Ban công là gì ? Đặc điểm của ban công.

Ban công là không gian thoáng nằm ở mặt ngoài nhà, sử dụng để làm nơi nghỉ ngơi hóng mát, ngắm cảnh hoặc hong phơi tuy nhiên cấu tạo sàn ban công cũng quyết định mục đích sử dụng​

Ban công là một phần của sàn gác được làm nhô ra khỏi tường ngoài nhà, có hoặc không có dầm đỡ bên dưới, có thể có mái che hoặc không có mái che bên trên. Phía trước mặt và 2 bên cạnh thoáng không xây tường chắn hoặc ban công góc thì có một bên tường xây kín do tựa vào tường cạnh. Như vậy ban công thường có 2 hoặc 3 hướng nhìn thoáng vào không gian xung quanh nhưng cấu tạo sàn ban công giống nhau. Ban công có thể trong phạm vi một phòng, dọc theo nhà hay ở góc tường.

Mặt bằng ban công có thể nhiều hình dạng khác nhau như hình chữ nhật, hình thang, hình gãy khúc, hình bán nguyệt. Ban công thường rộng 800 -1200 mm, dưới có dầm đỡ. Nếu bancông hẹp (< 800 mm) thì có thể không cần dầm đỡ. Sàn ban công có thể lát bằng nhiều chất liệu khác nhau như gỗ, gạch men chống trơn…
Mục đích sử dụng ban công chủ yếu dựa vào nhu cầu gia chủ, và có rất nhiều cách, nhiều ý tưởng để sử dụng ban công.

Tường nhà cấp 4 cao bao nhiêu phụ thuộc vào các yếu tố

Các mẫu nhà cấp 4 thường phải có diện tích rộng để đảm bảo đầu đủ công năng sử dụng và tiện nghi thoải mái cho gia chủ. Các kích thước chiều rộng, chiều dài, chiều cao đòi hỏi phải cân đối trong kiến trúc thì mới mang lại giá trị thẩm mỹ cũng như sự thông thoáng trong không gian sống của gia chủ. Vậy tường nhà cấp 4 cao bao nhiêu m là vừa phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chức năng từng phòng, đặc điểm diện tích xây nhà, đặc điểm khí hậu của từng vùng miền và điều kiện kinh tế.

Tường nhà cũng chính là độ cao nhà và là khoảng cách từ nền nhà đến hết phần tường nhà tầng 1. Với một số gia chủ, tường nhà thấp sẽ tạo cảm giác ấm cúng, gân gũi. Tuy nhiên nhiêu người lại cho rằng như vậy sẽ tạo cảm giác bức bí, không thông thoáng. Ngược lại, khi tường nhà cao tạo cảm giác thoáng đãng, mát mẻ nhưng trong nhiều trường hợp lại cảm giác trống trải, lạnh lẽo. Vì vậy tường nhà cao bao nhiêu còn phụ thuộc vào cách trang trí và công năng của từng phòng. Trong một không gian có từng phòng khác nhau, công năng sử dụng, mục đích sử dụng khác nhau sẽ có chiều cao khác nhau.

Tường nhà cao bao nhiêu phụ thuộc vào chức năng của từng phòng: Trong một ngôi nhà được phân chia thành nhiều phòng khác nhau được gia chủ sử dụng cho từng mục đích riêng nên việc thiết kế chiều cao tường hay độ cao từng phòng có thể khác nhau. Ví như phòng sinh hoạt chung, phòng khách là nơi tiếp khách, tập trung sinh hoạt gia đình nên cần tạo cảm giác trang trọng, rộng rãi. Vì thế chiều cao tường nên cao hơn các phòng khác. Thông thường chiều cao tường của phòng này dao động từ 3,6 đến 5m.
Trong khi đó phòng thờ cần tạo cảm giác trang nghiêm, chiều cao tường không nên thấp hơn các phòng thông dụng. Phòng ngủ, phòng bếp, phòng ăn, phòng làm việc nên tạo sự ấm cúng, tránh sự trống trải lạnh lẽo vì vậy mà chiều cao tường ở mức trung bình từ 3-3,3m. Phòng để xe, phòng tắm và phòng kho là những nơi có tần suất sử dụng thấp, gia chủ ít khi lui tới do đó chỉ nên thiết kế tường nhà cấp 4 cao khoảng 2,4-2,7m với mục đích tiết kiệm kinh phí xây dựng cũng như không gian sử dụng.

