Xây dựng hệ thống thoát nước trên mái nhà – Mái dốc

Phần bên ngoài như bộ mặt của ngôi nhà thì cái máng xối chính là lưỡi mày trên bộ mặt đó. Nó vừa giúp ngăn nước chảy vừa là nét trang điểm mang lại cái duyên cho ngôi nhà. Tùy theo quy mô và cấp công trình, máng thu có thể làm từ đơn giản đến kiên cố như bằng tôn hay bê tông cốt thép.

Hệ thống thoát nước mưa cho mái dốc được bố trí bằng máng xối như thế nào ?

Hiện nay, với những công trình có kiến trúc sư đảm nhận, hệ thống thoát nước mưa trên mái nhà thường được thiết kế đầy đủ, có chỉ định chất liệu, hình dáng, kích thước, màu sắc. Cũng có một số ngôi nhà phải làm bổ sung hệ thống thoát nước này do không có thiết kế đồng bộ từ ban đầu, nhưng không nhiều.

Vật liệu phổ biến hiện nay là tôn mạ màu (sơn tĩnh điện). Loại này được các hãng tôn bán ra có một số màu sắc nhất định để chọn lựa.Ưu điểm của nó là đẹp, không sét gỉ. Còn cách làm cũ của những người thợ hàn tôn thiếc chỉ thích hợp với các nhà phố hoặc những công trình nhà ở đầu tư thấp, không được chú trọng lắm về mỹ thuật. Có thể chọn bê tông, máng xối bằng tôn hoặc không làm máng xối để nước chảy tự do. Với hệ thống thoát nước mưa trên mái nhà thì hình thức nào cũng có cái lợi, cái hại riêng. Vấn đề là nên chọn cái nào cho phù hợp nhất về kỹ thuật, thẩm mỹ. Chính vì vậy, khi thiết kế, kiến trúc sư phải quan tâm đến việc thể hiện, chọn hình thức cho phù hợp với ngôi nhà. Nếu nhà còn đất thì ốp máng xối bên ngoài viền mái còn nếu hết đất thì phải cắt mái bên trong để đặt máng xối.

Máng nước (seno) phải đảm bảo độ dốc i = 2% về phía phễu thu.

Các phương pháp sử dụng cọc khoan nhồi ống vách

Khi sử dụng cọc khoan nhồi có sử dụng ống vách.

Loại này thường được sử dụng khi thi công những cọc nằm kề sát với công trình có sẵn hoặc do những điều kiện địa chất đặc biệt. Cọc khoan nhồi có dùng ống vách thép rất thuận lợi cho thi công vì không phải lo việc sập thành hố khoan, công trình ít bị bẩn vì không phải sử dụng dung dịch Bentonite, chất lượng cọc rất cao. Nhược điểm của phương pháp này là máy thi công lớn, cồng kềnh, khi máy làm việc thì gây rung và tiếng ồn, bên cạnh đó còn rất khó thi công đối với những cọc có độ dài trên 30m

Khi sử dụng cọc khoan nhồi không sử dụng ống vách

Đây là công nghệ khoan rất phổ biến. Ưu điểm của phương pháp này là thi công nhanh, đảm bảo vệ sinh môi trường và ít ảnh hưởng đến các công trình xung quanh. Phương pháp này thích hợp với loại đất sét mềm, nửa cứng nửa mềm, đất cát mịn, cát thô hoặc có lẫn sỏi cỡ hạt từ 20 – 100mm.
Có 2 phương pháp dùng cọc khoan nhồi không sử dụng ống vách:

Phương pháp khoan thổi rửa (phản tuần hoàn):

Máy đào sử dụng guồng xoắn để phá đất dung dịch Bentonite được bơm xuống hố đẻ giữ vách hố đào. Khi công cọc khoan nhồi thổi rửa là mùn khoan và dung dịch được máy bơm và máy nén khí đẩy từ hố khoan lên đưa vào bể lắng để lọc tách dung dịch Bentonite tái sử dụng. Công việc đặt cốt thép tiền hành bình thường.

  • Ưu điểm: Phương pháp này có giá thiết bị rẻ, thi công đơn giản, giá thành hạ.
  • Nhược điểm: Tốc độ khoan chậm, chất lượng và độ tin cậy chưa cao.

 

Móng gạch thường được sử dụng trong trường hợp nào​

 

Khi nền đất tốt: Có thể sử dụng móng gạch cho nhà cấp 4, hoặc những ngôi nhà 2 tầng đơn giản không quá nặng nề. Móng gạch xây thích hợp với điều kiện thủ công, gạch sẵn và rẻ. Chính vì thế mà móng gạch phù hợp xây dựng cho những vùng đồng bằng, địa chất đất nền tốt, đất nguyên thổ không qua bồi đắp và tiết kiệm được chi phí xây dựng cho việc thi công và đào móng.

Đa phần đối với công tác xây dựng nhà ở dân dụng, khi tiến hành phương án móng, hầu hết đều dựa vào kinh nghiệm thực tế từ những công trình đã xây dựng xung quanh, hoặc hỏi những người lớn tuổi về đia chất đất khu vực này như thế nào để chọn loại móng thích hợp mà không sử dụng khoan địa chất. Do đó, việc móng gạch thường được sử dụng trong trường hợp nào cũng nằm trong kinh nghiệm xây dựng của nhiều đội thợ thi công. Các bác thợ ở quê có nhiều kinh nghiệm thi công và xây loại móng kiểu này, thích hợp với điều kiện thi công thủ công, gạch sẵn và rẻ.

Móng gạch cũng thường được sử dụng trong trường hợp: xây nhà vệ sinh, xây các công trình phụ trợ như khu vực chăn nuôi gia súc, gia cầm…. tại các vùng nông thôn, vùng quê vẫn được áp dụng khá phổ biến và rộng rãi.

Tuyệt đối không sử dụng móng gạch cho nền đất yếu. Nền đất yếu là nền đất không đáp ứng đủ độ bền và sức chịu tải. Khi xây dựng đất sẽ dễ dàng bị biến dạng nhiều khiến công trình không thể xây dựng hoặc không thể đáp ứng được các yêu cầu kĩ thuật. Do đó, khi phải chịu đựng một lực tải bên trên công trình thì nền đất sẽ bị lún. Nếu tiếp tục thi công thì sẽ dẫn đến các hậu quả như lún, sụt, nứt, thậm chí là đổ sập hoàn toàn công trình. Do đó, khi tiến hành thi công trên nền đất yếu, móng gạch không được sử dụng. Bạn phải tính toán và gia cố móng phù hợp với hiện trạng đất của gia đình mình.