Category: Thư viện

Chi tiết cấu tạo sàn gỗ công nghiệp

Nguyên liệu chính: Sàn gỗ công nghiệp được làm từ nguyên liệu chính đó là gỗ HDF. Gỗ HDF được làm chủ yếu từ gỗ tự nhiên nguyên khối. Gỗ tự nhiên này sẽ được luộc và sấy khô trong môi trường nhiệt độ cao từ 1000ºC – 2000ºC, sau khi được xử lý cho đến khi hết nhựa và nước sẽ tiến hành xay thành bột. Bột gỗ sẽ được xử lý kết hợp với các chất phụ gia làm tăng độ cứng của gỗ, chống mối mọt. Sau đó được ép dưới áp suất cao (850 – 870kg/cm2) để tạo thành tấm gỗ HDF đạt yêu cầu.

Sơ đồ chi tiết cấu tạo sàn gỗ công nghiệp ​ gồm:

Các lớp chính: chi tiết cấu tạo sàn gỗ công nghiệp bao gồm 4 tầng cơ bản

Tầng 1 : Lớp phủ bề mặt: Tầng này là lớp bề mặt của một vật liệu đặc biệt trong suốt cung cấp cho một sự ổn định tốt hơn, nhưng cũng làm việc để bảo vệ tầng hai dưới tác dụng từ bên ngoài. Ngoài ra lớp bề mặt này cũng cải thiện khả năng chống nước, chống trầy xước và va đập. Nó cũng làm giảm bụi và vi khuẩn giúp duy trì độ tin cậy và vệ sinh dễ dàng hơn cho sàn gỗ cứng.

Tầng 2 : Lớp cơ sở và lớp trang trí: giấy hoặc phim mẫu vân gỗ hoặc họa tiết có tính chất tương tự, dưới sự bảo vệ của tầng 1 thì độ bền của lớp màu trong khi sử dụng là rất ấn tượng. Đây cũng là lớp hạt gỗ hoa văn đa dạng được thương hiệu riêng thiết kế để phù hợp với từng hệ thống nội thất khác.

Tầng 3 : Lớp cốt gỗ: Đây được coi là thành phần quan trọng nhất trong những chi tiết cấu tạo sàn gỗ công nghiệp, bột gỗ tự nhiên, thành phần chủ yếu lâu năm là cơ sở của lõi HDF (khoảng 85%), với sự hỗ trợ của phụ gia tổng hợp cùng bột gỗ giúp sàn gỗ công nghiệp có độ cứng lớn hơn, cải thiện độ bám dính và độ bền của sàn gỗ công nghiệp

Tầng 4 : lớp đế: tấm lót có hiệu lực lót chống biến dạng, mối và tạo độ ổn định của các thuộc tính toàn bộ sàn. Nó cũng làm giảm độ ẩm cho sàn gỗ

Hèm khóa: Sàn gỗ công nghiệp chỉ cần liên kết các hèm khóa lại là đã có thể có được sàn nhà thằng tắp mà không cần sử dụng đến keo kết dính. Có các loại hèm khóa tiên tiến như hèm khóa R-click, Tap &Go,.

Vai trò quan trọng của gạch lát sân vườn đẹp cho biệt thự

Với xu hướng đưa những thiết kế nhà ở gần nhất với thiên nhiên. Ngôi nhà biệt thự khi xây dựng luôn có một khoảng dành cho sân vườn. Vậy nên những cái tên “biệt thự sân vườn” luôn là tự hào của những gia chủ.

Thiết kế sân vườn chú trọng đến yếu tố bố trí không gian. Đó là những cây cỏ, hoa lá và cả tiểu cảnh. Và đặc biệt quan trọng là gạch lát sân vườn. Vật liệu này sẽ được sử dụng để tạo khoảng không gian sử dụng trong sân vườn.

Những khu vực cần thiết phải sử dụng gạch lát sân vườn là khu vực lối đi, khu vực vui chơi, sinh hoạt của gia đình. Tùy vào kiểu thiết kế mà khu vực này có độ lớn nhỏ, có mái che hay không, có hồ bơi không.