Tường nhà cấp 4 cao bao nhiêu còn phụ thuộc vào diện tích ngôi nhà. Thông thường khi diện tích lớn rộng rãi để tránh tạo sự trống trải thì chiều cao nhà ở mức trung bình từ 3-3,3m. Trong khi nếu diện tích nhà không quá lớn, dao động từ 100-150m2 thì chiều cao tường nhà cấp 4 nên ở mức cao khoảng 3,6-4m để hạn chế mức thấp nhất sự chật hẹp, bức bí. Việc lựa chọn tường nhà cao bao nhiêu sẽ được các kiến trúc sư tính toán tỷ mỉ dựa vào tỷ lệ kích thước lô đất của gia đình bạn. Vì vậy trước khi bắt tay vào xây dựng bạn nên tham khảo ý kiến của các kiến trúc sư, kỹ sư xây dựng về chiều cao tường nhà để đảm bảo vẻ đẹp thẩm mỹ của ngôi nhà cũng như tạo ra không gian sống lý tưởng .
Tường nhà cao bao nhiêu phụ thuộc vào điều kiện kinh tế: Như đã trình bày ở trên, nhà càng cao tức là tường nhà cao thì đi kèm với việc phát sinh thêm chi phí nhân công, vật liệu cũng như là bảo dưỡng trong quá trình sử dụng. Vì thế tùy từng điều kiện gia đình mà tường nhà lựa chọn chiều cao ở mức vừa phải, phù hợp.

Những cách nhận biết tường chịu lực

Với nhiều gia đình, nhất là những người mua lại nhà đã được xây dựng từ lâu mà không có bản vẽ kỹ thuật, việc nhận biết tường chịu lực trong nhà sẽ gặp nhiều khó khăn. Nếu bạn muốn cải tạo, sửa chữa, nâng tầng thì cần phải xác định được đâu là tường chịu lực, đâu là không chịu lực bởi nếu tác động đến 1 bức tường chịu lực sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ kết cấu của ngôi nhà. Không chỉ hiểu tường chịu lực là gì mà phải đánh giá được khả năng chịu lực của tường mới có thể sửa chữa, cải tạo phù hợp. Có 6 cách xác định, nhận biết tường chịu lực trong nhà:

– Dựa vào vị trí:
Tường chịu lực là gì và vị trí của tường chịu lực như thế nào ?​
Một yếu tố dễ nhận biết nhất trong quá trình xác định tường chịu lực là vị trí của bức tường trong nhà bạn. Thông thường nếu tường là kết cấu chịu lực duy nhất trong căn nhà, thì tất cả các tường ngoài sẽ đóng vai trò chịu lực tải. Các bức tường này thường có khả năng cách nhiệt, cách âm tốt. Ngoài ra, các bức tường trong chịu lực sẽ được nhận biết thông qua khoảng cách đến tường bao, hướng theo dầm, xà.

– Tường chịu lực tải trong nhà cao tầng:
Với nhà cao tầng, để biết tường chịu lực là gì hãy kiểm tra từ tầng dưới lên tầng cao. Thông thường, càng lên cao, độ dày của 1 vài bức tường càng giảm, hoặc thậm chí 1 vài bức tường còn biến mất, nhất là ở tầng thượng. Những bức tường này là tường không chịu lực tải nên hoàn toàn có thể giảm bớt, trong khi những bức tường không thể giảm chiều dày chính là những bức tường đóng vai trò chịu lực của công trình.
Ngoài ra để đảm bảo an toàn, các căn nhà sử dụng kết cầu tường chịu lực thường có độ cao dưới 5 tầng.

– Dựa vào độ dày của tường:
Phân biệt tường chịu lực với tường không chịu lực dựa vào độ dày của tường​
Tường chịu lực sẽ có độ dày lớn hơn những bức tường không chịu lực. Để đảm bảo an toàn, tường chịu lực phải có chiều dày > 220mm và có giằng.

– Dựa vào chất liệu tường:
Tường chịu lực có thể là tường gạch, đá, đường bê tông, bê tông cốt thép…nhưng trong nhà ở dân dụng thường chỉ dùng tường gạch – đá.
– Dựa vào hệ thống dầm, đà và cột:

Tường chịu lực chịu trọng tải của mái nhà​
ở bước này, bạn cần nghiên cứu kỹ hơn về ngôi nhà của mình. Hãy tìm những bức tường có dầm nối trực tiếp với móng bê tông , hoặc những bức tường tiếp xúc vuông góc với đà ngang, nhiều khả năng chúng là những bức tường chịu lực cho cả căn nhà.

– Dựa vào sự thay đổi của cấu trúc:
Với những căn nhà cổ được xây dựng từ lâu hoặc xây dựng không cẩn thận, sau một thời gian dài sử dụng, dầm, đà ngang và cột của nhà sẽ xuống cấp, dồn trọng lượng của kết cấu vào những bức tường vốn không được thiết kế để chịu lực. Bởi vậy, bạn sẽ cần 1 sự giúp đỡ từ các chuyên gia trước khi tiến hành cải tạo nhà để đảm bảo an toàn.

