Ảnh hưởng của đặc điểm và yêu cầu sử dụng móng công trình
Chiều sâu chôn móng còn phụ thuộc vào sự có mặt của các công trình như tầng hầm, đường giao thông, đường ống dẫn nước…cũng như các công trình lân cận đã xây dựng. Đáy móng phải được đặt sâu hơn tầng hầm ít nhất 40cm và mặt trên của móng phải nằm ở dưới sàn tầng hầm. Khi công trình tiếp cận với các đường giao thông ngầm thì đế móng cần đặt sâu hơn các vị trí trên tối thiểu 20 – 40cm.
Ảnh hưởng của biện pháp thi công móng:
Chiều sâu chông móng có liên quan đến phương pháp thi công móng. Nếu lựa chọn chiều sâu chôn móng một cách hợp lý thì có thể rút ngắn thời gian xây dựng móng và biện pháp thi công không đòi hỏi phức tạp. Có thể đề xuất ra nhiều phương án móng, độ sâu chôn móng để lựa chọn phương án cho phù hợp.
Móng nông là gì vẫn là vấn đề mang tính khái quát, đó là tên gọi chung bao gồm các loại móng phổ biến sử dụng cho các công trình nhà dân dụng, đặc biệt là móng đơn và móng băng. Dựa vào tính chất công trình, đặc điểm địa chất, chúng ta mới có thể xác định được nên sử dụng loại móng nào cho phù hợp. Lựa chọn móng là vấn đề liên quan đến toàn bộ kết cấu công trình, vì vậy chúng ta phải tính toán kết cấu móng sao cho chính xác nhất, xác định loại móng phù hợp nhất.