Biện pháp thi công móng nhà phố nhà liền kề nhà ống

Nhà liền kề, hay còn gọi là nhà ống, nhà phố, là loại công trình kiến trúc có chiều ngang tương đối hẹp, nằm liền sát nhau. Chính vì vậy mà việc thi công móng cũng có những yếu tố rất đặc thù, chủ đầu tư cũng như người thi công cần phải nắm bắt rõ ràng về vấn đề này. Móng là công đoạn quan trọng bậc nhất trong việc xây dựng, nó không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến công trình mà còn ảnh hưởng đến các công trình lân cận.

Xử lý móng không tốt sẽ gây ra nhiều hậu quả khó lường. Do đó, những lưu ý, biện pháp thi công móng nhà liền kề dưới đây sẽ giúp bạn có được ngôi nhà như ý muốn.

Phần lớn rắc rối nghiêm trọng khi xây nhà phát sinh từ nhà liền kề. Nếu ngay công đoạn làm móng đã gây ảnh hưởng đến nhà liền kề, bạn khó lòng tiếp tục các việc khác một cách thuận lợi, hơn nữa lại mất thêm chi phí đền bù không nhỏ. Do đó, làm móng là một công đoạn cần sự đầu tư.

Có hai loại móng: móng nông và móng cọc. Móng nông như móng đặt trực tiếp lên nền đất, cọc tre, móng Top-base… có ưu điểm là thi công đơn giản, tốn ít chi phí và không gây ảnh hưởng đến nhà liền kề. Nhưng nhược điểm là sức chịu tải kém, không xây được nhà nhiều tầng. Với nền đất yếu, nếu xây nhà trên 4 tầng trở lên thì không thể dùng móng nông.

Trước đây, do điều kiện kinh tế hạn chế, chỉ xây nhà thấp tầng, đa số người dân dùng móng nông. Tuy nhiên, xu hướng hiện nay là dùng móng cọc. Phổ biến nhất là móng cọc ép. Ưu điểm của móng cọc là chịu được tải trọng lớn, cho phép xây được nhà nhiều tầng. Nhược điểm là dễ khiến nhà liền kề bị nứt, lún, bong nền, đội nền, chuyển dịch. Nhất là khi xây nhà trên nền đất cứng, đất sét. Thể tích khối bê tông chèn xuống sẽ làm dâng khối đất lên, chèn ép vào nhà liền kề tạo ra lực tác động mạnh. Nếu nhà liền kề dùng móng nông thì nguy cơ ảnh hưởng càng lớn. Thông thường, trước khi ép cọc, người ta sẽ xử lý bằng cách khoan dẫn để rút một lượng lớn đất lên nhằm giảm thể tích khối đất bị chèn ép; hoặc ép cừ xung quanh khu đất để khối đất không bị tràn sang nhà liền kề. Tuy nhiên, thực tế và kinh nghiệm xây nhà cho thấy, biện pháp này chỉ xử lý được 80% sự cố. Trường hợp gặp đất sét thì gần như không xử lý được.

Phương án đảm bảo nhất để không gây tác động vào nhà liền kề là dùng móng cọc khoan nhồi. Cọc khoan nhồi có sức chịu tải rất lớn. Việc thi công cọc khoan nhồi tạo ra độ chấn dung nhỏ, không đẩy các cọc chắn có xung quanh sang hai bên, không gây ra hiện tường trồi đất. Do đó không gây nứt lún nhà liền kề.

Ưu điểm áp đảo của cọc khoan nhồi so với cọc ép là có sức chịu tải cao hơn, có thể đặt vào các lớp đất rất cứng, thậm chí là lớp đá, địa tầng thay đổi phức tạp. Cũng bởi thế, giá thành của cọc khoan nhồi cao gấp 1,4-1,7 lần cọc ép thông thường. Hơn nữa lại khó kiểm soát chất chất lượng. Việc thi công cọc khoan nhồi phải được thi công và giám sát bởi kỹ sư có trình độ chuyên môn cao. Sau đó còn cần đến biện pháp thí nghiệm kiểm tra bằng phương pháp siêu âm để xác định chất lượng của cọc. Chính vì hai lý do trên (giá + khó kiểm soát) nên rất nhiều người ngại sử dụng cọc khoan nhồi cho công trình dân dụng.

