Quy trình thực hiện thiết kế nội thất văn phòng, kiến trúc

Về quy trình thực hiện thiết kế nội thất văn phòng, kiến trúc :

1- Tiếp xúc lấy thông tin

Đây là giai đoạn sơ khởi đầu tiên khi chủ nhân tiếp xúc với công ty thiết kế. Bên thiết kế sẽ trao đổi trực tiếp và đưa ra một bản để khách hàng điền thông tin của mình, như sở thích, màu sắc, thói quen sinh hoạt… Những thông tin này để người thiết kế có thể biết được chủ nhân căn nhà sở thích ra sao, các thành viên trong gia đình mong muốn gì cho các không gian sinh hoạt của mình.

2- Ý tưởng sơ phác

Từ những thông tin thu thập được, người thiết kế sẽ lên bản thiết kế sơ bộ. Bản thiết kế nội thất sơ bộ sẽ có bản vẽ mặt bằng bố trí tham khảo, kèm theo những hình ảnh tư liệu có tính chất gợi ý. Thông qua những thông tin này khách hàng sẽ đưa ra ý kiến của mình để người thiết kế có thể chỉnh sửa. Công việc này có thể làm trong vài lần tiếp xúc giữa hai bên.
Các bản vẽ mặt bằng kiến trúc, bố trí nội thất được thực hiện sau khi thiết kế gặp và trao đổi khách hàng.

Hình ảnh gợi ý được lấy từ các tư liệu mềm và catalogue hình ảnh có sẵn.
Một vài hình ảnh 3D do bên thiết kế phác thảo ý tưởng theo yêu cầu của khách hàng.

3- Hợp đồng thiết kế văn phòng

Tiếp xúc lấy thông tin khách hàng và tiến hành ký hợp đồng thiết kế ( khách hàng sẽ ứng trước 30% giá trị tiền thiết kế ). Sau khi ký hợp đồng bên thiết kế sẽ tiến hành bản vẽ 3D các khu vực trong nhà, khi được chủ đầu tư đồng ý phương án sẽ triển khai bản vẽ 2D là bản vẽ mặt bằng chính thức và các bản vẽ kỹ thuật cho từng cụm và từng món nội thất. Hiện nay do căn hộ diện tích tương đối vừa phải và thực hiện trên đồ nội thất, chính vì thế công ty đều thực hiện bản vẽ 3D một loại bản vẽ giống như thật các góc nội thất trong nhà để khách hàng có thể nhìn thấy trước căn hộ của mình dễ hình dung.

4- Hợp đồng thi công thiết kế văn phòng

Đến việc thi công có hai cách để thực hiện, có thể quý khách tự lựa chọn nơi thi công hoặc công ty chúng tôi sẽ chịu trách nhiệm luôn phần thi công.
+ Cách thứ nhất : khách hàng tự chọn nhà thầu thi công.
+ Cách thứ hai : chúng tôi sẽ chịu trách nhiệm luôn giám sát thiết kế và thi công sản xuất đồ nội thất khi thiết kế xong cho khách hàng. Cách thứ hai là cách thuận tiện nhất cho khách hàng vì khi thiết kế giám sát trọn gói sẽ đồng bộ và sự giám sát chặt chẽ hơn.
Báo giá các hạng mục thi công: khách hàng sẽ có bản báo giá chính thức. Lúc này khách hàng phải ký vào các bản vẽ mẫu về vật liệu, bản vẽ thiết kế và bảng báo giá đã được thông qua.

5- Nghiệm thu

Khi hoàn thành căn hộ, việc nghiệm thu sẽ dựa trên bản vẽ và hợp đồng để cả hai bên đối chiếu. Thông thường bao giờ cũng có những chi tiết phải sửa chữa, vì khi thi công sẽ có những trường hợp phát sinh. Vì vậy, trong quá trình thi công sẽ phát sinh lên một vài chi phí và chỉnh sửa thiết kế, vấn đề này sẽ do 2 bên giữa khách hàng và đơn vị thi công trao đổi, thỏa thuận.

Tag: Thiết kế kết cấu, Thiết kế văn phòng, Thiết kế bệnh viện

Phong cách thiết kế kiến trúc sân vườn

Phong cách kiến trúc nhà vườn là sự kết hợp của kiến trúc nhà và không gian vườn sao cho hai không gian đó được đan xen lẫn nhau để tạo cảm giác gần gũi với thiên nhiên.