Gạch sân vườn sẽ góp phần tạo nên sự sạch sẽ cho khu vực ngoại cảnh này. Thêm vào đó, với nét đẹp trên bề mặt, gạch sân vườn cũng là nét điểm tô, bổ sung thẩm mỹ cho sân vườn. Ngoài ra, gạch lát sân vườn còn có chức năng bảo vệ bề mặt sân giúp cho sân vườn có độ bền lâu dài.

Với vai trò quan trọng của gạch lát sân vườn nên khi chọn bạn phải thật kỹ lưỡng. Có như vậy khu sân vườn của bạn mới thật sự chất lượng và thật lung linh. Nhưng làm thế nào để có những mẫu gạch lát sân vườn thật kiểu cách.

Phong thủy cho nhà chung cư

Xu thế cư trú tất yếu trong đô thị hiện đại là ở nhà chung cư. Đặc trưng Trường khí chung cư là vừa tách bạch phần riêng lại vừa phụ thuộc phần chung, liên quan ảnh hưởng giữa các căn hộ của toàn khối nhà với nhau. Do đó các yếu tố Phong thủy của nhà chung cư tuy vẫn tuân theo những nguyên tắc cơ bản của nhà ở truyền thống nhưng vẫn có các khác biệt cần điều chỉnh linh hoạt.


Tận dụng không gian nhỏ làm tiểu cảnh

Chọn nhà chung cư: xem thế
Nên xem chung cư như một ngôi nhà lớn có nhiều pḥòng, nhiều tầng. Ngôi nhà ấy cần có được các thuận lợi về Phong Thủy như hướng tốt, đón gió mát, tránh nắng gắt, có khoảng lùi tương xứng với đường giao thông để giảm Xung sát bên ngoài xâm nhập vào không gian căn hộ. Cũng như một ngôi nhà độc lập, chung cư cần có khoảng Minh đường khoáng đạt ở phía trước, tốt nhất nên là một khu vực cây xanh, công viên nhỏ làm chỗ vui chơi, nghỉ ngơi cho cư dân, đồng thời là khoảng lùi, tạo tầm nh́n tốt cho người bên ngoài khi tiếp cận. Một chung cư có Phong thủy tốt cũng nên có khoảng cách hài ḥa giữa các khối nhà, cần tránh hình thành vùng Sơn xuyên (khe hẹp tạo gió hút do nhà cao tầng làm quá gần nhau).

Chọn hướng nhà chung cư
Hướng của chung cư là hướng thẳng góc với mặt cửa ra vào chính của chung cư, các lối giao tiếp khác được coi là hướng phụ. Chung cư có mặt dài quay về hướng nam hoặc lân cận nam sẽ đón được gió mát và ánh sáng ổn định (mặt phía bắc). Các cạnh ngắn (đầu hồi) quay về hướng xấu sẽ giúp giảm thiểu căn hộ bên trong chịu ảnh hưởng nắng tây và gió nóng. Đối với những chung cư bị phơi mặt dài ra phía đông tây, cần có giải pháp che chắn như tạo hành lang hay lam che nắng. Khi các dăy chung cư nằm kề nhau cần chú ý đến độ lệch của khối nhà để không cản gió và che khuất tầm nhìn. Căn hộ tốt là căn hộ có cửa sổ các pḥòng quay mặt ra hướng tốt, có những điều kiện sinh môi hợp với gia chủ. Những chung cư cũ dùng hành lang giữa kéo dài thường rất hay bị tối tăm và gió lùa. Chú ý cửa sổ của các căn hộ không nên nhìn vào căn hộ khác (tầm nhìn xuyên thấu và gió lùa xuyên pḥòng) mà nên bố trí nhìn được ra cảnh quan bên ngoài.

Chọn theo Nhân Khẩu Trạch Mệnh
Khi chọn mua căn hộ chung cư, các yếu tố cần quan tâm là sự thông thoáng, tầm nhìn, tiện ích… sau đó tùy theo nhân, khẩu mỗi gia đình mà phân bố pḥòng ốc hợp với đặc tính và mệnh trạch của các thành viên cư trú. Thông thường diện tích căn hộ không rộng răi để làm nhiều pḥòng riêng như nhà phố độc lập, do đó mỗi căn hộ cần tận dụng tối đa các diện tích chung(như pḥòng khách – bếp có thể kết hợp làm không gian ăn – sinh hoạt chung – giải trí… ). Trường khí của căn hộ được quyết định bởi các không gian chung này. Sau không gian chung (mang tính Động – Dương ) cần bố trí tiếp đến các không gian riêng (Tĩnh – Âm ) trên nguyên tắc cân bằng Âm Dương và tránh ngăn chia quá nhiều gây ngột ngạt.