Nối thép xây dựng bằng phương pháp nối ren cơ khí

Xuất phát từ công nghệ liên kết bu lông trong cơ khí. Công nghệ nối ren từ lâu đã được áp dụng cho hầu hết các công trình cao tầng và các công trình có quy mô lớn, quan trọng thay cho các phương pháp nối chồng thủ công.

Các thanh cốt thép trong kết cấu bê tông cốt thép được khai thác chủ yếu về khả năng chịu lực kéo hoặc nén dọc trục. Mặc dù khả năng chịu cắt của cốt thép đôi khi được kể đến trong một số lý thuyết tính toán, song đều đi đến kết luận là có ảnh hưởng không đáng kể và thường được bỏ qua trong tính tóan thiết kế.

Quan điểm mới về nối cốt thép cho rằng việc nối các thanh cốt thép sẽ không thuộc phạm vi của kết cấu bê tông cốt thép nếu như đảm bảo được rằng mối nối không làm thay đổi trạng thái làm việc của cốt thép và có cường độ cao hơn khả năng chịu lực bản thân thanh thép. Điều đó được chứng minh qua các thí nghiệm kéo đứt cốt thép mà vị trí phá hoại nằm ngoài mối nối và xảy ra đối với thanh thép cơ bản, đồng thời các yêu cầu về biến dạng vẫn được đảm bảo.

Các thanh thép nối được liên kết đối đầu với nhau thông qua một ống nối đã được ren sẵn mặt bên trong. Ống nối có ren được sản xuất trong nhà máy dưới sự kiểm tra chất lượng nghiêm ngặt để đảm bảo các chỉ tiêu về cường độ và biến dạng của mối nối phù hợp với yêu cầu. Đầu các thanh thép nối được ren tại công trường bằng máy tiện ren chuyên dụng và được giám sát về chiều dài ren, bước ren, chiều sâu ren, chất lượng đường ren…phù hợp với tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu. Yêu cầu của phương pháp nối ren là đảm bảo không làm giảm yếu khả năng chịu lực của thanh thép.

Ban công là gì ? Đặc điểm của ban công.

Ban công là không gian thoáng nằm ở mặt ngoài nhà, sử dụng để làm nơi nghỉ ngơi hóng mát, ngắm cảnh hoặc hong phơi tuy nhiên cấu tạo sàn ban công cũng quyết định mục đích sử dụng​

Ban công là một phần của sàn gác được làm nhô ra khỏi tường ngoài nhà, có hoặc không có dầm đỡ bên dưới, có thể có mái che hoặc không có mái che bên trên. Phía trước mặt và 2 bên cạnh thoáng không xây tường chắn hoặc ban công góc thì có một bên tường xây kín do tựa vào tường cạnh. Như vậy ban công thường có 2 hoặc 3 hướng nhìn thoáng vào không gian xung quanh nhưng cấu tạo sàn ban công giống nhau. Ban công có thể trong phạm vi một phòng, dọc theo nhà hay ở góc tường.

Mặt bằng ban công có thể nhiều hình dạng khác nhau như hình chữ nhật, hình thang, hình gãy khúc, hình bán nguyệt. Ban công thường rộng 800 -1200 mm, dưới có dầm đỡ. Nếu bancông hẹp (< 800 mm) thì có thể không cần dầm đỡ. Sàn ban công có thể lát bằng nhiều chất liệu khác nhau như gỗ, gạch men chống trơn…
Mục đích sử dụng ban công chủ yếu dựa vào nhu cầu gia chủ, và có rất nhiều cách, nhiều ý tưởng để sử dụng ban công.

Tường nhà cấp 4 cao bao nhiêu phụ thuộc vào các yếu tố

Các mẫu nhà cấp 4 thường phải có diện tích rộng để đảm bảo đầu đủ công năng sử dụng và tiện nghi thoải mái cho gia chủ. Các kích thước chiều rộng, chiều dài, chiều cao đòi hỏi phải cân đối trong kiến trúc thì mới mang lại giá trị thẩm mỹ cũng như sự thông thoáng trong không gian sống của gia chủ. Vậy tường nhà cấp 4 cao bao nhiêu m là vừa phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chức năng từng phòng, đặc điểm diện tích xây nhà, đặc điểm khí hậu của từng vùng miền và điều kiện kinh tế.

