Hướng sáng hợp lý trong phong thuỷ

Chúng ta đều biết vị trí chỗ ngồi trong văn phòng không thể quay lưng lại với cửa sổ, luồng ánh sáng chiều vào mạnh có thể ảnh hưởng không tốt cho thị lực. Hiện nay các tòa nhà lớn đều có thêm rèm cửa hoặc cửa chớp và ở trong phòng thì bật đèn. Cách làm này hoàn toàn không đúng vì ánh sáng tự nhiên tốt hơn so với ánh sáng nhân tạo. Nguồn sáng càng gần với tự nhiên thì càng tốt cho mắt. Chính vì thế không nên kéo rèm cửa xuống và bật điện, sẽ gây ảnh hưởng không tốt cho mắt.

Rất khó có thể sắp xếp sao cho mọi nơi trong phòng làm việc đều có ánh sáng tự nhiên. Cho dù một văn phòng có cả bốn mặt đều là cửa sổ bằng kính lớn thì cũng không thể đảm bảo được rằng ai cũng ngồi ở chỗ tựa vào cửa. Cho dù ngồi ở bên cạnh cửa sổ nhưng nếu như gốc độ không tốt, để cho ánh sáng chiếu vào màn hình máy tính thì cũng không tốt cho công việc.

Hiện nay chúng ta có thể có thể dùng một số ánh sáng nhân tạo để bổ sung, cố gắng mô phỏng chúng như ánh sáng tự nhiên. Vì đèn huỳnh quang rất sáng, giá lại rẻ, tiết kiện điện nên trong các văn phòng hầu như chủ yếu là dùng đèn huỳnh quang để chiếu sáng. Tuy nhiên đèn huỳnh quang có những đốm nhấp nháy mà mắt thường không nhìn thấy được, gây nên những tổn hại mãn tính cho thị lực. Vì vậy tốt nhất nên sử dụng nhiều đèn huỳnh quang cùng một lúc để có thể giảm bớt những tổn thương gây đến cho mắt. Ngoài ra màu của đèn huỳnh quang cũng rất lạnh, có thể bài trí một chiếc đền bàn nhỏ trên bàn, vừa có thể bổ sung ánh sáng vào những nơi đèn huỳnh quang không chiếu tới, lại có thể tăng hiệu quả ấm áp cho thị giác.

Trần đèn của các tòa nhà lớn thông thường hay dùng những bẩn hút ẩm để cho đèn huỳnh quang vào trong, đặc biệt là ở các văn phòng của tòa nhà lớn, thường thấy đèn huỳnh quang được thiết kế xếp thành hàng. Chính vì thế chắc chắn sẽ có người ngồi ở vị trí ngay dưới đèn huỳnh quang. Điều này hoàn toàn không có lợi. Trên đỉnh đầu tốt nhất là không có đèn, càng không nên có đèn treo cỡ lớn nếu không thì tâm lý sẽ bất an, tinh thần sẽ hoảng loạn. Nếu như ánh sáng không đủ thì có thể thêm một chiếc đèn bàn trên mặt bàn làm việc. Tốt nhất là ánh sáng nên chiếu từ bên trái, từ sau ra trước và ở phía trên.

Bố cục bên trong văn phòng và ánh sáng

Hiện nay có rất nhiều văn phòng sử dụng phòng ngăn cách đang thịnh hành của Âu Mỹ. Trong cùng một văn phòng có rất nhiều các phòng ngăn cách nhỏ khác, tạo cho mỗi người một không gian làm việc riêng độc lập. Cách bài trí này tuy đã chú ý đến tính riêng tư của các cá nhân khi làm việc nhưng không phải văn phòng nào cũng thích hợp. Nếu một gian văn phòng lớn được phân thành rất nhiều các phòng ngăn cách nhỏ, tạo nên nhiều văn phòng nhỏ thì sẽ ảnh hưởng đến quang tuyến và động tuyến của cả không gian, là hai yếu tố rất quan trọng đối với phòng làm việc.

Không gian phòng làm việc

Đa số các công ty phải có sự hợp tác đồng đội, tính tập thể, mở một không gian sáng sủa mới có thể có những thành tích tốt đẹp được. Nếu như phân cách ra thành từng ô nhỏ thì không chỉ làm giảm đi sự tiếp xúc giữa mọi người với nhau mà còn tạo nên chủ nghĩa bản vị, dần dần tự phong tỏa mình lại. Trong trường hợp nhất định phải làm ô ngăn cách thì tấm vách phải thấp một chút.

