Tư vấn hóa giải nhà cuối ngõ nhận năng lượng kém

Theo phong thủy, những ngôi nhà cuối ngõ sẽ nhận được ít năng lượng, dễ xảy ra tình trạng tụ khí, không tốt. Tuy nhiên với cách bài trí nhà hợp lý sẽ hóa giải được nhược điểm này.

Nhiều gia đình quan niệm, nhà cuối ngõ sẽ yên tĩnh nhưng không được tốt về phong thủy bởi dễ xảy ra tình trạng bế khí. Tuy nhiên, theo các chuyên gia phong thủy thì có thể hóa giải vấn đề này bằng các thiết kế ngôi nhà hợp lý.

Theo huyên gia phong thủy, thông thường, khi chọn mua nhà đất mọi người thường có tâm lý e ngại những ngôi nhà nằm ở cuối ngõ. Tuy nhiên, khi gặp trường hợp này chúng ta cũng nên cân nhắc để tránh bỏ qua những cơ hội tốt.

Trường hợp nhà nằm ở vị trí cuối cùng của con ngõ thì việc đón dòng khí dẫn từ ngoài vào sẽ kém hơn các nhà khác; ngõ càng dài, càng quanh co thì khí càng bị thất thoát nhiều. Ngoài ra, nhà cuối ngõ không có sự trao đổi khí thường xuyên dễ xảy ra tình trạng bế khí không tốt.

Để hóa giải hai điểm bất lợi này, khi thiết kế nhà cuối ngõ nên dành một phần diện tích để làm sân trước giúp nhà có được minh đường rộng rãi, sáng sủa nhằm tích khí tốt hơn, đồng thời đây cũng là không gian giúp khí lưu thông, tránh tình trạng bế khí. Nếu là mảnh đất lớn, có điều kiện thiết kế không gian, các gia đình cũng nên thiết kế khoảng sân phía sau để khí lưu thông tốt hơn nữa.

Phương pháp thi công đổ sàn bê tông tiêu chuẩn

Lấy cốt sàn

Việc lấy cốt sàn được thực hiện theo phương pháp đo mực nước chuẩn hiện hành.Sàn cần có cốt thấp nhất là cốt 0 theo mức chuẩn của từng địa phương.

Đổ bê tông

Thực hiện đổ bê tông theo mác và độ dày theo thiết kế. Tùy theo dạng bê tông trộn sẵn (bê tông tươi) hay trộn theo mẻ, ta sẽ thu được các loại sàn có độ ổn định khác nhau. Bê tông tươi được trộn theo tỉ lệ thành phần chuẩn và trộn nguyên khối nên độ ổn định vữa cao hơn bê tông trộn tay theo mẻ nhỏ. Vữa bê tông tươi có độ ổn định cao, lượng nước vừa đủ, giảm hiện tượng tạo bọt trên bề mặt bê tông. Sau khi gạt lấy phẳng, chờ cho đến khi bề mặt vữa có thể đi lại được (độ cứng xuyên kim khoảng 1mm), mới tiến hành xoa- tạo phẳng bằng máy mài. Trong quá trình xoa lấy phẳng cần tránh không nên rắc hỗn hợp cát xi măng mác cao hoặc xi măng không do có thể gây tăng mác bê tông mặt làm giảm khả năng thấm sơn của bề mặt bê tông. Đối với bê tông trộn thủ công, do tỉ lượng nước/ xi măng/ cát không ổn định nên rất dễ gây hiện tượng nứt giữa các khối, thừa nước- nổi bọt, lệch cốt nền. Khi đó cần tiến hành đổ lớp vữa gạt mặt.

Gạt vữa bề mặt sàn

Trong trường hợp buộc phải đổ thủ công, do tỉ lượng các hợp phần bê tông khác nhau nên khó có thể đảm bảo độ đồng đều, nên sau khi đầm dùi và đầm bàn, ta chờ cho khối bê tông tăng cứng một phần rồi tiến hành gạt vữa mặt (xi măng/ cát= 1/3 đến 1/4), xoa bằng bàn xoa thủ công hoặc máy xoa. Tuy nhiên trước khi tiến hành xoa tạo phẳng cần kiểm tra độ cứng của vữa gạt mặt. Cần tránh không để thừa nhiều nước hoặc tiến hành xoa khi bề mặt sàn còn ướt sẽ gây nổi xi măng gây hiện tượng mác bề mặt quá cao hoặc cháy xi măng cục bộ, cả 2 trường hợp đều gây hiện tượng kém hấp thu sơn trên bề mặt bê tông. Lớp vữa gạt mặt có thể tiến hành thi công trong vòng 24h sau khi đổ bê tông để đảm bảo kết cấu giữa các lớp. Trường hợp lớp bê tông đổ trước đã đạt độ cứng tối đa (sau 28 ngày) thì phải sử dụng phụ gia tăng dính để đảm bảo liên kết giữa lớp vữa mới và bê tông cũ.

Bảo dưỡng sàn bê tông

Sau khi đổ xong, cần tiến hành dưỡng hộ trong thời gian 28 ngày (không có phụ gia) hoặc ngắn hơn nếu sử dụng phụ gia thủy hóa nhanh. Trường hợp sàn cũ đổ thêm lớp vữa mặt, thời gian chờ thủy hóa là khoảng 1 tuần đến 10 ngày. Trong thời gian bảo dưỡng, có thể tiến hành mài tạo phẳng (ướt hoặc khô) bằng đá mài hoặc giấy nhám. Tránh sử dụng các loại máy có trọng lượng lớn hoặc các va đập mạnh trên bề mặt. Đối với trường hợp bề mặt không đủ độ nhẵn, có thể sử dụng hỗn hợp bột trám vá để tạo phẳng.