Tại sao phải tiến hành khảo sát địa chất công trình?

Công tác khảo sát địa chất công trình có ý nghĩa rất quan trọng trong việc cung cấp các thông tin thiết yếu nhằm:

– Đánh giá chi tiết mức độ thích hợp của môi trường và địa điểm đối với công trình dự kiến được xây dựng.

– Xác định các biến đổi của môi trường địa chất do hoạt động kinh tế – công trình của con người, và ảnh hưởng của những biến đổi này đối với bản thân công trình cũng như các công trình lân cận.

– Lựa chọn, thiết kế giải pháp móng tối ưu,hợp lý và tiết kiệm cho công trình.

– Đề xuất biện pháp thi công thích hợp và hữu hiệu nhất, đồng thời dự đoán trước được những khó khăn, trở ngại có thể phát sinh trong thời gian thi công.

– Đánh giá chính xác mức độ an toàn của các công trình đang tồn tại, thiết kế cải tạo nâng cấp công trình hiện có đồng thời nghiên cứu các trường hợp đã xảy ra gây hư hỏng công trình.

Ưu đểm của việc khảo sát địa chất công trình

– Xác định một cách chính xác độ dài cọc cần đúc và điều kiện ép cọc hợp lý.

– Tính toán trước sức chịu tải của cọc trên đất nền theo thời gian.

– Tránh rủi ro tải trọng giả cũng như đảm bảo không lãng phí khoản chỉ cho nền móng dư thừa do thiết kế quá dư tải trọng cần thiết.

Khảo sát địa chất công trình khi nào, ở đâu?

Theo nguyên tắc thiết kế kết cấu công trình, công tác khảo sát địa chất cần được tiến hành trước khi thiết kế phần nền móng công trình. Và quá trình này phải được thực hiện trên phần diện tích đất dự kiến xây dựng công trình, cũng như tại nơi bố trí các công trình quan trọng, nơi đặt móng nhà, đài nước.

 

 

Mục đích ý nghĩa của công tác thiết kế kết cấu

Thiết kế kế cấu cần phải xác định được các yêu cầu trong xây dựng và phục vụ mục đích cơ bản mà nó sẽ được sử dụng, điều này có nghĩa là cấu trúc phải có khả năng bảo vệ người cư ngụ khỏi thời tiết (nóng, mưa và lạnh), các mối nguy hiểm tự nhiên (lũ lụt, động đất và bão), tiếng ồn, động vật, v.v. Nó có nghĩa là nó phải có khả năng mang lại sự an toàn cho cấu trúc cũng như cho người cư ngụ từ tất cả các khía cạnh. Cấu trúc phải duy trì ổn định trong các mối nguy hiểm hoàn toàn tự nhiên như động đất, lũ lụt, lốc xoáy, v.v. Cấu trúc cũng không được gây ra cảm giác không an toàn cho người cư ngụ.
Việc thiết kết  kế cấu nên được thực hiện theo cách mà nó mang lại một cái nhìn dễ chịu. Tòa nhà phải cung cấp một môi trường dễ chịu bên trong cũng như bên ngoài.
Quy hoạch chức năng của một tòa nhà cũng bao gồm việc sắp xếp phòng hợp lý để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, ánh sáng, thông gió tốt, tầm nhìn không bị cản trở trong trường hợp hội trường cộng đồng, nhà hát, v.v. Khi thiết kế chức năng của cấu trúc được thực hiện, quá trình thiết kế kết cấu bắt đầu.

Tư vấn thiết kế kết cấu công trình nhà cao tầng

Như chúng ta đã biết trong công tác tư vấn thiết kế xây dựng nói chung, thiết kế kết cấu luôn là công việc phải chịu vô số những áp lực và trách nhiệm nghề nghiệp. Không giống như kiến trúc sư có thể bay bổng và tự do sáng tạo với những ý tưởng đọc đáo của riêng mình, đặc thù trong công việc của một người kỹ sư tư vấn thiết kế kết cấu luôn là những con số và bảng tính hết sức phức tạp để có thể tìm ra những kết quả chính xác và phù hợp nhất. Đó không chỉ là sự an toàn về mặt tài sản mà còn là cả tính mạng của người sử dụng công trình. Và điều này càng trở nên quan trọng hơn nữa đối với những công trình nhà cao tầng, cao ốc, …

Công tác chuẩn bị móng

Do quá trình đô thị hóa nhanh chóng và những đòi hỏi kỹ thuật khắt khe về mức độ an toàn, tính thẩm mỹ hay công năng sử dụng được đặt ra hết sức cụ thể cho từng công trình, tư vấn thiết kế kết cấu là một bước chuẩn bị quan trọng không thể bỏ qua đối với bất kỳ công trình nhà cao tầng nào. Công trình có chiều cao càng lớn (có thể lên đến vài chục tầng) thì vấn đề kết cấu càng trở nên quan trọng.