Tường nhà cũng chính là độ cao nhà và là khoảng cách từ nền nhà đến hết phần tường nhà tầng 1. Với một số gia chủ, tường nhà thấp sẽ tạo cảm giác ấm cúng, gân gũi. Tuy nhiên nhiêu người lại cho rằng như vậy sẽ tạo cảm giác bức bí, không thông thoáng. Ngược lại, khi tường nhà cao tạo cảm giác thoáng đãng, mát mẻ nhưng trong nhiều trường hợp lại cảm giác trống trải, lạnh lẽo. Vì vậy tường nhà cao bao nhiêu còn phụ thuộc vào cách trang trí và công năng của từng phòng. Trong một không gian có từng phòng khác nhau, công năng sử dụng, mục đích sử dụng khác nhau sẽ có chiều cao khác nhau.

Tường nhà cao bao nhiêu phụ thuộc vào chức năng của từng phòng: Trong một ngôi nhà được phân chia thành nhiều phòng khác nhau được gia chủ sử dụng cho từng mục đích riêng nên việc thiết kế chiều cao tường hay độ cao từng phòng có thể khác nhau. Ví như phòng sinh hoạt chung, phòng khách là nơi tiếp khách, tập trung sinh hoạt gia đình nên cần tạo cảm giác trang trọng, rộng rãi. Vì thế chiều cao tường nên cao hơn các phòng khác. Thông thường chiều cao tường của phòng này dao động từ 3,6 đến 5m.
Trong khi đó phòng thờ cần tạo cảm giác trang nghiêm, chiều cao tường không nên thấp hơn các phòng thông dụng. Phòng ngủ, phòng bếp, phòng ăn, phòng làm việc nên tạo sự ấm cúng, tránh sự trống trải lạnh lẽo vì vậy mà chiều cao tường ở mức trung bình từ 3-3,3m. Phòng để xe, phòng tắm và phòng kho là những nơi có tần suất sử dụng thấp, gia chủ ít khi lui tới do đó chỉ nên thiết kế tường nhà cấp 4 cao khoảng 2,4-2,7m với mục đích tiết kiệm kinh phí xây dựng cũng như không gian sử dụng.

Tường nhà cấp 4 cao bao nhiêu còn phụ thuộc vào diện tích ngôi nhà. Thông thường khi diện tích lớn rộng rãi để tránh tạo sự trống trải thì chiều cao nhà ở mức trung bình từ 3-3,3m. Trong khi nếu diện tích nhà không quá lớn, dao động từ 100-150m2 thì chiều cao tường nhà cấp 4 nên ở mức cao khoảng 3,6-4m để hạn chế mức thấp nhất sự chật hẹp, bức bí. Việc lựa chọn tường nhà cao bao nhiêu sẽ được các kiến trúc sư tính toán tỷ mỉ dựa vào tỷ lệ kích thước lô đất của gia đình bạn. Vì vậy trước khi bắt tay vào xây dựng bạn nên tham khảo ý kiến của các kiến trúc sư, kỹ sư xây dựng về chiều cao tường nhà để đảm bảo vẻ đẹp thẩm mỹ của ngôi nhà cũng như tạo ra không gian sống lý tưởng .
Tường nhà cao bao nhiêu phụ thuộc vào điều kiện kinh tế: Như đã trình bày ở trên, nhà càng cao tức là tường nhà cao thì đi kèm với việc phát sinh thêm chi phí nhân công, vật liệu cũng như là bảo dưỡng trong quá trình sử dụng. Vì thế tùy từng điều kiện gia đình mà tường nhà lựa chọn chiều cao ở mức vừa phải, phù hợp.

Những cách nhận biết tường chịu lực

Với nhiều gia đình, nhất là những người mua lại nhà đã được xây dựng từ lâu mà không có bản vẽ kỹ thuật, việc nhận biết tường chịu lực trong nhà sẽ gặp nhiều khó khăn. Nếu bạn muốn cải tạo, sửa chữa, nâng tầng thì cần phải xác định được đâu là tường chịu lực, đâu là không chịu lực bởi nếu tác động đến 1 bức tường chịu lực sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ kết cấu của ngôi nhà. Không chỉ hiểu tường chịu lực là gì mà phải đánh giá được khả năng chịu lực của tường mới có thể sửa chữa, cải tạo phù hợp. Có 6 cách xác định, nhận biết tường chịu lực trong nhà:

– Dựa vào vị trí:
Tường chịu lực là gì và vị trí của tường chịu lực như thế nào ?​
Một yếu tố dễ nhận biết nhất trong quá trình xác định tường chịu lực là vị trí của bức tường trong nhà bạn. Thông thường nếu tường là kết cấu chịu lực duy nhất trong căn nhà, thì tất cả các tường ngoài sẽ đóng vai trò chịu lực tải. Các bức tường này thường có khả năng cách nhiệt, cách âm tốt. Ngoài ra, các bức tường trong chịu lực sẽ được nhận biết thông qua khoảng cách đến tường bao, hướng theo dầm, xà.