Bố trí hợp lý bếp nấu trong nhà ở

Trong gian bếp, vị trí quan trọng nhất là chỗ đặt bếp đun nấu, vậy nên phải thận trọng khi đặt bếp. Nguyên tắc của phong thủy học là “tọa hung hướng cát”.

Trong tác phẩm “phong thủy” cổ đại nổi tiếng “Bát trạch minh kính” có nói: “Hóa môn giả, qua để nạp sài thiêu hỏa chi khẩu, đắc hướng cát phương, phát phúc thậm tốc, kỳ nguyệt chi gian tức nghiệm!” (miệng lửa: dưới đáy nồi là nơi nạp củi vào đốt thành lửa, nếu được hướng lành thì phát phúc rất nhanh, chỉ trong ] tháng là ứng nghiệm ngay!). Bởi vậy, nếu bếp đun đặt hướng không cát lợi, sẽ không có lợi cho gia chủ về sức khỏe cùng như đường làm ăn.

Theo nhãn quan khoa học hiện đại, bếp đun rõ ràng là nơi sản sinh ra năng lượng rất mạnh. Khi đun nấu. bêp sẽ phát ra lượng nhiệt rất lớn, nhất là khi đun nấu vào mùa hè, gian bếp là nơi phát ra hơi nóng nhiều nhất. Bởi vậy khi đặt bếp đun phải tuân theo các nguyên tắc sau đây:

Bếp không nên đặt ở trước hoặc dưới cửa sổ. Phong thủy học truyền thông cho rằng, làm như vậy là gia đình “không có chỗ dựa vững chắc”. Thật ra thì nếu đặt bếp đun trước hoặc ngay phía dưới cửa sổ, thì gió mưa, bụi bậm từ ngoài dễ táp vào làm bẩn đồ ăn thức uống đang đun nấu.

Bếp đun không nên đặt phía dưới xà ngang. Nói chung trong nhà đều kỵ hiện tượng xà ngang đè trên đầu (áp đỉnh), bêp đun cũng không ngoại lệ. Trong nhà ở, bếp đun bị xà ngang đè phía trên, khí của từ trường từ trên ép xuống, sẽ ảnh hưởng xấu tới khí trường của người phía dưới.

Bếp đun không nên kê liền kề với bể nước, máng nước. Người sau khi nhóm lửa đun bếp thường rửa tay dưới vòi nước, nước sẽ bắn tung tóe vào nồi vào bếp, bốc lên hơi nước, gây khó chịu cho người. Bởi vậy, giữa bếp đun và nguồn nước không nên gần nhau quá. nhúng cũní? không nên quá xa nhau, nói chung cách nhau chừng một vài mét là được.

Bếp đun không nên đặt quá gần tủ lạnh. Bởi hơi nóns? từ bếp phả ra xộc tới tủ lạnh, không có lợi cho việc bảo quản thực phẩm, gây tôn điện năng. Dù bêp có diện tích hẹp cũng nên kê xa nhau một chút.

Bếp đun không kê đôi diện với cửa ra vào của gian bếp. Bếp đun là nơi cung cấp 3 bữa ăn trong ngày cho gia đình, phong thủy học nhấn mạnh “Thực giả. lộc dã” (thứ ăn được là lộc của trời đấy); cùng có nghĩa bếp núc là của cải của mọi người trong gia đình. Nếu bếp đun đặt thông thông với cửa bếp, thì khi gió lùa vào dễ làm bạt, tắt lửa, gây khó khăn cho việc đun nấu.

Bếp đun không được đối diện với ban công. Ban công vốn là nơi hấp thu ánh nắng mặt trời (nên gọi là dương đài), khiến người ta cảm thấy bức bối, nếu bếp cũng đặt nơi đây thì sức nóng toả càng vượng. Hư hoả bốc lên dễ làm giảm tốc độ trao đổi chất trong cơ thể, làm cho quá trình tuần hoàn sinh lý trong cơ thể giảm đi. Nhưng có thể đặt nghiên để hướng gió như hình trên giúp khử mùi va thông thoáng tốt.

