Công thức tính nhẩm trọng lượng thép xây dựng

Việc nắm được trọng lượng cây thép là một vướng mắc mà hầu hết chủ nhà gặp phải trong quá trình làm nhà. Thậm chí rất nhiều kỹ sư ra trường vẫn phải sử dụng máy tính hoặc bảng tra trọng lượng cây thép được cấp từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

Để giúp các bạn dễ dàng trong việc tính nhẩm trọng lượng cây thép trên 1 m dài, các bạn có thể tham khảo công thức sau:

M = π*d^2*7850/4/1,000,000

Trong đó:

M: Trọng lượng cây thép trên 1 mét dài

π : Số Pi là 3,14

d: Đường kính thanh thép tính theo mặt cắt tiết diện

7850: Trọng lượng tiêu chuẩn của thép là 7850 kg/m^3

Hiểu ngắn gọn các bạn tính Diện tích mặt cắt ngang của đường tròn theo công thức vẫn được học ở cấp 2 là S = π*d^2/4 rồi nhân với 7850 kg/m^3

Rút ngọn số dãy số π*7850/4/1,000,000 = 0.00616

M = d^2*0.00616

M = d^2/(0.00616^-1)

M = d^2/162.3 ≈ d^2/162

M ≈ d^2/162

Tính toán thử cho 01 mét dài đường kính thép 6:

M (d6) = 6^2*/162 = 36/162 = 0.2222

Từ đây ta có thể nhân số liệu này với chiều dài tiêu chuẩn của 1 cây thép là 11.7m (đối với thép nguyên cây) sẽ ra trọng lượng tiêu chuẩn của 1 cây thép xây dựng.

Khắc phục hiện tượng dầm nhà bị nứt

Các vết nứt trong xây dựng nói chung và dầm nhà bị nứt nói riêng đều cần làm rõ nguyên nhân để đưa ra giải pháp xử lý thích hợp. Các vết nứt sau khi chỉ rõ nguyên nhân phải có giải pháp khắc phục các vết nứt nếu ảnh hưởng đến kết cấu. Còn đối với các vết nứt xảy ra do hiện tượng vật lý thông thường như thời tiết, co ngót,…và không có ảnh hưởng đến kết cấu công trình, tuổi thọ của công trình.

– Nứt ở vị trí mép tiếp giáp tường và cột: dùng máy cắt tạo rãnh sâu, làm sạch, ẩm và phụt vữa sửa chữa loại đông cứng nhanh bán sẵn và trát lại bằng vữa trát thông thường.
– Nứt ở mép tiếp giáp tường-dạ đà: Có thể dùng biện pháp khắc phục vết nứt như trên. Hoặc phá hàng gạch trên cùng ra để tiến hành xây lại theo đúng quy định.
– Nứt ở vị trí mép tiếp giáp tường và mặt trên đà:Cách sửa có thể bằng vữa cao cấp như đã nêu, tuy nhiên giá thành khá đắt.

Vị trí và độ lớn của vết nứt dầm mà cách khắc phục cũng khác nhau:

• Trong trường hợp dầm nhà bị nứt, vết nứt có đổ mở rộng <= 0.3mm Cách thức khắc phục là làm sạch bề mặt dầm bằng bàn chải sắt. Sau đó quét xi măng tinh lên.

• Trong trường hợp dầm nhà bị bị nứt, vết nứt có độ rộng mở >= 0.3mm. Hiện nay, đối với các vết nứt có động rộng mở như trên, phương pháp xử lý dầm nhà bị nứt có thể bằng phương pháp tiêm vữa xi măng hoặc keo epoxy.

Quy trình thi công thang thoát hiểm nhà cao tầng đúng tiêu chuẩn

+ Kiểm tra bản vẽ cầu thang thoát hiểm theo tiêu chuẩn phục vụ thi công

  • Tiến hành khảo sát mặt bằng thi công.
  • Đo đạc và lấy số liệu tòa nhà thuộc dự án.
  • Lấy số liệu đầy đủ về mặt bằng thi công.
  • Tư vấn cho người dùng về mặt bằng, kết cấu, thiết kế, thi công cầu thang thoát hiểm.
  • Đảm bảo phương án thiết kế đã bao gồm các tính toán về số liệu con người, lực ảnh hưởng chuẩn .
  • Đưa ra phương án công tác thi công ( đảm bảo thi công, an toàn, tiến độ )
  • Đảm bảo các thủ tục trước khi thi công dự án hợp pháp và đúng với quy định ban hành.
  • Định giá và lên giá thầu với doanh nghiệp chủ quản.
  • Ký kết và bắt đầu các công đoạn chế tạo cấu kiện.

+ Bình thường một dự án thi công lắp dựng kết cấu thép đủ tiêu chuẩn thang thoát hiểm nhà cao tầng, thường có các cấu kiện lớn và to kềnh. đơn vị thi công thường phải đảm bảo với nhà thầu về công việc chuyên chở các cấu kiện, những kết cấu thuộc dự án kết cấu thép cầu thang thoát hiểm phải đảm bảo an toàn tuyệt đối.

+ Hiện nay bên cạnh thang bộ thoát hiểm còn phổ biến hơn loại thang thoát dây thoát hiểm, tuy nhiên xét về tính thẩm mĩ và an toàn thì thang bộ vẫn được ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên tiêu chuẩn thang thoát hiểm nhà cao tầng cần phải được thực hiện đầy đủ để đảm bảo hiệu quả cao nhất. Những tiêu chuẩn về kích thước, chất liệu, thông số, vị trí… đều chiếm vị trí quan trọng để đảm bảo an toàn tối đa.