– Tường chịu lực tải trong nhà cao tầng:
Với nhà cao tầng, để biết tường chịu lực là gì hãy kiểm tra từ tầng dưới lên tầng cao. Thông thường, càng lên cao, độ dày của 1 vài bức tường càng giảm, hoặc thậm chí 1 vài bức tường còn biến mất, nhất là ở tầng thượng. Những bức tường này là tường không chịu lực tải nên hoàn toàn có thể giảm bớt, trong khi những bức tường không thể giảm chiều dày chính là những bức tường đóng vai trò chịu lực của công trình.
Ngoài ra để đảm bảo an toàn, các căn nhà sử dụng kết cầu tường chịu lực thường có độ cao dưới 5 tầng.

– Dựa vào độ dày của tường:
Phân biệt tường chịu lực với tường không chịu lực dựa vào độ dày của tường​
Tường chịu lực sẽ có độ dày lớn hơn những bức tường không chịu lực. Để đảm bảo an toàn, tường chịu lực phải có chiều dày > 220mm và có giằng.

– Dựa vào chất liệu tường:
Tường chịu lực có thể là tường gạch, đá, đường bê tông, bê tông cốt thép…nhưng trong nhà ở dân dụng thường chỉ dùng tường gạch – đá.
– Dựa vào hệ thống dầm, đà và cột:

Tường chịu lực chịu trọng tải của mái nhà​
ở bước này, bạn cần nghiên cứu kỹ hơn về ngôi nhà của mình. Hãy tìm những bức tường có dầm nối trực tiếp với móng bê tông , hoặc những bức tường tiếp xúc vuông góc với đà ngang, nhiều khả năng chúng là những bức tường chịu lực cho cả căn nhà.

– Dựa vào sự thay đổi của cấu trúc:
Với những căn nhà cổ được xây dựng từ lâu hoặc xây dựng không cẩn thận, sau một thời gian dài sử dụng, dầm, đà ngang và cột của nhà sẽ xuống cấp, dồn trọng lượng của kết cấu vào những bức tường vốn không được thiết kế để chịu lực. Bởi vậy, bạn sẽ cần 1 sự giúp đỡ từ các chuyên gia trước khi tiến hành cải tạo nhà để đảm bảo an toàn.

Đặc điểm kết cấu chịu lực của dầm sàn gỗ

Kết cấu chịu lực của sàn gỗ là một hệ thống các dầm gỗ đặt cách đều và song song theo phương ngang hay dọc nhà. Trường hợp khẩu độ lớn thường có các dầm chính và dầm phụ (dầm phụ vuông góc với dầm chính). Tuy nhiên chỉ áp dụng khi khẩu độ dầm ≤ 4.

Dầm chính thường cách nhau 3 ÷ 4m, đặt theo phương ngắn của phòng, tiết diện dầm thường có tỷ lệ cao/rộng là 1,5 ÷ 1 đến 3,5 ÷ 1, chiều cao dầm thường từ 1/15 ÷ 1/20 chiều dài dầm.
Tìm hiểu chi tiết cấu tạo sàn gỗ sẽ thấy các dầm phụ thường đặt cách nhau 70, 80, 90, 100cm.
Tiết diện dầm thông thường là hình chữ nhật đứng, ngoài ra còn có thể làm các dầm ghép.
Liên kết giữa đầu dầm với dầm vuông góc thường làm liên kết mộng đuôi én.

Lớp mặt sàn thường là các tấm gỗ ván được đặt trực tiếp lên dầm, liên kết đinh. Cách ghép giữa các tấm thường làm mộng hèm âm dương. Còn cách lát ván sàn có nhiều cách: lát thẳng song song, lát chéo hình chữ chim lát theo kiểu đan phên…tuy nhiên chi tiết cấu tạo sàn gỗ không đổi.