Những vấn đề thường gặp khi thiết kế tiểu cảnh

Không gian tiểu cảnh là góc nhỏ đưa hơi thở thiên nhiên vào trong căn nhà của bạn, với những ngôi nhà phố thì tạo được tiểu cảnh là một điều hết sức đáng quý. Tuy nhiên bạn sẽ rất dễ mắc lỗi khi thiết kế không gian này.

Không gian tiểu cảnh dưới đây nổi bật bởi bộ bàn ghế tre mây đặt trong khung cảnh mộc mạc của đá, gạch và cây cỏ trông rất nên thơ. Những chiếc đèn mang hình dáng khối hộp ngộ nghĩnh, vui mắt chiếu những dải sáng hắt giấu sau những khối vuông là một thiết kế rất tinh tế, đưa lại hiệu quả thẩm mỹ cao.

Mảng tường âm của trần được thiết kế mộc mạc với những giò cây nho nhỏ làm mềm mại hơn không gian khu vực trần. Phía xa xa, một quang cảnh sơn thủy hữu tình với những tia nắng cuối chiều vàng rực.

Những chiếc đèn mắt trâu trên trần được bố trí chưa thật hợp lý. Chúng thường gắn với những không gian hiện đại, mang tính chiếu sáng thông thường chứ không phù hợp với một không gian mang tính mỹ thuật như thế này. Nên thay những đèn này bằng hệ thống đèn màu được xử lý hợp với khung cảnh hơn.

Góc trái trên của mảng tường gạch đỏ (có ô cửa sổ nhỏ trông ra hồ) gần như tiếp giáp với mảng tường âm của trần gây một cảm giác khó chịu. Cách xử lý trong trường hợp này là cho xây bức tường lùi ra giữa một khoảng hợp lý để tránh góc “chết” đó, không gian sẽ dễ nhìn hơn.

Mảng đường cong khá lớn có diện tích xấp xỉ bằng mảng tường âm trần tạo ra cảm giác tranh chấp về hình khối. Trong một không gian có nhiều hình khối vuông vức, khỏe mạnh như thế này thì sự xuất hiện những đường cong lớn là điều không thật hợp lý. Giải pháp trong trường hợp này là cho trồng những bụi cỏ theo vành cong của đường. Những bụi cỏ này sẽ che khuất một cách mềm mại những đường cong và làm diện tích đường nhỏ đi.

Không gian tiểu cảnh này bố trí “nằm bệt” xuống nền nhà không có sự lan tỏa, liên kết với không gian xung quanh khiến nó trở lên cô độc và lạc lõng. Ngoài ra, trong nghệ thuật bố trí tiểu cảnh cũng phải tuân theo quy tắc chính, phụ, nghĩa là phải có cụm chính, cụm phụ. Tiểu cảnh này bố trí còn tùy tiện, bừa bộn, chưa có trọng tâm.

Không gian này có cách bài trí mang đậm sắc thái thiên nhiên. Khối đá núi mộc mạc có cây xanh bám trên sườn in bóng xuống mặt nước phẳng lặng. Những bụi cây nho nhỏ tô điểm thêm sắc thái tự nhiên cho đá núi. Ngoài sân, một bộ bàn ghế được thiết kế đốc đáo từ những gốc cây tự nhiên khá đẹp và ăn nhập với tính chất tự nhiên của tiểu cảnh.

Chậu quất cảnh vàng rực những chùm quả lúc lỉu là sự kết hợp giữa cây tự nhiên và chất liệu sành sứ nhân tạo trở thành cầu nối trung gian chuyển giao tính chất giữa tiểu cảnh và khu vực sân.

Phân loại móng cọc dựa trên chức năng hoặc sử dụng

Cọc ván
Loại cọc này chủ yếu được sử dụng để cung cấp hỗ trợ bên. Thông thường, chúng chống lại áp lực bên từ đất lỏng lẻo, dòng chảy của nước, v.v … Chúng thường được sử dụng cho rãnh, bảo vệ bờ, vv Chúng không được sử dụng để cung cấp hỗ trợ dọc cho cấu trúc.
Chúng thường được sử dụng để phục vụ mục đích sau:

  1. Thi công tường chắn.
  2. Bảo vệ khỏi xói mòn bờ sông.
  3. Giữ lại đất lỏng xung quanh rãnh móng.
  4. Để cách ly nền móng với đất liền kề.
  5. Để giữ đất và do đó làm tăng khả năng chịu lực của đất.

