Tường chịu lực là gì? Tường chịu lực dày bao nhiêu?

Tường chịu lực là một bộ phận đảm nhận chức năng quan trọng trong việc chịu tải trọng của lực. Ngoài việc chịu tải trọng của chính nó thì còn có thể chịu thêm tải trọng của các bộ phận khác trong kết cấu ngôi nhà.


Thi công tường chụi lực

Chất liệu của loại tường này có thể là đất sét hoặc là gạch bê tông. Người ta dựa vào đặc điểm cũng như chức năng để chịu tường này thành hai loại đó chính là tường chịu lực dọc và tường chịu lực ngang. Độ dày của loại tường này thường có độ dày tầm 220mm và phải có giằng móng, việc dày hơn các bức tường khác là chuyện bình thường vì phải đảm bảo an toàn cho toàn bộ ngôi nhà.

Tường chịu lực cho dù theo phương ngang hay dọc thì đều mang lại ưu và nhược điểm riêng. Vậy bạn có thắc mắc, liệu có thể kết hợp tường ngang và tường dọc chịu lực với nhau hay không? Điều này hoàn toàn có thể xảy ra nên người ta gọi đó là tường chịu lực kết hợp.

Khi bạn bố trí theo cả hai phương ngang và dọc thì các phòng sẽ được bố trí một cách linh hoạt hơn, tạo ra tổng thể ngôi nhà trở nên vừa mắt và cứng cáp hơn. Các căn phòng cũng sẽ bố trí tường ngang để tạo sự thông thoáng tại nơi đầu gió, còn phía cuối gió thì sẽ được bố trí theo phương dọc chịu lực.

Cải tạo kết cấu nhà và 5 vấn đề phải biết

1. Không được phép di chuyển các bức tường chịu lực

Trong quá trình cải tạo ngôi nhà về phần kết cấu, bạn không được phép chuyển đổi, phá bỏ những bức tường chịu lực. Vì nó đóng vai trò quan trọng với trọng lượng của ngôi nhà, giúp cấu trúc nhà được cân bằng.Trường hợp gia chủ tự ý phá bỏ những bức tường chịu lực, thì nó sẽ phá hoại cân bằng kết cấu ngôi nhà.
Trường hợp gia chủ tự ý phá bỏ những bức tường chịu lực, thì nó sẽ phá hoại cân bằng kết cấu ngôi nhà. Thậm chí còn có thể dẫn đến nhiều hiểm họa khôn lường khác đối với không gian sống, có thể gây nghiêng, lún, sụp đổ,… mà không ai có thể đảm đương hết trách nhiệm này.
Bên cạnh đó, các bức tường chịu trọng lượng nhẹ cũng không được phá bỏ khi chưa được sự đồng ý của kiến trúc sư. Vì có một số bức tường nhẹ cũng đóng góp vào việc nâng đỡ trọng lượng ngôi nhà. Chẳng hạn, tường dưới xà ngang là không thể loại bỏ.

Phần cột dầm vô cùng quan trọng

2. Không thay đổi hoặc gỡ bỏ bức tường thấp

Với mỗi một căn phòng bên trong ngôi nhà đều có cửa chính và cửa sổ. Mặc dù những chiếc cửa có thể tháo dỡ để xây mới trong quá trình cải tạo lại nhà. Tuy nhiên, phần tường bên dưới thì không được “đụng đến”.Những bức tường thấp này có mối liên kết mật thiết với tường chịu lực
Những bức tường thấp này có mối liên kết với tường chịu lực, bạn có thể hình dung chúng tương tác với nhau như một quả cân. Khi tháo dỡ bức tường thấp, thì các bức tường chịu lực bị hạ xuống, thậm chí là khiến sân thượng rơi xuống vô cùng nguy hiểm.

3. Không tháo dỡ khung cửa sổ nằm trên tường chịu lực
Không tháo dỡ khung cửa nằm trên tường chịu lực

Việc tiến hành cải tạo kết cấu có thể dẫn đến rủi ro đối với cấu trúc vốn có của ngôi nhà. Tất nhiên, vấn đề này sẽ làm giảm đi chỉ số an toàn cho ngôi nhà này sau khi cải tạo. Vì vậy, bạn cần phải chú ý một cách tuyệt đối. Tốt nhất đừng nên tháo dỡ các khung cửa sổ được gắn liền với bức tường chịu lực trong nhà.