Biệt thự nhà vườn một vài năm trở lại đây trở thành xu hướng nghỉ ngơi tĩnh dưỡng của những gia đình có điều kiện, phong cách chung của những căn biệt thự vườn này thường nghiêng về tính chất dân giã để có thể cảm nhận hết những dự vị mộc mạc của thôn quê. Cụ thể là nhà gỗ, hoặc xây một tầng chia khu riêng biệt nhưng vẫn có sự kết nối từ các không gian với nhau.

Tuy nhiên, với những người yêu thích cuộc sống tiện nghi, hiện đại thì việc đưa ra một thiết kế kiến trúc nhà vườn đi theo hướng này mà vẫn tạo cảm giác nhẹ nhàng, thoáng đãng là điều không có gì khó khăn. Đơn giản như mẫu kiến trúc nhà vườn dưới đây:

Khác với những ngôi biệt thự mang phong cách thôn quê khác, biệt thự vườn trên có cách thiết kế khá ấn tượng, một chút gì đó đơn giản, sang trọng pha lẫn với nét mộc mạc của cỏ cây, non nước. Không khí trong lành, thoáng đãng của một vùng quê kết hợp với thiết kế vững chãi, tiện nghi khiến cuộc sống của con người giống như trên thiên đường.

Ngoài sự khác nhau về cách thể hiện (hình thức, chất liệu), biệt thự hiện đại có cách bài trí, bố cục hoàn toàn khác so với biệt thự vườn dân dã. Tổ hợp này bao gồm phòng sinh hoạt chung, 3 phòng ngủ và bếp ăn kết hợp với khu vực phụ khác.

Các không gian sử dụng trong nhà phân chia chức năng rõ ràng nhưng không tạo cảm giác tách biệt nhiều. Ở đây phòng khách và bếp ăn không bố trí trong cùng một không gian mà kết nối với nhau bằng hiên nhà và lối sảnh nhỏ. Phòng ngủ thường được coi là không gian riêng tư kín đáo nhưng với kiểu biệt thự vườn thì chúng được thiết kế mở với không gian bên ngoài, từ căn phòng mở nhiều góc view ra các khu vực xung quanh như sân vườn, hồ nước….

Hình khối kiến trúc, vật liệu sử dụng cũng là phương tiện thể hiện nét lịch lãm, sang trọng và tiện nghi cho biệt thự. Biệt thự này không thiên về nhiều chi tiết mà chủ yếu là sử dụng mảng miếng tạo nên nét độc đáo cho không gian kiến trúc. Khối nhà vuông vắn kết hợp với mái ngang lớn, cửa kính và những ô cửa sổ nhỏ tạo nên cái nhìn ấn tượng, rất “tây” mà vẫn hài hoà với khung cảnh xung quanh của ngôi nhà.

Hiên nhà rộng lớn một phần nằm trên mặt nước, lối vào nhà được thiết kế uốn lượn dẫn vào trong nhà. Các gam màu tươi sặc sỡ không được sự dụng bởi ngôi nhà đã nằm giữa khoảng không xanh ngát, muôn màu muôn vẻ của thiên nhiên.

Tag: Thiết kế kế cầu, Thiết kế bệnh viện, Thiết kế phòng khám

Kết cấu công trình dân dụng là gì?

Công trình sử dụng cho mục đích dân dụng (công trình dân dụng) là công trình kết cấu dạng nhà hoặc dạng kết cấu khác (có thể là một công trình độc lập, một tổ hợp các công trình) phục vụ cho các hoạt động, nhu cầu của con người như ở; học tập, giảng dạy; làm việc; kinh doanh; tập luyện, thi đấu thể dục, thể thao; tập trung đông người; ăn uống, vui chơi, giải trí, thăm quan; xem hoặc thưởng thức các loại hình nghệ thuật, biểu diễn, thi đấu thể thao; trao đổi, tiếp nhận thông tin, bưu phẩm; khám bệnh, chữa bệnh; tôn giáo, tín ngưỡng; và các công trình cung cấp các dịch vụ, nhu cầu khác của con người, bao gồm:

1. Công trình nhà ở:

Các tòa nhà chung cư, nhà ở tập thể khác; nhà ở riêng lẻ, nhà ở riêng lẻ kết hợp các mục đích dân dụng khác.