Chức năng của tầng lửng là gì?

Chức năng sử dụng của tầng lửng khá đa dạng. Có thể xây lệch tầng và ở đó dùng làm nơi sinh hoạt chung hay phòng làm việc hoặc đưa phòng khách, phòng ăn và bếp lên khu vực này. Cũng có thể sử dụng nơi đây để vừa làm phòng ngủ và phòng sinh hoạt chung.

Tầng lửng có nhiều mục đích sử dụng. Công năng sử dụng của tầng lửng khá đa dạng. Tựu trung lại là:

– Khi diện tích xây dựng không được rộng lắm mà cần mặt bằng trệt để kinh doanh hoặc làm nơi để xe, nhà kho cũng có thể làm tầng lửng để tăng tối đa diện tích chứa đựng.

– Khi buộc phải giới hạn bởi chiều cao công trình mà cần mặt bằng rộng cũng có thể dùng tầng lửng. Trường hợp đủ diện tích, có thể đưa hết các không gian chức năng của tầng trệt lên tầng lửng như bếp ăn, phòng khách.

– Tầng lửng cũng có thể chỉ dùng với mục đích tiếp khách mà vẫn quan sát được việc mua bán ở tầng trệt. Tầng lửng có khi vừa là phòng khách vừa là phòng sinh hoạt chung gia đình.

– Với nhiều nhà ở, có thể bố trí tầng lửng như một phòng ngủ của gia chủ.

Phân loại nhà cao tầng trong thiết kế kết cấu

PHÂN LOẠI KẾT CẤU NHÀ CAO TẦNG :

1. Sử dụng : nhà ở, văn phòng, bệnh viện, ks, trung tâm thương mại.

Ý nghĩa : Chức năng sử dụng khác lưới kết cấu cao tầng, sơ đồ kết cấu.

VD1 : Nhà ở -> hẹp -> lưới cột 6-8m, h tầng = 3.2-3.6m

VD2 : Văn phòng trung tâm thương mại: rộng L=9-15m, Ht: văn phòng : 3.2-3.6m TTTM: 4.2-5.4m

2. Theo hình dạng khối nhà:

Dài L Rộng B

a. Nhà dạng thanh:

L>>B

Phân tích:

Kết cấu: 2 phương làm việc khác nhau (tải trọng gió theo phương L nhiều) => chi phí đầu tư cao

b. Nhà dạng tháp

L=B hai phương làm việc như nhau, chi phí thấp hơn

3. Phân loại theo vật liệu: BT, Thép, BT + Thép

4. Phân loại theo biên pháp thi công : Toàn khối. Bán lắp ghép.

5. Chiều cao tòa nhà cộng số tầng:

+ Nhà nhiều tầng loại I : 9 – 16 tầng ( dưới 50m)

+ Nhà nhiều tầng loại II : 17 – 25 tầng ( dưới 75m)

+ Nhà nhiều tầng loại III : 26 – 40 tầng ( dưới 100m)

+ Nhà siêu cao ( chọc trời) : trên 40 tầng ( trên 100m)

6. Theo sơ đồ kết cấu.

2 nhóm:

a/ Hệ kết cấu chịu lực cơ bản: 4 loại (khung chịu lực (K), hệ vách (V), hệ lõi (L), hệ lưới hộp (H)

b/ Hệ kết cấu hỗn hợp : K+V,V+L,K+L,K+V+L

NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHÍNH CỦA NHÀ CAO TẦNG:

– Tải trọng lớn phân bố trên diện tích nhỏ => giải pháp nền móng rất quan trọng.

– Nhà cao tầng chịu ảnh hưởng rất nhiều của ht lún lệch => kiểm tra khống chế hiện tượng lún lệch

– Tải trọng : đứng, ngang ( trội, chính)

– H cao, B nhỏ, H/B lớn độ mảnh lớn => rung động => xử lý.

– Thi công :thiết bị chuyên dụng phức tạp

– Sử dụng : chuyên tu bảo dưởng tốn kém

Tag: Thiet ke ket cau, ket cau cong trinh, ket cau benh vien, thiet ke benh vien.

