoát nước hở (công trình hạ tầng kỹ thuật): xác định cấp công trình theo kết cấu gia cố của bờ kênh hoặc mái kênh (chọn loại phù hợp với Mục 2.7 hoặc Mục 2.9 trong Bảng này).
4. Tham khảo các ví dụ xác định cấp công trình theo loại và quy mô kết cấu trong Phụ lục 3.

Quy định thực hiện các yêu cầu về độ bền trong kết cấu

Quy định về an toàn, điều kiện sử dụng bình thường, độ bền lâu của kết cấu bê tông và bê tông cốt thép cần được đảm bảo bởi việc thực hiện:

  • Các yêu cầu đối với bê tông và các thành phần của nó
  • Các yêu cầu đối với cốt thép
  • Các yêu cầu đối với tính toán kết cấu
  • Các yêu cầu cấu tạo
  • Các yêu cầu công nghệ
  • Các yêu cầu sử dụng

Các yêu cầu khác về tải trọng và tác động, khả năng chịu lửa, khả năng chống thấm nước, các gia trị của giới hạn biến dạng, các gia trị tính toán của nhiệt độ không khí bên ngoài và độ ẩm tương đối của môi trường, yêu cầu về bảo vệ kết cấu chịu tác động của môi trường xâm thực và các yêu cầu khác được quy định trong các tiêu chuẩn tương ứng

Cơ sở để lựa chọn kết cấu móng nhà

Để lựa chọn kết cấu móng nhà, dựa vào các căn cứ sau:

Tải trọng cột truyền xuống móng
– Độ lớn này phụ thuộc:

+ Số tầng và chiều cao các tầng

+ Khoảng cách từ cột đến cột theo phương dọc và phương ngang nhà, tức là diện tích chịu tải trọng phạm vi mỗi đầu cột

+ Kết cấu khung nhà là một nhịp hay nhiều nhịp

Số nhịp kết cấu nhà càng nhiều thì tải trọng truyền xuống móng càng giảm.

+ Ngoài ra, tải trọng của ngôi nhà truyền xuống móng còn phụ thuộc vào các yếu tố: hình dạng ngôi nhà, vị trí, địa hình khu vực.

Cách tính nhanh tải trọng móng

Bạn có thể tính nhanh tải trọng móng nhà theo kinh nghiệm sau:

Tải trọng móng (tấn) = Lực nén theo phương đứng = Tổng tích sàn (m2) trong phạm vi chịu tải của cột (tức là tại trọng công trình trong phạm vi 1m2 sàn bê tông tương đương 1 tấn/m2)

Ví dụ:

Nhà ống rộng 5m, khoảng kách cách từ cột đến cột làm 5m, số tầng của ngôi nhà là 5 tầng. Khi đó:

Tải trọng móng ở các hàng gian ở giữa nhà là là: (5/2)x5x5 = 62,5 (tấn). Móng ở cột góc là (5/2)x(5/2)x5 = 31,25 (tấn)

Khi tính toán kết cấu móng, ngoài lực truyền theo phương đứng còn có lực đẩy móng theo phương ngang. Đối với kết cấu nhà dân, để đơn giản và thiên về an toàn lực đẩy ngang có thể bỏ bỏ qua bằng cách nhân tải trọng theo phương đứng với hệ số an toàn n=1,1 – 1,2

Khả năng chịu tải của nền đất trên 1m2

Các loại đất nền khác nhau, khả năng chịu tải cũng khác nhau, vì vậy cần lựa chọn phương án móng thích hợp. Trong một số trường hợp có thể phải kết hợp với phương án cải tạo, nâng sức chịu tải của của nền đất, chẳng hạn: thay nền, ép cọc tre, cừ, tràm, cọc bê tông cốt thép, khi cọc khoan nhồi, cọc thép…

Thiết kế kết cấu quan trọng như thế nào?

Có thể nhiều người sẽ mơ hồ khi nhắc đến thuật ngữ “kiến trúc kết cấu” tuy nhiên đây lại là một chuyên đề quan trọng trong việc thiết kế xây dựng công trình.Xương sống của một công trình xây dựng được hình thành khi hồ sơ kết cấu hoàn chỉnh.Dựa vào hồ sơ thiết kế kiến trúc,các kỹ sư kết cấu có nhiệm vụ tính toán các phương án để đưa ra các cấu kiện của công trình như:dầm,sàn,móng,trụ đỡ,mái,…Các vật liệu xây dựng được dùng cho kết cấu hiện nay là bê tông,gạch,thép,gỗ,…ngoài ra còn rất nhiều các vật liệu công nghiệp hiện đại khác.

Công trình khi có được một kết cấu chuẩn mực sẽ không bị phá hoại bởi các nội và ngoại lực,các tác động thời tiết,các tác động cơ học.Đảm bảo độ bền vững lâu dài làm tăng tuổi thọ của công trình.

Ở bất kỳ một công trình dân dụng nào,hồ sơ kết cấu là một phạm trù để đánh giá ngân sách thi công.Khi nhận được hồ sơ kết cấu,gia chủ phần nào hiểu được dự toán chi tiêu cho công trình này ngốn hết bao nhiêu tiền.Những thay đổi phương án cấu kiện tức thì của chủ đầu tư cũng phần nào đó giúp công trình giảm bớt được chi phí,đó là lợi ích không hề nhỏ mà kiến trúc kết cấu mang lại.

