Các phương pháp thi công bê tông

Sau khi hoàn thành công tác ván khuôn, cốt thép móng ta tiến hành đổ bê tông móng. Bê tông móng được dùng loại bê tông thương phẩm B25, thi công bằng máy bơm bê tông. Hiện nay đang tồn tại các dạng chính về thi công bê tông :

+ Thủ công hoàn toàn.
+ Bê tông thương phẩm: dùng bơm bê tông để bơm hoặc dùng gầu hoặc phương tiện khác để đổ.

Thi công bê tông thủ công hoàn toàn chỉ dùng khi khối lượng bê tông nhỏ và phổ biến trong khu vực nhà dân. Nhưng đứng về mặt khối lượng thì dạng này lại là quan trọng vì có đến 50% bê tông được dùng là thi công theo phương pháp này. Tình trạng chất lượng của loại bê tông này rất thất thường và không được theo dõi, xét về khía cạnh quản lý. Cho nên phương án này không khả thi.

Bê tông thương phẩm đang được nhiều đơn vị sử dụng tốt. Bê tông thương phẩm có nhiều ưu điểm trong khâu bảo đảm chất lượng và thi công thuận lợi. Bê tông thương phẩm kết hợp với máy bơm bê tông là một tổ hợp rất hiệu quả đẩy nhanh được tiến độ thi công.

Sử dụng gầu đổ bê tông hoặc các loại phương tiện khác so với thuê máy bơm thì rẻ hơn nhưng thi công kềnh càng không liên tục, hơn nữa cách vị trí công trình không xa (khoảng 1km) có nhà máy trộn bê tông thương phẩm cho nên chọn phương án bơm bê tông để thi công công trình này.

Công tác an toàn khi vận chuyển bê tông

Các đường vận chuyển bê tông trên cao cho xe thô sơ phải có che chắn cẩn thận.

Khi vận chuyển bê tông bằng băng tải phải đảm bảo góc nghiêng băng tải phải có độ dày ít nhất 10 cm.

Việc làm sạch ống lăn, băng cao su, các bộ phận khác chỉ tiến hành khi máy làm việc.

Chỉ vận chuyển vữa bê tông bằng băng tải từ dưới lên trên, hết sức hạn chế vận chuyển ngược chiều từ trên xuống.

Khi băng tải chuyển lên hoặc xuống phải có tín hiệu bằng đèn báo hoặc kẻng, còi đã qui ước trước.

Vận chuyển bê tông lên cao bằng thùng đựng bê tông có đáy đóng mở thì thùng đựng phải chắc chắn, không rò rỉ, có hệ thống đòn bẩy để đóng mở đáy thùng một cách nhẹ nhàng, an tòan, khi đưa thùng bê tông đến phểu đổ, không được đưa thùng qua đầu công nhân đổ bê tông. Tốc độ quay ngang và đưa lên cao thùng bê tông phải chậm vừa phải sao cho lúc nào dây treo thùng cũng gần như thẳng đứng, không được đưa quá nhanh để thùng đung đưa trào đổ bê tông ra ngòai và có thể va đập nguy hiểm vào ván khuôn đà giáo và công nhân đứng trên giáo. Chỉ khi nào thùng bê tông đã ở tư thế ổn định, treo cao trên miệng phểu đổ xuống khoảng 1m mới được mở đáy thùng cho bê tông chảy xuống. Nếu trên sàn công tác có các lỗ hổng để đổ bê tông xuống phía dưới thì khi không đổ bê tông phải có nắp đậy kín.

Nếu cần dùng trục để đưa bê tông lên cao thì khu vực làm việc phải rào lại trong phạm vi 3m2, phảo có bảng yết cấm không cho người lạ vào, ban đêm phải có đèn để ngay trên đầu bảng yết cấm.

Khi cần trục kéo bàn đựng xô bê tông lên cao thì phải có người ở dưới giữ và điều khiển bằng dây thong. Người giữ phải đứng ra xa, không được đứng dưới bàn lên xuống.

Tuyệt đối không ngồi nghỉ hoặc gánh bê tông vào trong hàng rào lúc máy đang đưa bàn vật liệu lên xuống.

Thiết bị máy khi thi công móng ép cọc bê tông

Đối với thiết bị máy móc cần đảm bảo số lượng đầy đủ trong khi thi công vì nếu bị thiếu sẽ mất thời gian phải đi mua làm ngắt quãng thi công. Thêm vào đó, máy móc phải có đầy đủ giấy tờ trong khi thi công để đảm bảo tính an toàn.

Chuẩn bị vật tư đến nơi thi công ép cọc bê tông

Các vật tư khi đưa đến nơi thi công phải đảm bảo chất lượng như trong hợp đồng, cần có sự kiểm tra xem cọc có bị vỡ hay sai kích thước hay không. Hơn nữa để tiện cho việc máy móc dễ lấy vật liệu thì cọc bê tông và các vật tư nên tập kết gần chỗ thi công.