Khối lượng sắt cho 1m2 sàn Bê tông nhà dân dụng

Để tính được khối lượng sắt cho 1m2 sàn bê tông đa phần người ta đều quy đổi đơn vị đo thể tích (m³) ra kg và rất ít khi sử dụng đơn vị đo diện tích (m²) để quy đổi. Trong trường hợp của bạn, sàn nhà bao giờ cũng phải có độ dày nhất định của nó.

Để tính được chính xác nhất khối lượng sắt thép tốn trong quá trình xây dựng, cần phải dựa vào từng đặc điểm riêng biệt của công trình như độ lún, độ chịu lực,…

Bên dưới là bảng giá trị tính toán cơ bản cho tường cấu kiện trong công trình mà bạn cần tính toán, các bạn có thể tham khảo thêm cho mình :

  • Cấu kiện Móng : 100 -120 kg sắt/m3.
  • Cấu kiện Sàn : 120kg – 150kg sắt/m3
  • Cấu kiện Cột : 170k -190kg sắt/m3 với nhịp <5m và 200kg – 250kg sắt/m3 với nhịp >5m.
  • Cấu kiện Dầm : 150kg – 220kg sắt/m3.
  • Cấu kiện Vách : 180kg – 200kg sắt/m3.
  • Cấu kiện Cầu thang : 120 – 140kg/m3.
  • Cấu kiện Lanh tô, sênô : 90kg – 120kg/m3.

Chọn thảm trang trí như thế nào?

Nếu bạn đang tìm kiếm những tấm thảm lớn, có thể bạn đã biết về tất cả những lựa chọn có thể có của mình. Bạn phải chọn loại sợi bạn muốn, kiểu dáng và kích thước. Bạn muốn có một tấm thảm vừa vặn với căn phòng mà bạn đã dành cho nó và một tấm thảm cũng sẽ tồn tại lâu dài. Những mẹo nhỏ sau đây để chọn những tấm thảm lớn hơn có thể hữu ích khi bạn mua một tấm thảm lớn cho ngôi nhà của mình.

Sự tinh tế nằm ở cách xắp xếp và bố trí

Khi nói đến việc chọn thảm trang trí lớn, bạn cần phải suy nghĩ cẩn thận về vị trí tấm thảm sẽ được đặt và loại phương tiện nào sẽ tiếp xúc với nó. Ví dụ, những tấm thảm lụa có thể thực sự đẹp, mặc dù bạn sẽ không muốn có một tấm ngay cạnh cửa mà mọi người thường ra vào với những đôi giày bệt. Mặc dù nó không được tinh tế, nhưng một tấm thảm nylon sẽ là tối ưu cho khu vực này. Các hộ gia đình có trẻ em hoặc vật nuôi có thể khó khăn với thảm, vì vậy bạn có thể muốn xem xét các loại sợi có khả năng chống vết bẩn tốt hơn. Tuy nhiên, bạn có thể có một phòng trong nhà của mình, phòng này dùng để giải trí và đây sẽ là nơi tốt nhất cho một tấm thảm chất lượng cao dùng để trưng bày. Những tấm thảm lớn có thể làm nên điều kỳ diệu cho ngôi nhà của bạn, tuy nhiên bạn cần cân nhắc xem chúng sẽ được sử dụng để làm gì khi bạn chọn chúng.

Trong số tất cả các loại thảm lớn, thảm bện có lẽ là hấp dẫn nhất. Bạn có thể tìm thấy những tấm thảm bện với nhiều kiểu dáng khác nhau, nhưng cách tạo ra chúng có thể làm nên điều kỳ diệu cho bất kỳ loại phòng nào.

Thảm bện, giống như tất cả các loại thảm khác, có thể được làm từ sợi nguyên chất hoặc sợi nhân tạo. Thảm bện làm từ len rất phổ biến, mặc dù đây là loại đắt nhất. Một số người trang trí tường của họ bằng những tấm thảm bện, nhưng họ cũng làm những tấm thảm lớn tuyệt vời cho sàn nhà. Bạn cũng có thể lật ngược những loại thảm này, điều này rất thích hợp để lật để giảm mài mòn. Nếu không phải là một thách thức để tìm những tấm thảm lớn trông đẹp với phần còn lại của ngôi nhà của bạn. Bạn chỉ cần tìm một tấm thảm có kiểu dáng bạn thích và được làm từ chất liệu phù hợp với ngôi nhà của bạn.