Cọc chịu lực
Loại móng cọc này chủ yếu được sử dụng để chuyển tải trọng thẳng đứng từ kết cấu sang đất. Những nền móng này truyền tải trọng qua đất với đặc tính hỗ trợ kém lên một lớp có khả năng chịu tải. Tùy thuộc vào cơ chế truyền tải từ cọc sang đất, cọc chịu tải có thể được phân loại thêm.

Cọc kết thúc
Trong loại cọc này, tải trọng đi qua mũi dưới của cọc. Phần dưới cùng của cọc nằm trên một lớp đất hoặc đá. Thông thường, cọc nằm ở lớp chuyển tiếp của một lớp đất yếu và mạnh. Do đó, cọc đóng vai trò là cột và chuyển tải một cách an toàn sang lớp mạnh.
Tổng công suất của cọc chịu lực cuối có thể được tính bằng cách tăng diện tích của đỉnh cọc và khả năng chịu lực ở độ sâu đặc biệt của đất mà tại vị trí cọc. Xem xét một yếu tố hợp lý của an toàn, đường kính của cọc được tính toán.

Cọc ma sát
Cọc ma sát chuyển tải trọng từ kết cấu xuống đất bằng lực ma sát giữa bề mặt cọc và đất xung quanh cọc như đất sét cứng, đất cát v.v … Ma sát có thể được phát triển cho toàn bộ chiều dài của cọc hoặc xác định chiều dài của cọc, tùy thuộc vào tầng của đất. Trong cọc ma sát, nói chung, toàn bộ bề mặt của cọc hoạt động để chuyển tải từ kết cấu sang đất.
Diện tích bề mặt của cọc nhân với lực ma sát an toàn được phát triển trên một đơn vị diện tích xác định công suất của cọc.
Trong khi thiết kế cọc ma sát da, ma sát da được phát triển ở bề mặt cọc cần được đánh giá một cách chính xác và cần xem xét đến yếu tố an toàn hợp lý. Bên cạnh đó người ta có thể tăng đường kính cọc, độ sâu, số lượng cọc và làm cho bề mặt cọc trở nên nhám để tăng khả năng của cọc ma sát.

Cọc nén đất
Đôi khi các cọc được điều khiển tại các khoảng thời gian khép kín để tăng khả năng chịu lực của đất bằng cách nén.

Cách làm phòng chống tường nhà ít bị bong tróc

Vào ngày nắng mưa sơn tường dễ bị bong tróc cần chọn loại sơn tường chất lượng tốt và sơn các lớp đúng quy trình để duy trì tuổi thọ của tường ở mức cao nhất, không cần phải nhanh chóng tiến hành cách xử lý tường bị bong tróc.

Chọn thợ sơn tay nghề cao và có trách nhiệm, yêu cầu thực hiện đúng tiêu chuẩn kỹ thuật của từng loại chất liệu công trình.

Thi công mái có hệ đua tương đối lớn để bảo vệ được tường tránh khỏi sự tác động của thời tiết, tránh ẩm, chúng ta có thể sử dụng mái thái cho những ngôi nhà có diện tích mặt bằng tổng thể lớn, còn những ngôi nhà phố chật hẹp ở đô thị chúng ta loại trừ việc tạo hệ đua cho mái vì sẽ làm ảnh hưởng đến các công trình xung quanh.

Đối với tường nội thất, chúng ta sử dụng những rèm che để tránh ánh sáng trực tiếp lên tường và có thể sử dụng những vật liệu bảo vệ tường như giấy dán tường, bằng cách ốp gạch trên tường ở những không gian dễ bị ẩm ướt mưa gió gây ra.

Các yếu tố về độ sâu móng trong thi công đạt yêu cầu

Việc chọn độ sâu chôn móng phụ thuộc vào các yếu tố sau đây:

– Điều kiện địa chất công trình, địa chất thủy văn khu vực xây dựng:

Điều kiện địa chất và địa chất thủy văn khu vực xây dựng công trình là yếu tố có ảnh hưởng nhiều nhất đến việc lựa chọn độ sâu chôn móng, trong đó vị trí của lớp đất chịu lực là điều kiện quan trọng nhất. Tùy thuộc vào các sơ đồ phổ biến trong thực tế để lựa chọn độ sâu chôn móng và các loại móng phù hợp.