Tiến hành thi công ép cọc bê tông theo đúng kế hoạch

Đầu tiên để việc thi công được diễn ra đúng như thiết kế ban đầu thì bên chủ đầu tư cần bắn tim cốt cho bên ép cọc để từ đó bên ép cọc dựa các vị trí đó mà ép đúng theo bên giao thầu. Vì nếu không có sự chuẩn bị trước các vị trí cọc sẽ lệch nhau, không đạt được kết quả như đã đề ra.

Tiếp đó, trong quá trình ép cọc thì công nhân phải điều chỉnh cọc ngay ngắn theo phương thẳng đứng để làm sao cọc không bị xiên và nghiêng vẹo. Đối với những công trình phải thi công ép nhiều hơn 2 đốt cọc sau khi trồng cây cọc thứ 2 lên thì cần phải tiến hành hàn cọc 4 mặt để đảm bảo cọc được định vị đúng lực ép được dồn đều lên cả 2 mặt cọc.

Trong quá trình ép, các kỹ sư hoặc nhà thầu luôn kiểm tra đồng hồ để đảm bảo lực ép đạt đúng trong thiết kế thì dừng tránh tình trạng thừa cọc và thiếu cọc. Đối với công trình dân dụng có thể tiến hành việc ép thử cọc để đảm bảo cọc đạt tải tấn như trong bản thiết kế và qua đó có thể tổ hợp cọc ép đại trà. Ngược lại các công trình dự án thì thường thử tĩnh 2 tim đến 3 tim cọc để tính toán được khối lượng cọc để lên dự toán cho công trình và thời gian thử thường kéo dài 5-7 ngày.

Cấu tạo bể nước mái trong công trình nhà ở dân dụng

Bể nước mái có thể được xây dựng trên nhiều công trình nhà ở dân dụng. Đặc biệt trong nhiều thiết kế nhà cao tầng, hoặc nhà thấp tầng thường đặt bể nước ( hoặc téc nước) ở trên mái.

Cấu tạo bể nước mái có thể được làm bằng gạch, làm bằng inox hoặc làm bằng nhựa.

Bể nước xây bằng gạch kết hợp bê tông thì yêu cầu với bể phải bền, chắc, không bị rò rỉ, đáy bể phải đặt cách mặt gạch lá nem trên mái ít nhất là 100mm ở điểm gần nhất. Loại gạch lá nem được sử dụng là loại gạch hình vuông mỏng, màu đỏ, kích thước 30x30cm.

Nắp bể tấm bản bê tông cốt thép lắp cho bể nước mái. Hệ thống ống trần, ống tháo và ống nước vào được đặt theo đúng như tiêu chuẩn thiết kế.

Mặt bể và bên ngoài thành bể trát vữa xi măng mác 50 dày 15, trong lòng bể trát vữa xi măng mác 80 dày 25, trát làm hai lần, lần 1 trát dày 15 có khía bay, lần 2 trát dày 10 rồi đánh màu nhẵn bằng xi măng. Trước khi trát phải ngâm nước xi măng chống rò rỉ. Trong 1 ngày khuấy 4 đến 6 lần., ngâm đến khi nào hết hen rỉ mới thôi.(ít nhất là 7 ngày).

Panen là một loại sàn có kết cấu đơn giản, được lắp ghép bởi dầm chịu lực và những viên block sàn rỗng được đúc sẵn có trong lượng thấp nên không cần hoặc chỉ sử dụng rất ít cốt pha hay cột chống trong quá trình thi công. Thời gian thi công sàn nhanh, mặt bằng thi công gọn, sạch, hạn chế tối đa việc dùng các vật liệu rời nên tránh được bụi và ô nhiễm môi trường, chi phí giảm nhiều so với sàn đổ bê tông tại chỗ do không cần phải sử dụng cốt pha hay dàn giáo khi thi công. Đặc biệt sàn mái có thể sử dụng ngay sau khi thi công và có thể tiếp tục lên tầng ngay sau khi đổ sàn.

Sau lớp sàn panen là bản bê tông chống thấm. Sau đó lát một lớp gạch lá nem. Sau đó là kê hai lớp gạch có lỗ, cuối cùng là bản bê tông cốt thép có lỗ chống nhiệt.

Hiện nay, phương pháp xây bể nước trên mái ít được áp dụng, bởi sự xuất hiện của các téc nước, bồn nước inox,… được sản xuất đại trà và phù hợp hơn trong cuộc sống hiện đại. Tuy nhiên, việc thiết kế cấu tạo bể nước mái vẫn được áp dụng rộng rãi trong nhiều tòa nhà cao tầng, trong một số các công trình nhà ở xây dựng ở nông thôn, đặc biệt là các thiết kế nhà bếp.