2. Công trình công cộng:
a) Công trình giáo dục, đào tạo, nghiên cứu:

– Một công trình độc lập, một tổ hợp các công trình sử dụng cho mục đích giáo dục, đào tạo, nghiên cứu trong các cơ sở sau: Nhà trẻ, trường mẫu giáo; trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, trường có nhiều cấp học; trường đại học và cao đẳng, trường trung học chuyên nghiệp; trường dạy nghề, trường công nhân kỹ thuật, trường nghiệp vụ và các loại trường hoặc trung tâm đào tạo khác;

– Trạm khí tượng thủy văn, trạm nghiên cứu địa chấn, cơ sở nghiên cứu vũ trụ; các trung tâm cơ sở dữ liệu chuyên ngành và các cơ sở nghiên cứu chuyên ngành khác.

b) Công trình y tế:

Một công trình độc lập, một tổ hợp các công trình sử dụng cho mục đích khám chữa bệnh trong các cơ sở sau: Bệnh viện, phòng khám (đa khoa hoặc chuyên khoa); trạm y tế; nhà hộ sinh, điều dưỡng, phục hồi chức năng, chỉnh hình, dưỡng lão; cơ sở phòng chống dịch bệnh; cơ sở nghiên cứu, thí nghiệm chuyên ngành y tế; các cơ sở y tế khác.

c) Công trình thể thao:

Sân vận động; nhà thi đấu; sân tập luyện, thi đấu các môn thể thao như: gôn, bóng đá, tennis, bóng chuyền, bóng rổ và các môn thể thao khác; bể bơi.

d) Công trình văn hóa:

Trung tâm hội nghị, nhà hát, nhà văn hóa, câu lạc bộ, rạp chiếu phim, rạp xiếc, vũ trường; các công trình di tích; bảo tàng, thư viện, triển lãm, nhà trưng bày; công trình có tính biểu trưng, nghệ thuật (tượng đài ngoài trời, cổng chào,…), công trình vui chơi, giải trí; các công trình văn hóa khác.

đ) Công trình tôn giáo, tín ngưỡng:

– Công trình tôn giáo: Trụ sở của tổ chức tôn giáo, chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh đường, thánh thất, niệm phật đường; trường đào tạo người chuyên hoạt động tôn giáo; tượng đài, bia, tháp và các công trình tôn giáo khác;

– Công trình tín ngưỡng: Đình, đền, am, miếu, từ đường (nhà thờ họ) và các công trình tín ngưỡng khác.

e) Công trình thương mại: Trung tâm thương mại, siêu thị, chợ, cửa hàng; nhà hàng, cửa hàng ăn uống, giải khát và các công trình thương mại khác.

g) Công trình dịch vụ:

– Khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ; cơ sở nghỉ dưỡng; biệt thự lưu trú, căn hộ lưu trú và các cơ sở dịch vụ lưu trú khác;

– Biển quảng cáo đứng độc lập; bưu điện, bưu cục, cơ sở cung cấp dịch vụ bưu chính, viễn thông khác.

h) Công trình trụ sở, văn phòng làm việc:

– Các tòa nhà sử dụng làm trụ sở, văn phòng làm việc của cơ quan nhà nước và tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội;

– Các tòa nhà sử dụng làm trụ sở, văn phòng làm việc của các tổ chức xã hội – nghề nghiệp, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp và các tổ chức, cá nhân khác;

– Các tòa nhà sử dụng làm văn phòng kết hợp lưu trú.

i) Các tòa nhà, kết cấu khác sử dụng đa năng hoặc hỗn hợp khác.

Ví dụ: Tòa nhà bố trí công năng theo tầng cao để sử dụng làm chung cư, khách sạn và văn phòng thì thuộc loại công trình hỗn hợp.

k) Các tòa nhà hoặc kết cấu khác được xây dựng phục vụ dân sinh.

Móng đơn và đà kiềng

Các loại kết cấu móng nhà 2 tầng thông dụng

Móng băng

Đây là phương án xây dựng móng điển hình của các mẫu thiết kế xây dựng nhà nói chung cũng như mẫu thiết kế nhà 2 tầng nói riêng. Móng băng là kiểu móng có phần chân đế mở rộng & chạy dài theo các trục cột tạo thành khối đế vững chắc. Phù hợp với những vùng có điều kiện địa chất yếu, hoặc cũng có thể áp dụng cho những khu vực có địa chất thông thường.