Bố trí hợp lý neo cho tường chắn có neo

Trong thực tế có nhiều loại tường chắn như tường cọc ván thép, tường cọc bê tông cốt thép, tường cọc xi măng đất… Tường chắn được phân thành hai loại là tường cứng và tường mềm tùy theo cơ chế tường tương tác với đất nền. Bài báo chỉ nghiên cứu loại tường mềm.Tùy theo chiều sâu đào và điều kiện địa chất, tường chắn có thể có một hoặc nhiều hàng neo để đảm bảo giữ ổn định cho hố đào. Trong phạm vi nghiên cứu của bài báo, chỉ xét tường chắn có hai hàng neo.
Có nhiều phương pháp tính toán tường chắn như phương pháp Rigid, phương pháp Winkler, phương pháp phần tử hữu hạn. Nội dung nghiên cứu của bài báo sử dụng phương pháp phần tử hữu hạn là phương pháp có xét đến tương tác giữa tường và đất nền để phân tích tường chắn bằng công cụ hỗ trợ là phần mềm Plaxis.
Kết quả nghiên cứu chỉ xét đến mô men uốn và chuyển vị ngang trong tường, là hai tiêu chí để nghiên cứu ảnh hưởng của khoảng cách bố trí neo mà chưa xét đến lực cắt trong tường, lực theo phương đứng do neo gây ra, chuyển vị theo phương đứng do thành phần lực neo theo phương đứng gây ra và các yếu tố khác.

Tính toán tường chắn theo phương pháp phần tử hữu hạn (FEM) là phương pháp giải tích được sử dụng để xấp xỉ sự tương tác phức tạp xảy ra giữa đất và kết cấu. Phương pháp FEM cần nhiều thông số đầu vào để đạt được ứng xử chính xác của đất lên bề mặt kết cấu. Loại phân tích này gọi là phân tích tương tác đấtkết cấu (SSI). Trong phân tích FEM SSI, đất và tường thường được mô hình như là các phần tử hữu hạn tuân theo quan hệ giữa ứng suất và biến dạng phù hợp. SSI có thể sử dụng để mô hình hóa quá trình thi công thực tế, các giai đoạn thi công trong suốt quá trình phân tích được mô hình gia tăng dần. Quá trình này dùng mô hình ứng suấtbiến dạng để mô phỏng ứng xử ứng suấtbiến dạng xảy ra trong mỗi chu kỳ tác dụng tải. Điều này rất quan trọng vì ứng xử ứng suấtbiến dạng của đất và mặt tiếp xúc đấtkết cấu là phi tuyến và phụ thuộc vào lộ trình ứng suất.

Những nguyên tắc thiết kế gác lửng

Đối với nhà sâu, có thể thiết kế tầng lửng nằm trong phần trệt và dùng làm nơi sinh hoạt chung. Tầng 2 và 3 dùng làm phòng ngủ. Tầng tiếp theo cũng có thể bố trí thêm được một phòng ngủ nữa nếu đông người.

Nhà xây mới, tầng lửng có thể thiết kế đúc. Trường hợp nhà cũ với độ thông thủy tầng trệt tương đối cao, có thể “chèn” thêm một gác lửng bằng gỗ ván để tăng diện tích sử dụng. Vị trí tầng lửng thường chiếm khoảng 1/2-2/3 diện tích xây dựng tầng trệt. Cao độ tầng trệt thường từ 3,5 m đến 4 m, nếu trệt có lửng thì cao từ 4,5 đến 5 m, khi đó, cao độ tầng lửng vào khoảng 2,2 m-2,5 m.

Cầu thang có thể bố trí ở một khu vực  thuận lợi

Chức năng sử dụng của tầng lửng khá đa dạng. Bạn có thể xây lệch tầng và ở đó dùng làm nơi sinh hoạt chung hay phòng làm việc hoặc đưa phòng khách, phòng ăn và bếp lên khu vực này. Bạn cũng có thể sử dụng nơi đây để vừa làm phòng ngủ và phòng sinh hoạt chung.