– Liên kết giữa đầu dầm với tường thường có 3 cách:

Gối lên bờ tường với các tường trong, các đầu dầm đối đầu được giằng với nhau bằng thanh thép dẹt khoan lỗ đóng đinh.

Gối vào hốc tường với trường hợpcác tường bao ngoài sàn (chú ý chống ẩm từ ngoài thấm vào).

Gối lên gờ tường bằng BTCT

– Một số chú ý với những chi tiết cấu tạo sàn gỗ khi liên kết đầu dầm với tường:

Chi tiết cấu tạo sàn gỗ thể hiện cách liên kết đầu dầm với tường
Cần liên kết neo đầu dầm với tường cho chắc, thường dùng thép dẹt hoặc thép góc.
Có biện pháp chống ẩm, chống mối mọt cho đầu dầm (thường tấm dầm chống mối mọt phần đầu dầm 30 ÷ 40cm, bọc giấy dầu chống ẩm…)
Không được gác dầm gỗ lên tường ống khói, nếu bắt buộc có dầm tại vị trí này thì phải gác vào một dầm phụ trung gian.
Khi chiều cao dầm lớn cần cấu tạo các thanh giằng theo hệ thống bắt chéo chữ X để tăng cường độ ổn định của hệ dầm.

Ảnh hưởng của đặc điểm và yêu cầu sử dụng móng công trình

Chiều sâu chôn móng còn phụ thuộc vào sự có mặt của các công trình như tầng hầm, đường giao thông, đường ống dẫn nước…cũng như các công trình lân cận đã xây dựng. Đáy móng phải được đặt sâu hơn tầng hầm ít nhất 40cm và mặt trên của móng phải nằm ở dưới sàn tầng hầm. Khi công trình tiếp cận với các đường giao thông ngầm thì đế móng cần đặt sâu hơn các vị trí trên tối thiểu 20 – 40cm.

Ảnh hưởng của biện pháp thi công móng:

Chiều sâu chông móng có liên quan đến phương pháp thi công móng. Nếu lựa chọn chiều sâu chôn móng một cách hợp lý thì có thể rút ngắn thời gian xây dựng móng và biện pháp thi công không đòi hỏi phức tạp. Có thể đề xuất ra nhiều phương án móng, độ sâu chôn móng để lựa chọn phương án cho phù hợp.

Móng nông là gì vẫn là vấn đề mang tính khái quát, đó là tên gọi chung bao gồm các loại móng phổ biến sử dụng cho các công trình nhà dân dụng, đặc biệt là móng đơn và móng băng. Dựa vào tính chất công trình, đặc điểm địa chất, chúng ta mới có thể xác định được nên sử dụng loại móng nào cho phù hợp. Lựa chọn móng là vấn đề liên quan đến toàn bộ kết cấu công trình, vì vậy chúng ta phải tính toán kết cấu móng sao cho chính xác nhất, xác định loại móng phù hợp nhất.

Công thức tính nhẩm trọng lượng thép xây dựng

Việc nắm được trọng lượng cây thép là một vướng mắc mà hầu hết chủ nhà gặp phải trong quá trình làm nhà. Thậm chí rất nhiều kỹ sư ra trường vẫn phải sử dụng máy tính hoặc bảng tra trọng lượng cây thép được cấp từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

Để giúp các bạn dễ dàng trong việc tính nhẩm trọng lượng cây thép trên 1 m dài, các bạn có thể tham khảo công thức sau:

M = π*d^2*7850/4/1,000,000

Trong đó:

M: Trọng lượng cây thép trên 1 mét dài

π : Số Pi là 3,14

d: Đường kính thanh thép tính theo mặt cắt tiết diện

7850: Trọng lượng tiêu chuẩn của thép là 7850 kg/m^3

Hiểu ngắn gọn các bạn tính Diện tích mặt cắt ngang của đường tròn theo công thức vẫn được học ở cấp 2 là S = π*d^2/4 rồi nhân với 7850 kg/m^3

Rút ngọn số dãy số π*7850/4/1,000,000 = 0.00616

M = d^2*0.00616

M = d^2/(0.00616^-1)

M = d^2/162.3 ≈ d^2/162

M ≈ d^2/162

Tính toán thử cho 01 mét dài đường kính thép 6:

M (d6) = 6^2*/162 = 36/162 = 0.2222

Từ đây ta có thể nhân số liệu này với chiều dài tiêu chuẩn của 1 cây thép là 11.7m (đối với thép nguyên cây) sẽ ra trọng lượng tiêu chuẩn của 1 cây thép xây dựng.