Điều kiện thủy văn để xác định độ sâu chôn móng nông là gì ? Về điều kiện thủy văn của khu vực xây dựng cần phải được xem xét thận trọng về biên độ dao động của mực nước ngầm, dòng chảy ngầm có thể gây ra hiện tượng cát chảy…đây là một trong những yếu tố làm cơ sở cho việc lựa chọn phương án móng, độ sâu chôn móng, biện pháp thi công móng… Khi mực nước ngầm nằm cao hơn đế móng, do tác dụng đẩu nổi của nước, sẽ làm giảm trò số ứng suất tác dụng lên nền và hạn chế khả năng chống trượt khi chịu lực ngang. Vì vậy, trong mọi trường hợp nên cố gắng đặt nền móng ở bên trên mực nước ngầm.

– Ảnh hưởng của tính chất truyền tải trọng của công trình

Khi công trình chịu tải trọng lớn thì móng cần đặt sâu để giảm bớt diện tích đế móng và hạn chế khả năng lún và biến dạng không đều của đất nền.

Khi công trình chịu tải trọng ngang và momen uốn lớn, móng cũng phải có chiều sâu đủ lớn để đảm bảo ổn định về trượt và lật.

– Ảnh hưởng của đặc điểm và yêu cầu sử dụng công trình;

Chiều sâu chôn móng còn phụ thuộc vào sự có mặt của các công trình như tầng hầm, đường giao thông, đường ống dẫn nước…cũng như các công trình lân cận đã xây dựng. Đáy móng phải được đặt sâu hơn tầng hầm ít nhất 40cm và mặt trên của móng phải nằm ở dưới sàn tầng hầm. Khi công trình tiếp cận với các đường giao thông ngầm thì đế móng cần đặt sâu hơn các vị trí trên tối thiểu 20 – 40cm.

– Ảnh hưởng của biện pháp thi công móng.

Chiều sâu chông móng có liên quan đến phương pháp thi công móng. Nếu lựa chọn chiều sâu chôn móng một cách hợp lý thì có thể rút ngắn thời gian xây dựng móng và biện pháp thi công không đòi hỏi phức tạp. Có thể đề xuất ra nhiều phương án móng, độ sâu chôn móng để lựa chọn phương án cho phù hợp.

Móng nông là gì vẫn là vấn đề mang tính khái quát, đó là tên gọi chung bao gồm các loại móng phổ biến sử dụng cho các công trình nhà dân dụng, đặc biệt là móng đơn và móng băng. Dựa vào tính chất công trình, đặc điểm địa chất, chúng ta mới có thể xác định được nên sử dụng loại móng nào cho phù hợp. Lựa chọn móng là vấn đề liên quan đến toàn bộ kết cấu công trình, vì vậy chúng ta phải tính toán kết cấu móng sao cho chính xác nhất, xác định loại móng phù hợp nhất.

Chi tiết cấu tạo sàn gỗ công nghiệp

Nguyên liệu chính: Sàn gỗ công nghiệp được làm từ nguyên liệu chính đó là gỗ HDF. Gỗ HDF được làm chủ yếu từ gỗ tự nhiên nguyên khối. Gỗ tự nhiên này sẽ được luộc và sấy khô trong môi trường nhiệt độ cao từ 1000ºC – 2000ºC, sau khi được xử lý cho đến khi hết nhựa và nước sẽ tiến hành xay thành bột. Bột gỗ sẽ được xử lý kết hợp với các chất phụ gia làm tăng độ cứng của gỗ, chống mối mọt. Sau đó được ép dưới áp suất cao (850 – 870kg/cm2) để tạo thành tấm gỗ HDF đạt yêu cầu.