Cầu thang từ trệt lên lửng có thể đặt ở vị trí nhỏ gọn vì số bậc ít và không chiếm diện tích. Cầu thang từ phần lửng lên các tầng trên có thể bố trí ở một khu vực khác thuận lợi hơn và phân chia không gian hợp lý.

Thiết kế không gian cho bé đối với nhà nhỏ

Dù nhà bạn có 500m2 hay 50m2 thì cũng không có nghĩa là quá nhỏ. Trẻ em là niềm vui của cuộc sống nhưng cũng là “tác giả” của sự lộn xộn trong nhà. Nếu bạn có một ngôi nhà rộng thì thật đơn giản để tạo ra không gian dành riêng cho trẻ. Còn trong một ngôi nhà nhỏ thì việc đó không dễ dàng chút nào.

1. Sạch sẽ và gọn gàng

Quy tắc này áp dụng cho mọi phòng trong nhà, tất cả thời gian. Đầu tiên bạn phải “làm cỏ” từ phòng bạn, phòng trẻ, bếp ăn, phòng tắm đến phòng khách,…Lũ trẻ thường lớn rất nhanh và liên tục cần thay đồ mới. Khi bé lớn, bạn nên bán hay đem tặng, cho những đồ bé không dùng nữa.Đối với trẻ lớn hơn hãy để chúng giúp bạn trong việc này để hiểu tại sao những gì bạn đang làm là quan trọng. Một khi bạn đã làm được điều này thì tự động chúng ta sẽ cảm thấy nhà rộng hơn và việc quản lý trở nên dễ giải quyết.

2. Cá nhân hóa

Mọi người đều thích có không gian của riêng mình. Điều này cũng đúng với nhà nhỏ. Khi có phòng riêng, bé sẽ cảm giác được làm chủ và có trách nhiệm giữ gọn gàng, giúp bố mẹ không cần giám sát phòng bé quá nhiều. Đồ chơi trong phòng bé nên cho vào thùng và được ghi nhãn để tiện tìm kiếm.

3. Chỉ định khu vực cụ thể cho đồ đạc

Trong một ngôi nhà lớn, đồ đạc có thể được đặt trong nhiều phòng khác nhau, nhưng trong ngôi nhà nhỏ thì việc đặt chúng ở một vị trí cố định là điều cần thiết. Trong phòng của trẻ, không gian để đồ chơi, sách, quần áo, kỷ vật hay bộ sưu tập của bé và bạn nên giúp bé giữ chúng đúng vị trí sau khi trẻ sử dụng.
Nếu trẻ thích chơi đồ chơi trong phòng khách, bạn nên dạy bé đưa đồ về lại phòng sau mỗi lần chơi. Điều này không những tạo cho trẻ tính tự giác mà còn giúp bạn không mất công di chuyển đồ chơi về phòng cho bé và luôn giữ phòng khách ngăn nắp.

4. Cho bé khoảng thời gian tự do

Bé cần khoảng thời gian vui chơi thỏa thích dài dài có thể mà không phải lo lắng về việc dọn dẹp. Trẻ sẽ thường xuyên thích thời gian này. Cha mẹ cũng nên có khoảng thời gian nghỉ ngơi. Bạn đừng cố lau dọn ngôi nhà, hãy nghỉ ngơi thư giãn một chút cùng bé.

5. Không tham nhiều đồ

Chúng ta cho rằng thừa hơn thiếu và thường khó nói “không” với bé và ngay cả bản thân khi mua nhiều đồ đạc hơn. Lập danh sách những gì bạn có và những thứ bạn cần. Thực tế là có nhiều thứ chúng ta không bao giờ dùng. Hãy nhìn lại không gian nhà bạn, điều đáng lo ngại là sự lộn xộn. Nếu bạn thường xuyên mua đồ đạc mới, ngôi nhà sẽ luôn cảm thấy quá nhỏ và chật chội.
Chia sẻ một ngôi nhà nhỏ với người lớn đã là một thử thách, nhưng chia sẻ với trẻ giống như một trải nghiệm vậy. Hãy đối mặt với điều đó, ai cũng muốn nhà mình có nhiều phòng hơn, điều tốt nhất là tận dụng triệt để những gì bạn đang có. Ngôi nhà cũng góp phần tạo nên niềm vui trong cuộc sống. Hãy giải thích cho bé giá trị của ngôi nhà nhỏ mà trẻ gọi là nhà của bé và yêu thương nó.