Đặc điểm kết cấu chịu lực của dầm sàn gỗ

Kết cấu chịu lực của sàn gỗ là một hệ thống các dầm gỗ đặt cách đều và song song theo phương ngang hay dọc nhà. Trường hợp khẩu độ lớn thường có các dầm chính và dầm phụ (dầm phụ vuông góc với dầm chính). Tuy nhiên chỉ áp dụng khi khẩu độ dầm ≤ 4.

Dầm chính thường cách nhau 3 ÷ 4m, đặt theo phương ngắn của phòng, tiết diện dầm thường có tỷ lệ cao/rộng là 1,5 ÷ 1 đến 3,5 ÷ 1, chiều cao dầm thường từ 1/15 ÷ 1/20 chiều dài dầm.
Tìm hiểu chi tiết cấu tạo sàn gỗ sẽ thấy các dầm phụ thường đặt cách nhau 70, 80, 90, 100cm.
Tiết diện dầm thông thường là hình chữ nhật đứng, ngoài ra còn có thể làm các dầm ghép.
Liên kết giữa đầu dầm với dầm vuông góc thường làm liên kết mộng đuôi én.

Lớp mặt sàn thường là các tấm gỗ ván được đặt trực tiếp lên dầm, liên kết đinh. Cách ghép giữa các tấm thường làm mộng hèm âm dương. Còn cách lát ván sàn có nhiều cách: lát thẳng song song, lát chéo hình chữ chim lát theo kiểu đan phên…tuy nhiên chi tiết cấu tạo sàn gỗ không đổi.

– Liên kết giữa đầu dầm với tường thường có 3 cách:

Gối lên bờ tường với các tường trong, các đầu dầm đối đầu được giằng với nhau bằng thanh thép dẹt khoan lỗ đóng đinh.

Gối vào hốc tường với trường hợpcác tường bao ngoài sàn (chú ý chống ẩm từ ngoài thấm vào).

Gối lên gờ tường bằng BTCT

– Một số chú ý với những chi tiết cấu tạo sàn gỗ khi liên kết đầu dầm với tường:

Chi tiết cấu tạo sàn gỗ thể hiện cách liên kết đầu dầm với tường
Cần liên kết neo đầu dầm với tường cho chắc, thường dùng thép dẹt hoặc thép góc.
Có biện pháp chống ẩm, chống mối mọt cho đầu dầm (thường tấm dầm chống mối mọt phần đầu dầm 30 ÷ 40cm, bọc giấy dầu chống ẩm…)
Không được gác dầm gỗ lên tường ống khói, nếu bắt buộc có dầm tại vị trí này thì phải gác vào một dầm phụ trung gian.
Khi chiều cao dầm lớn cần cấu tạo các thanh giằng theo hệ thống bắt chéo chữ X để tăng cường độ ổn định của hệ dầm.

Ảnh hưởng của đặc điểm và yêu cầu sử dụng móng công trình

Chiều sâu chôn móng còn phụ thuộc vào sự có mặt của các công trình như tầng hầm, đường giao thông, đường ống dẫn nước…cũng như các công trình lân cận đã xây dựng. Đáy móng phải được đặt sâu hơn tầng hầm ít nhất 40cm và mặt trên của móng phải nằm ở dưới sàn tầng hầm. Khi công trình tiếp cận với các đường giao thông ngầm thì đế móng cần đặt sâu hơn các vị trí trên tối thiểu 20 – 40cm.

Ảnh hưởng của biện pháp thi công móng:

Chiều sâu chông móng có liên quan đến phương pháp thi công móng. Nếu lựa chọn chiều sâu chôn móng một cách hợp lý thì có thể rút ngắn thời gian xây dựng móng và biện pháp thi công không đòi hỏi phức tạp. Có thể đề xuất ra nhiều phương án móng, độ sâu chôn móng để lựa chọn phương án cho phù hợp.

Móng nông là gì vẫn là vấn đề mang tính khái quát, đó là tên gọi chung bao gồm các loại móng phổ biến sử dụng cho các công trình nhà dân dụng, đặc biệt là móng đơn và móng băng. Dựa vào tính chất công trình, đặc điểm địa chất, chúng ta mới có thể xác định được nên sử dụng loại móng nào cho phù hợp. Lựa chọn móng là vấn đề liên quan đến toàn bộ kết cấu công trình, vì vậy chúng ta phải tính toán kết cấu móng sao cho chính xác nhất, xác định loại móng phù hợp nhất.