Sơ đồ chi tiết cấu tạo sàn gỗ công nghiệp ​ gồm:

Các lớp chính: chi tiết cấu tạo sàn gỗ công nghiệp bao gồm 4 tầng cơ bản

Tầng 1 : Lớp phủ bề mặt: Tầng này là lớp bề mặt của một vật liệu đặc biệt trong suốt cung cấp cho một sự ổn định tốt hơn, nhưng cũng làm việc để bảo vệ tầng hai dưới tác dụng từ bên ngoài. Ngoài ra lớp bề mặt này cũng cải thiện khả năng chống nước, chống trầy xước và va đập. Nó cũng làm giảm bụi và vi khuẩn giúp duy trì độ tin cậy và vệ sinh dễ dàng hơn cho sàn gỗ cứng.

Tầng 2 : Lớp cơ sở và lớp trang trí: giấy hoặc phim mẫu vân gỗ hoặc họa tiết có tính chất tương tự, dưới sự bảo vệ của tầng 1 thì độ bền của lớp màu trong khi sử dụng là rất ấn tượng. Đây cũng là lớp hạt gỗ hoa văn đa dạng được thương hiệu riêng thiết kế để phù hợp với từng hệ thống nội thất khác.

Tầng 3 : Lớp cốt gỗ: Đây được coi là thành phần quan trọng nhất trong những chi tiết cấu tạo sàn gỗ công nghiệp, bột gỗ tự nhiên, thành phần chủ yếu lâu năm là cơ sở của lõi HDF (khoảng 85%), với sự hỗ trợ của phụ gia tổng hợp cùng bột gỗ giúp sàn gỗ công nghiệp có độ cứng lớn hơn, cải thiện độ bám dính và độ bền của sàn gỗ công nghiệp

Tầng 4 : lớp đế: tấm lót có hiệu lực lót chống biến dạng, mối và tạo độ ổn định của các thuộc tính toàn bộ sàn. Nó cũng làm giảm độ ẩm cho sàn gỗ

Hèm khóa: Sàn gỗ công nghiệp chỉ cần liên kết các hèm khóa lại là đã có thể có được sàn nhà thằng tắp mà không cần sử dụng đến keo kết dính. Có các loại hèm khóa tiên tiến như hèm khóa R-click, Tap &Go,.

Những cách khắc phục nhà bị nghiêng được đánh giá hiệu quả

Nhìn chung các phương pháp xử lý nhà bị nghiêng khá phức tạp và đòi hỏi cần mất khá nhiều thời gian, chi phí nên tốt nhất hãy phòng tránh, cẩn thận ngay từ khi chuẩn bị thi công nhà. Nếu như sau quá trình sử dụng ngôi nhà bị nghiêng thì đó là vấn đề rất nam giải.

Bước 1: Các kỹ sư chuẩn đoán bệnh và sơ cứu công trình.

Việc chẩn đoán có thể dựa trên những vết nứt, biến dạng, tư thế đứng, độ tuổi, kích thước, độ cứng hay sự rung lắc của công trình khi có ô tô đi qua.
Công tác chẩn đoán và chuẩn bị cho việc tiến hành cách xử lý nhà bị nghiêng

Bước 2: Điều khiển nhà

Đây là bước quan trọng nhất trong cách xử lý nhà bị nghiêng
Thực chất đây là việc chuyển công trình sang dạng cân bằng động, sau đó chỉ cần dùng một năng lượng nhỏ để căn chỉnh độ nghiêng của nó. Khi đã chỉnh xong, người ta sẽ khóa cân bằng động này lại để đảm bảo công trình đứng vững (cân bằng bền).

Bước 3: Phân tích kết cấu, chạy mô hình trên máy tính để kiểm định chất lượng công trình.

Bước 4: Gia cố móng bổ sung nếu cần thiết.

Những lưu ý kết cấu móng gạch trong xây dựng

Tuyệt đối không sử dụng móng gạch cho nền đất yếu. Nền đất yếu là nền đất không đáp ứng đủ độ bền và sức chịu tải. Khi xây dựng đất sẽ dễ dàng bị biến dạng nhiều khiến công trình không thể xây dựng hoặc không thể đáp ứng được các yêu cầu kĩ thuật. Do đó, khi phải chịu đựng một lực tải bên trên công trình thì nền đất sẽ bị lún. Nếu tiếp tục thi công thì sẽ dẫn đến các hậu quả như lún, sụt, nứt, thậm chí là đổ sập hoàn toàn công trình. Do đó, khi tiến hành thi công trên nền đất yếu, móng gạch không được sử dụng. Bạn phải tính toán và gia cố móng phù hợp với hiện trạng đất của gia đình mình.