Lựa chọn kết cấu chịu lực
Đối với dạng công trình có tính đặc thù như nhà cao tầng, một trong những công việc đầu tiên và cần thiết nhất là lựa chọn kết cấu chịu lực để thiết kế, bao gồm: thiết kế kết cấu khung chịu lực, thiết kế kết cấu ống/trụ chịu lực, thiết kế kết cấu khung vách, … Trên thực tế, việc tìm kiếm và đựa ra giải pháp kết cấu chịu lực cũng như lựa chọn vị trí lõi thang máy và lõi thang bộ sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến mặt bằng thiết kế kiến trúc của toàn bộ công trình, mà từ vấn đề này đôi khi có thể phát sinh rất nhiều xung đột và sự bất đồng giữa kiến trúc sư và kỹ sư kết cấu, do đó thường sẽ phải tốn khá nhiều thời gian để có thể đi đến một phương án thống nhất dung hòa giữa hai bộ môn.

Việc lựa chọn kết cấu hệ chịu lực hợp lý về mặt cấu tạo (phù hợp hơn cả vẫn là hệ kết cấu đối xứng cả 2 phương) sẽ đảm bảo các cấu kiện kết cấu của công trình được phân bổ nội lực đồng đều, nhờ đó tận dụng hết khả năng chịu lực của vật liệu thiết kế kết cấu với có hệ số an toàn cao không chỉ dưới tác động của các loại tải trọng cơ bản mà còn có khả năng tự phân bổ lại nội lực 1 cách an toàn dưới tác động của nhiều tổ hợp lực đặc biệt như động đất, gió, cháy nổ, …

Vấn đề chi phí thi công
Bên cạnh việc đảm bảo sự an toàn tuyệt đối cho toàn bộ kết cấu hệ chịu lực của công trình, đối với người kỹ sư kết cấu, vấn đề tiết kiệm chi phí thi công trong việc chọn lựa các phương án thiết kế kết cấu từ khâu chọn mác bê tông, cường độ thép, giải pháp móng hay biện pháp thi công tầng hầm cũng là một mối quan tâm cực kỳ lớn. Bởi lẽ, các giải pháp kết cấu khác nhau có thể dẫn đến sự chênh lệch về chi phí từ vài chục cho đến vài trăm tỉ đồng đối với các dự án tổ hợp nhà cao tầng.

Trong các dạng công trình xây dựng phổ biến hiện nay như biệt thự, nhà phố, nhà hàng, khách sạn, nhà xưởng, … thì khâu tư vấn thiết kế kết cấu đối với các công trình nhà cao tầng như chung cư, cao ốc, khu phức hợp, … nhìn chung khá phức tạp, đòi hỏi không chỉ kinh nghiệm, chuyên môn vững vàng mà còn cả sự chuyên nghiệp từ bộ phận tư vấn thiết kế kết cấu công trình.

Một số lưu ý khi chọn gạch ốp tường

Về màu sắc, bạn có thể căn cứ vào những yếu tố xung quanh như: yếu tố phong thủy, diện tích, màu gạch lát nền, màu trần nhà và diện tích căn phòng để mang đến không gian hoàn hảo, hiệu quả cao cho ngôi nhà. Nếu nhà có diện tích nhỏ thì bạn nên chọn gạch ốp tường màu sáng để giúp căn phòng rộng rãi thoải mái hơn nhờ màu gạch.

Chọn loại gạch phù hợp với từng không gian và từng kiểu kiến trúc. Ví dụ như không gian phòng khách, phòng ngủ, nhà bếp, nhà vệ sinh sẽ lựa chọn loại gạch phù hợp khác nhau cũng như kiến trúc hiện đại, cổ điển, cổ điển cũng sẽ có sự lựa chọn gạch khác nhau nhưng cách ốp gạch trên tường ở các không gian không khác nhau nhiều. Và đương nhiên bạn có thể chọn ốp tường trong một không gian nhất định như chỉ ốp ở không gian phòng khách thì bạn có thể áp dụng cách ốp gạch tường phòng khách bằng những điều chúng tôi cung cấp.

Chọn gạch ốp tường lưu ý đến những vấn đề phong thủy, chọn màu sắc phù hợp với mệnh của gia chủ.