Móng bè

Móng bè cũng là loại móng được dùng phổ biến, có tác dụng làm giảm trọng tải của nhà 2 tầng. Kết cấu móng này hay được dùng cho các công trình tại nông thôn. Loại móng này được thiết kế xây dựng trải rộng dưới toàn bộ công trình, làm giảm áp lực cho phần công trình trên đất nền. Loại móng này chỉ sử dụng cho các công trình có địa hình yếu, dễ lún, nhưng so với kết cấu móng bằng thì kiểu móng này ít sử dụng cho kết cấu móng nhà 2 tầng.

Móng đơn

Kiểu móng này có tác dụng chịu trọng tải nhẹ cùng với kết cấu đơn giản, chỉ dùng cho những mẫu thiết kế nhà phố có nền đất khá rắn chắc và tốt. Tuy nhiên trên thực tế kiểu móng này ít được chọn lựa cho những mẫu thiết kế nhà nói chung.

Nhìn chung trong 4 loại móng này thì móng băng là kiểu móng phổ biến & được dùng nhiều nhất trong các mẫu thiết kế kết cấu móng nhà 2 tầng hiện nay.

Móng cọc

Kết cấu móng này được thi công xây dựng trên các đầu cọc tạo thành sự liên kết chặt chẽ giữa đài móng, giằng móng & cọc thi công. Chúng tạo kết cấu vô cùng vững chắc. Loại móng này thường được dùng cho những địa hình đất yếu, dễ sụt lún, hoặc ao hồ, có địa hình phưc tạp.

Số lượng cọc thi công sẽ còn phụ thuộc vào trọng tải công trình tác dụng vào đầu cột, độ sâu của móng chôn & được tính theo công thức:

Tải trọng, tải trọng sàn, trọng tải tác dụng khi đưa vào dùng tổng cộng vào khoảng 1.2 đến 1.5 tấn/m2 x diện chịu tải của các cột x 1.2 x 2 (số tầng)

Vật liệu thép dùng trong kết cấu

Vật liệu thép dùng trong kết cấu phải được lựa chọn thích hợp tùy theo tính chất quan trọng của công trình, điều kiện làm việc của kết cấu, đặc trưng của tải trọng và phương pháp liên kết, v.v…

Thép dùng làm kết cấu chịu lực cần chọn loại thép lò Mactanh hoặc lò quay thổi oxy, rót sôi hoặc nữa tĩnh và tĩnh, có mác tương đương với các mác thép CCT34, CCT38 (hay CCT38Mn), CCT42, theo TCVN 1765:1975 và các mác tương ứng của TCVN 5709:1993 các mác thép hợp kim thấp theo TCVN 3104:1979. Thép phải được đảm bảo phù hợp với các tiêu chuẩn nêu trên về tính năng cơ học và cả về thành phần hóa học.

Không dùng thép sôi cho các kết cấu hàn làm việc trong điều kiện nặng hoặc trực tiếp chịu tải trọng động lực như dầm cầu trục chế độ nặng, dầm sát đặt máy, kết cấu hành lang băng tải, cột vượt của đường dây tải điện cao trên 60 mét, v.v…

Cường độ tính toán của vật liệu thép cán và thép ống đối với các trạng thái ứng suất khác nhau được tính theo các công thức của Bảng 4. Trong bảng này, fy và fu là cường độ tiêu chuẩn lấy theo giới hạn chảy của thép và cường độ tiêu chuẩn của thép theo sức bền kéo đứt, được đảm bảo bởi tiêu chuẩn sản xuất thép và được lấy là cường độ tiêu chuẩn của thép; gM là hệ số độ tin cậy về vật liệu, lấy bằng 1,05 cho mọi mác thép.

Cường độ tiêu chuẩn fyfvà cường độ tính toán f của thép cácbon và thép hợp kim thấp cho trong Bảng 5 và Bảng 6 (với các giá trị lấy tròn tới 5 MPa).

Đối với các loại thép không nêu tên trong Tiêu chuẩn này và các loại thép của nước ngoài được phép sử dụng trong Bảng 4, lấy fy là cường độ tiêu chuẩn lấy theo giới hạn chảy nhỏ nhất và  flà cường độ tiêu chuẩn theo sức bền kéo đứt nhỏ nhất được đảm bảo của thép. glà hệ số độ tin cậy về vật liệu, lấy bằng 1,1 cho mọi mác thép.

