Các loại vữa thường gặp trong xây dựng

Vữa xây dựng là một loại vật liệu đá nhân tạo thành phần bao gồm chất kết dính, nước, cốt liệu và phụ gia. Các thành phần này trong vữa xây dựng được nhào trộn theo tỷ lệ xây dựng thích hợp.

Có khoảng 4 loại vữa xây dựng như sau:

Vữa vôi

Thành phần cấu tạo của loại vữa này gồm cát, vôi, nước, xi măng trộn với nhau. Được sử dụng nhiều trước đây do chi phí khá rẻ, được ứng dụng cho nhiều công trình nhà ở, các mẫu nhà cấp 4 hay những thiết kế nhà 3 gian truyền thống.

Vữa xi măng

Thành phần cấu tạo của vữa xi măng bao gồm xi măng trộn với nước, hay còn gọi là vữa xi măng nguyên chất. Loại vữa này được sử dụng để đánh màu, chống thấm cho bể chứa nước, bể xí, mái bằng,…

Vữa xi măng- cát: Dùng để xây, trát, ốp, láng ở mọi nơi kể cả những nơi ẩm ướt, chịu nước tốt, dưới mực nước ngầm, chịu lực lớn. Do đó mà tính ứng dụng của vữa xi măng- cát cao hơn hẳn. Nếu xây thì thường dùng vữa xi măng cát- vàng mac 50 hoặc 25. Nếu trát thì thường dùng vữa xi măng cát đen trộn với vôi cho dễ trát. Khi thi công, các đơn vị thi công với kinh nghiệm làm việc sẽ tự xử lý được tùy theo mục đích và nhu cầu sử dụng vữa xây dựng của từng hạng mục thi công.

Vữa ba ta

Đây là loại vữa vôi( hoặc vữa có thêm đất sét) có thêm xi măng đáng kể để tăng cường độ và dùng được ở những nơi ẩm thấp.

Ứng dụng của vữa tam hợp được dùng để xây, trát, ốp, láng ở hầu hết mọi nơi. Vữa tam hợp được ưa chuộng nhờ ưu điểm có tính dẻo, cần thiết ( dễ thi công) và có thời gian đông cứng hợp lý.

Vữa thạch cao

Vữa thạch cao trộn với nước. Trong đó lượng nước chiếm tới 65 đến 90% lượng thạch cao. Loại vữa này được sử dụng để xây, trát, làm gờ chỉ,…thường được sử dụng trong thi công nội thất, ngoại thất ở những nơi khô ráo, không ẩm ướt.

Điều kiện để tiến hành công tác nghiệm thu công trình xây dựng

Quá trình nghiệm thu chỉ được thực hiện với những công việc xây lắp, bộ phận kết cấu, bộ phận công trình, giai đoạn thi công, hạng mục công trình, thiết bị, máy móc phù hợp với thiết kế được duyệt, tuân theo những tiêu chuẩn pháp luật.

  • Đối với các công trình xây dựng tuy đã hoàn thành nhưng vẫn còn tồn tại về chất lượng nhưng không ảnh hưởng đến độ bền vững và các điều kiện sử dụng bình thường của công trình thì có thể chấp nhận nghiệm thu. Nhưng vẫn phải tiến hành những công việc bắt buộc dưới đây :

Tiến hành lập bảng thống kê các tồn tại về chất lượng còn sót lại. Quy định rõ thời hạn sửa chữa, khắc phục để nhà thầu thực hiện.

Tất cả các bên liên quan phải có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra việc sửa chữa, khắc phục các tồn tại về chất lượng đã nêu ở trên.

Thực hiện việc nghiệm thu lại sau khi các tồn tại trên đã được nhà thầu sửa chữa, khắc phục xong.

  • Nghiệm thu công trình cải tạo có thiết bị, máy móc đang hoạt động phải tuân theo nội quy, tiêu chuẩn kỹ thuật vận hành và các quy định về an toàn, vệ sinh của đơn vị sản xuất.

Các biên bản nghiệm thu trong thời gian xây dựng và biên bản nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào sử dụng là căn cứ để thanh toán sản phẩm xây lắp và quyết toán giá thành công trình đã xây dựng xong. Chưa lập văn bản nghiệm thu công trình hoàn thành, chưa được thanh toán , nếu trong hợp đồng ký kết giữa chủ đầu tư và nhà thầu ghi thì có thể được tạm ứng chi phí.

  • Đối với các công việc xây dựng đã được nghiệm thu nhưng thi công lại hoặc các máy móc thiết bị đã lắp đặt nhưng thay đổi bằng máy móc thiết bị khác thì phải tiến hành nghiệm thu lại.
  • Đối với công việc xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng, bộ phận công trình xây dựng sau khi nghiệm thu được chuyển sang nhà thầu khác thi công tiếp thì nhà thầu đó phải được tham gia nghiệm thu xác nhận vào biên bản.

Các công việc xây dựng, kết cấu xây dựng, bộ phận công trình xây dựng trước khi bị che lấp kín phải tổ chức nghiệm thu.

  • Đối với các công việc xây dựng, kết cấu xây dựng, bộ phận công trình xây dựng không nghiệm thu được phải sửa chữa hoặc xử lý gia cố thì phải tiến hành nghiệm thu lại theo phương án xử lý kỹ thuật đã được đơn vị thiết kế và chủ đầu tư phê duyệt.

Không nghiệm thu hạng mục công trình, bộ phận công trình, công việc xây dựng sau khi sửa chữa hoặc xử lý gia cố nhưng vẫn không đáp ứng được yêu cầu bền vững và các yêu cầu sử dụng bình thường của công trình.