Giới hạn và các khái niệm về kết cấu xây dựng

Khái niệm Tĩnh học, Cơ học hoặc Cơ học kết cấu thường được dùng lẫn lộn và gắn với mặt toán học, vật lý học lý thuyết, trong khi Kết cấu xây dựng hoặc Cơ kết cấu xây dựng có mục đích ứng dụng Cơ học hoặc cơ kết cấu vào trong ngành xây dựng. Vì vậy việc kiến tạo hệ chịu lực công trình và thiết kế cấu kiện (xác định kích thước yêu cầu, mặt cắt, lượng cốt thép, v. v.) được đặt lên hàng đầu.

Nhà kết cấu xây dựng hoặc nhà thiết kế xây dựng – thường là Kỹ sư xây dựng hơn là Kiến trúc sư – đảm nhiệm công việc thiết kế xây dựng.

Nhiệm vụ

Kết quả cuối cùng của việc thiết kế xây dựng là các bản tính kết cấu và thuyết minh chứng tỏ hệ chịu lực đã chọn thỏa mãn các tiêu chuẩn xây dựng bắt buộc.

Yêu cầu cơ bản quan trọng nhất của kết cấu xây dựng cũng như cơ kết cấu là hệ chịu lực phải nằm trong trạng thái cân bằng ổn định. Một phần quan trọng trong kết cấu xây dựng là mô hình hóa hệ chịu lực mẫu từ công trình xây dựng phức tạp (ngôn ngữ trong ngành còn gọi là “bổ kết cấu”) làm sao để làm sao tính toán được trong giới hạn công sức hợp lý kinh tế.

Quá trình tính toán kết cấu xây dựng tiếp tục với việc xác định ngoại lực tác động (Chú thích: tác giả dùng từ [ngoại tác] thay cho tải trọng hoặc ngoại lực vì ngoài tác nhân lực – trọng lực, gió, động đất, v. v. – ra còn có thể có các tác nhân không phải là lực khác là nhiệt, biến dạng cưỡng bức, v. v.). Từ đó có thể tính được các nội lực trong các cấu kiện. Lực tác động sẽ được truyền qua các cấu kiện xuống đến nền móng công trình.

Hệ chịu lực – Kết cấu xây dựng chia làm hai nhóm Hệ chịu lực

Hệ thanh và Hệ giàn (Thanh, Dầm, Cột, Khung)

Hệ chịu lực mặt, bao gồm Bản, Tấm, Vỏ cứng và Màng

Ngoại tác (ngoại lực, tải trọng)của một hệ chịu lực trong kết cấu xây dựng phải chú ý đến bao gồm:

Trọng lực

Lực giao thông

Lực gió

Lực sử dụng

Lực nước

Lực đất

Động đất

Nhiệt

Cưỡng bức

V. v.

Các lực động (va chạm, rung, dao động, động đất, v. v.) thường được tính quy chuyển sang một lực tĩnh trước khi dùng để tính toán cho công trình xây dựng.

 

Thiết kế kết cấu thép xây dựng là gì?

Tư vấn thiết kế kết cấu thép xây dựng là quá trình tình toán và triển khai các phương án chi tiết của kết cấu mống, dầm, cột, sàn,… Các công trình xây dựng nhà xưởng công nghiệp lớn thường xử dụng kết cấu thép. Kết cấu bê tông cốt thép thường được sử dụng trong hầu hết các công trình dân dụng như nhà cao tầng, nhà ở, trường học, …

Kỹ sư thiết kế chuyên nghiệp sẵn sàng lắng nghe ý tưởng và yêu cầu từ phía nhà đầu tư. Sau khi thống nhất với chủ đầu tư, chúng tôi triển khai phương án dựa trên các thiết kế kiến trúc, kết cấu, vật liệu và thể thiện chi tiết trên các bản vẽ mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt, phối cảnh.

công đoạn tư vấn thiết kế là khâu quan trọng. Các kỹ sư thiết kế phải nghiên cứu một cách kỹ lưỡng và chắc chắn cho các chi tiết quan trọng cho từng hạng mục thi công cho phù hợp. Dựa trên bảng tính toán này chủ đầu tư sẽ nắm được chi phí xây dựng một cách tổng quát nhất; nhằm hạn chế tối đa các phát sinh không cần thiết trong quá trình thi công lắp dựng.

Quy trình thực hiện kết cấu bê tông cốt thép nhà dân dụng

Khi kết cấu công trình đã đến tuổi thì việc đánh giá các tòa nhà, cầu, đường hầm, đập nước và các công trình công nghiệp càng trở nên quan trọng.  Để đánh giá tình trạng của các công trình xây dựng hiện hữu, Quy trình thực hiện kết cấu bê tông cốt thép nhà dân dụng như sau:
  • Bước 1: Mô tả và giới thiệu về kết cấu bê tông cốt thép nhà dân dụng

  • Bước 2: Chọn kích thước sơ bộ cho từng bộ phận

  • Bước 3: Tiến hành lập sơ đồ tính toán cho kết cấu

  • Bước 4: Tìm hiểu và xác định xem các loại tải trọng nào sẽ tác dụng lên kết cấu

  • Bước 5: Tính toán và tiến hành vẽ biểu đồ tổ hợp nội lực và nội lực

  • Bước 6: Tính toán xem lượng bê tông cốt thép sử dụng là bao nhiêu?

  • Bước 7: Thiết kế chi tiết những tính toán trên và thể hiện lại cho người thi công