Khắc phục hiện tượng dầm nhà bị nứt

Các vết nứt trong xây dựng nói chung và dầm nhà bị nứt nói riêng đều cần làm rõ nguyên nhân để đưa ra giải pháp xử lý thích hợp. Các vết nứt sau khi chỉ rõ nguyên nhân phải có giải pháp khắc phục các vết nứt nếu ảnh hưởng đến kết cấu. Còn đối với các vết nứt xảy ra do hiện tượng vật lý thông thường như thời tiết, co ngót,…và không có ảnh hưởng đến kết cấu công trình, tuổi thọ của công trình.

– Nứt ở vị trí mép tiếp giáp tường và cột: dùng máy cắt tạo rãnh sâu, làm sạch, ẩm và phụt vữa sửa chữa loại đông cứng nhanh bán sẵn và trát lại bằng vữa trát thông thường.
– Nứt ở mép tiếp giáp tường-dạ đà: Có thể dùng biện pháp khắc phục vết nứt như trên. Hoặc phá hàng gạch trên cùng ra để tiến hành xây lại theo đúng quy định.
– Nứt ở vị trí mép tiếp giáp tường và mặt trên đà:Cách sửa có thể bằng vữa cao cấp như đã nêu, tuy nhiên giá thành khá đắt.

Vị trí và độ lớn của vết nứt dầm mà cách khắc phục cũng khác nhau:

• Trong trường hợp dầm nhà bị nứt, vết nứt có đổ mở rộng <= 0.3mm Cách thức khắc phục là làm sạch bề mặt dầm bằng bàn chải sắt. Sau đó quét xi măng tinh lên.

• Trong trường hợp dầm nhà bị bị nứt, vết nứt có độ rộng mở >= 0.3mm. Hiện nay, đối với các vết nứt có động rộng mở như trên, phương pháp xử lý dầm nhà bị nứt có thể bằng phương pháp tiêm vữa xi măng hoặc keo epoxy.

Quy trình thi công thang thoát hiểm nhà cao tầng đúng tiêu chuẩn

+ Kiểm tra bản vẽ cầu thang thoát hiểm theo tiêu chuẩn phục vụ thi công

  • Tiến hành khảo sát mặt bằng thi công.
  • Đo đạc và lấy số liệu tòa nhà thuộc dự án.
  • Lấy số liệu đầy đủ về mặt bằng thi công.
  • Tư vấn cho người dùng về mặt bằng, kết cấu, thiết kế, thi công cầu thang thoát hiểm.
  • Đảm bảo phương án thiết kế đã bao gồm các tính toán về số liệu con người, lực ảnh hưởng chuẩn .
  • Đưa ra phương án công tác thi công ( đảm bảo thi công, an toàn, tiến độ )
  • Đảm bảo các thủ tục trước khi thi công dự án hợp pháp và đúng với quy định ban hành.
  • Định giá và lên giá thầu với doanh nghiệp chủ quản.
  • Ký kết và bắt đầu các công đoạn chế tạo cấu kiện.

+ Bình thường một dự án thi công lắp dựng kết cấu thép đủ tiêu chuẩn thang thoát hiểm nhà cao tầng, thường có các cấu kiện lớn và to kềnh. đơn vị thi công thường phải đảm bảo với nhà thầu về công việc chuyên chở các cấu kiện, những kết cấu thuộc dự án kết cấu thép cầu thang thoát hiểm phải đảm bảo an toàn tuyệt đối.

+ Hiện nay bên cạnh thang bộ thoát hiểm còn phổ biến hơn loại thang thoát dây thoát hiểm, tuy nhiên xét về tính thẩm mĩ và an toàn thì thang bộ vẫn được ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên tiêu chuẩn thang thoát hiểm nhà cao tầng cần phải được thực hiện đầy đủ để đảm bảo hiệu quả cao nhất. Những tiêu chuẩn về kích thước, chất liệu, thông số, vị trí… đều chiếm vị trí quan trọng để đảm bảo an toàn tối đa.