Móng gạch thường được sử dụng trong trường hợp nào​

Khi nền đất tốt: Có thể sử dụng móng gạch cho nhà cấp 4, hoặc những ngôi nhà 2 tầng đơn giản không quá nặng nề. Móng gạch xây thích hợp với điều kiện thủ công, gạch sẵn và rẻ. Chính vì thế mà móng gạch phù hợp xây dựng cho những vùng đồng bằng, địa chất đất nền tốt, đất nguyên thổ không qua bồi đắp và tiết kiệm được chi phí xây dựng cho việc thi công và đào móng.

Đa phần đối với công tác xây dựng nhà ở dân dụng, khi tiến hành phương án móng, hầu hết đều dựa vào kinh nghiệm thực tế từ những công trình đã xây dựng xung quanh, hoặc hỏi những người lớn tuổi về đia chất đất khu vực này như thế nào để chọn loại móng thích hợp mà không sử dụng khoan địa chất. Do đó, việc móng gạch thường được sử dụng trong trường hợp nào cũng nằm trong kinh nghiệm xây dựng của nhiều đội thợ thi công. Các bác thợ ở quê có nhiều kinh nghiệm thi công và xây loại móng kiểu này, thích hợp với điều kiện thi công thủ công, gạch sẵn và rẻ.

Móng gạch cũng thường được sử dụng trong trường hợp: xây nhà vệ sinh, xây các công trình phụ trợ như khu vực chăn nuôi gia súc, gia cầm…. tại các vùng nông thôn, vùng quê vẫn được áp dụng khá phổ biến và rộng rãi.

Các loại vữa thường gặp trong xây dựng

Vữa xây dựng là một loại vật liệu đá nhân tạo thành phần bao gồm chất kết dính, nước, cốt liệu và phụ gia. Các thành phần này trong vữa xây dựng được nhào trộn theo tỷ lệ xây dựng thích hợp.

Có khoảng 4 loại vữa xây dựng như sau:

Vữa vôi

Thành phần cấu tạo của loại vữa này gồm cát, vôi, nước, xi măng trộn với nhau. Được sử dụng nhiều trước đây do chi phí khá rẻ, được ứng dụng cho nhiều công trình nhà ở, các mẫu nhà cấp 4 hay những thiết kế nhà 3 gian truyền thống.

Vữa xi măng

Thành phần cấu tạo của vữa xi măng bao gồm xi măng trộn với nước, hay còn gọi là vữa xi măng nguyên chất. Loại vữa này được sử dụng để đánh màu, chống thấm cho bể chứa nước, bể xí, mái bằng,…

Vữa xi măng- cát: Dùng để xây, trát, ốp, láng ở mọi nơi kể cả những nơi ẩm ướt, chịu nước tốt, dưới mực nước ngầm, chịu lực lớn. Do đó mà tính ứng dụng của vữa xi măng- cát cao hơn hẳn. Nếu xây thì thường dùng vữa xi măng cát- vàng mac 50 hoặc 25. Nếu trát thì thường dùng vữa xi măng cát đen trộn với vôi cho dễ trát. Khi thi công, các đơn vị thi công với kinh nghiệm làm việc sẽ tự xử lý được tùy theo mục đích và nhu cầu sử dụng vữa xây dựng của từng hạng mục thi công.

Vữa ba ta

Đây là loại vữa vôi( hoặc vữa có thêm đất sét) có thêm xi măng đáng kể để tăng cường độ và dùng được ở những nơi ẩm thấp.

Ứng dụng của vữa tam hợp được dùng để xây, trát, ốp, láng ở hầu hết mọi nơi. Vữa tam hợp được ưa chuộng nhờ ưu điểm có tính dẻo, cần thiết ( dễ thi công) và có thời gian đông cứng hợp lý.

Vữa thạch cao

Vữa thạch cao trộn với nước. Trong đó lượng nước chiếm tới 65 đến 90% lượng thạch cao. Loại vữa này được sử dụng để xây, trát, làm gờ chỉ,…thường được sử dụng trong thi công nội thất, ngoại thất ở những nơi khô ráo, không ẩm ướt.