Đặc điểm Kết Cấu Trong Thiết Kế Nội Thất

Kết cấu thường liên quan đến chất lượng bề mặt của bất kỳ vật liệu nào đã được sử dụng để tạo ra nội thất của bạn – chúng có thể là tường, cửa gỗ, khung cửa sổ, rèm có kết cấu và vải bọc và mọi đồ vật khác lấp đầy không gian nội thất.

Mỗi đồ vật trong phòng đều có kết cấu riêng và khi những đồ vật phù hợp được kết hợp với tất cả các yếu tố khác của thiết kế nội thất, căn phòng của bạn sẽ biến thành một cảnh tượng tuyệt vời.

Khi sử dụng với ánh sáng, sử dụng đúng loại có thể tạo ra những hiệu ứng tuyệt vời. Một số trong số chúng có thể ảnh hưởng đến nhiệt độ của các phòng. Ví dụ, kết cấu sáng bóng và mịn phản chiếu ánh sáng và tạo ra hiệu ứng và ấn tượng mát mẻ trong khi kết cấu nổi lên, hấp thụ ánh sáng nhiều hơn và do đó tạo ra cảm giác ấm áp và ấm cúng.

Bạn thường thấy những căn phòng ấm cúng có đầy đủ các họa tiết. Mặt khác, nếu căn phòng của bạn chỉ sử dụng một màu hoặc đơn sắc, thì việc thêm các họa tiết sẽ làm tăng thêm vẻ đẹp tinh tế cho căn phòng.
Việc áp dụng kết cấu nên dựa trên cách các yếu tố khác của thiết kế đã được sử dụng trong phòng hoặc kết quả mà nhà thiết kế dự định đạt được.

Sử dụng kết cấu với ánh sáng

Các kết cấu thô hoặc thô như chúng ta đã thảo luận trước đó, mang lại cảm giác ấm áp cho căn phòng vì chúng phản xạ ít ánh sáng hơn. Chúng làm cho các đồ vật trông có vẻ mộc mạc và tăng thêm trọng lượng cho chúng.

Mặt khác, kết cấu mịn và sáng bóng tạo ấn tượng mát mẻ và cảm giác lạnh hơn. Chúng mang lại vẻ nguyên sơ và hiện đại cho nội thất và làm cho các đồ vật trong không gian trông bóng bẩy và phong cách.

Sử dụng kết cấu với tỷ lệ

Tỷ lệ là một yếu tố khác trải qua một sự thay đổi mạnh mẽ khi được sử dụng với loại kết cấu phù hợp. Các nhà thiết kế nội thất có thể sử dụng chúng dựa trên kết quả mong muốn mà họ đang mong đợi cho một căn phòng. Họ có thể tận dụng các kết cấu để làm cho căn phòng trông nặng hơn hoặc nhẹ hơn.Nó được thực hiện như thế nào? Hãy xem xét một chiếc ghế sofa đơn giản trong phòng. Bây giờ chỉ cần tưởng tượng một loại vải thô và thô để bọc ghế sofa. Một chiếc ghế sofa đơn giản trong phòng sẽ trông nặng nề chỉ bằng cách sử dụng một số loại vải bọc thô. Và thay vải bọc cũ bằng vải lanh mịn và sáng bóng, căn phòng sẽ sáng lên và ghế sofa của bạn cũng vậy.

Ví dụ trên được gọi là trọng lượng trực quan là chìa khóa khi tạo ra một trong những nguyên tắc thiết kế quan trọng nhất – Cân bằng .

Sử dụng kết cấu với màu sắc

Màu sắc và kết cấu khi được sử dụng phù hợp sẽ bổ sung và hoàn thiện cho nhau một cách hoàn hảo. Các đồ vật có kết cấu nặng sẽ phản xạ ít ánh sáng hơn và do đó, chúng tạo ra bóng tối cho bảng màu của căn phòng.

Tương tự, nội thất có kết cấu trơn sẽ phản chiếu nhiều ánh sáng hơn và tăng thêm độ sáng cho căn phòng. Dựa trên quy tắc đơn giản này, các nhà thiết kế nội thất có thể chọn nơi sử dụng kết cấu dựa trên yêu cầu ánh sáng trong phòng.