4. Không được phép dịch chuyển các bức tường xi măng cốt thép

Đây là phần mà gia chủ không được phép di chuyển. Bởi nó có hệ thống cốt thép được chôn bên dưới móng nhà. Nếu di chuyển sẽ gây ảnh hưởng đến cấu trúc tổng thể cũng như sức chịu lực của sàn, gác.Không được dịch chuyển các bức tường bằng xi măng cốt thép khi cải tạo kết cấu nhà
Như vậy, có thể thấy những ngôi nhà cũ khi cải tạo kết cấu, không phải cứ muốn là được. Có những chỗ được phép thay đổi, nhưng có những bộ phận bạn tuyệt đối không được dịch chuyển. Do đó, nếu gia chủ không có nhiều kiến thức, thì hãy tham khảo phương án từ chuyên gia có kinh nghiệm.

5. Không thể gỡ bỏ cột trụ của ngôi nhà

Phần cột trụ là vô cùng quan trọng, nó được thiết kế nhằm chống lại các lực ép từ trên xuống, đảm nhận nhiệm vụ nâng đỡ chính cho toàn bộ ngôi nhà. Thông thường, trụ được đặt lên móng, có mối liên kết chặt chẽ với móng, làm thành một thể thống nhất chống đỡ cho công trình. Vì vậy, cột trụ được nhận định là bộ phận chịu lực chính trong công trình.
Chính vì điều này, bạn không được loại bỏ các cột trụ một cách ngẫu nhiên. Bởi nó có thể khiến các tầng trên bị sụt lún, ảnh hưởng đến an toàn của ngôi nhà cũng như người sử dụng.
Việc loại cột trụ một cách ngẫu nhiên có thể khiến gây sụt lún trong quá trình cải tạo ngôi nhà
Như vậy, cải tạo kết cấu nhà là một công việc vô cùng khó khăn và phức tạp, đòi hỏi bạn phải có những kiến thức cần thiết. Do đó, nếu không chắc chắn trong quá trình sửa chữa, bạn đừng ngại liên hệ tới Trường Thắng để được hỗ trợ nhanh chóng nhất!

Tiêu chuẩn về kết cấu móng nhà

Để xây dựng về kết cấu móng nhà 1 tầng an toàn và chất lượng, thì cần phải tuân thủ một vài nguyên tắc bao gồm:

Biện pháp thi công và các bước thực hiện khâu làm nền móng cần được phối hợp nghiên cứu và khảo sát cùng các bên làm công trình ngầm, xây dựng đường sá và các công tác khác được lưu ý trong quá trình thực hiện “chu trình không” (Chu trình không là chuỗi các công việc bao gồm đào hố móng, xây dựng nền, xây dựng móng và lấp đất lại)
Việc lựa chọn phương án thi công nền cần phải cân nhắc giữa các số liệu khảo sát địa chất đã thu thập trong quá trình thiết kế công trình. Và cần thực hiện khảo sát và nghiên cứu bổ sung nếu phát hiện số liệu trong thiết kế không giống với điều kiện thực tế.
Các vật liệu, cấu kiện, bộ phận kết cấu dùng cho xây dựng nền móng phải phải đáp ứng được những yêu cầu về thiết kế, thỏa mãn các điều kiện do tiêu chuẩn Nhà nước và điều kiện kỹ thuật tương ứng đã đặt ra.
Công tác xây nền móng cần được kiểm tra kỹ thuật bởi các chủ đầu tư, của cơ quan đặt hàng đối với các bộ phận có kết cấu quan trọng đã hoàn thành riêng và có lập các biên bản nghiệm thu trung gian cho các bộ phận đó.
Khi móng được xây dựng trong các loại điều kiện địa chất đặc biệt như đất lún, đất đắp,… hoặc móng của các công trình quan trọng. Thì phải tổ chức theo dõi chuyển vị và biến dạng của móng và công trình trong từng thời kỳ xây dựng. Các đối tượng theo dõi và phương pháp đo được quy định trong thiết kế có tính toán chi phí cần thiết để đặt các mốc đo và thực hiện quá trình theo dõi.