• Home
  • Giới thiệu
  • Dịch vụ
  • Các dự án
  • Tin tức
  • Liên hệ
  • Home
  • Giới thiệu
  • Dịch vụ
  • Các dự án
  • Tin tức
  • Liên hệ
  • Home
  • Giới thiệu
  • Dịch vụ
  • Các dự án
  • Tin tức
  • Liên hệ
  • Home
  • Giới thiệu
  • Dịch vụ
  • Các dự án
  • Tin tức
  • Liên hệ
Blog
Home Tin kết cấu Cách sử dụng La bàn – La Kinh chính xác
Cách sử dụng La bàn – La Kinh chính xác

Việc chọn hướng nhà tốt nhất theo phong thủy đóng vai trò quyết định trong lựa chọn các biện pháp Phong thủy phù hợp cho một ngôi nhà. Quan sát vị trí mặt trời mọc hoặc lặn để xác định hướng là không đủ chính xác. Các nhà phong thủy thường xác định phương hướng bằng một dụng cụ đặc biệt là La bàn phong thủy (la kinh). Dụng cụ này hết sức phức tạp, chỉ các chuyên gia mới có thể sử dụng. Tuy nhiên, đối với các bạn không nhà phong thủy thì chỉ cần dùng những chiếc là bàn đơn giản là được nhưng có độ số, càng lớn càng chính xác.
Bạn hãy thực hiện theo các bước sau:

Việc chọn hướng nhà tốt nhất phải theo phong thuỷ đóng vai trò quyết định trong lựa chọn các biện pháp Phong thuỷ phù hợp

  • Để tránh tác động của từ trường lên chiều quay của kim la bàn, khi đo hướng nhà, đừng đứng gần các thiết bị điện, ô tô. Hạn chế khi đo hướng nhà dùng kim loại trên người (điện thoại di động, dây chuyền, đồng hồ, nhẫn, thắt lưng có kim loại…).
  • Đứng bên ngoài nhà, mặt quay nhìn vào ngôi nhà, đứng ở trung điểm (điểm giữa) chiều ngang ngôi nhà, đứng cách ngôi nhà chừng 1m -1,5m.
  • Hai tay cầm La bàn cân bằng không nghiêng lệch, ngang tầm hông, xoay la bàn cho tới khi mũi kim tô màu (màu xanh trong hình minh hoạ) trùng khít với hướng chính bắc (chữ N trên la bàn hình 1), mũi kim phải trùng với (O’ độ – N- Bắc).
  • Xoay mặt kính trên La Bàn (có vạch màu vàng) – Đường màu vàng này phải vuông góc với Cạnh Ngang của Ngôi Nhà. Đọc con số ghi trên vòng ngoài của La bàn, nằm trên cùng đường thẳng với mũi tên (màu vàng) trên mặt kính.
  • Cần thử đi thử lại khi xem độ số (dịch sang trái sang phải một chút nhưng vẫn giữ nguyên khoảng cách tới ngôi nhà). Để xem có sự khác biệt giữa các số đo của mỗi lần không. Nếu có sai số lớn hơn 3 độ trong 3 lần đo, bạn đang chịu ảnh hưởng của các thiết bị điện hoặc kim loại, ví dụ đang đứng gần hệ thống đường ống nào đó. Hãy thay đổi vị trí và đo lại. Đối với chúng tôi sai lệch 3-5 độ là sai biệt rất lớn. Độ số mà bạn vừa đo được là Toạ của nhà, ngược lại (đối xung) với con số trên là Hướng.
  • Xác định được số đo độ Tọa (hướng) nhà. Hãy tra số đo bạn đọc được trên la bàn với bảng sau để biết hướng nhà: Bạn cũng có thể học cách chuyển từ số đo hướng từ độ số ra 24 sơn hướng, Ví dụ bạn đo được 180 độ – đối xứng với nó là 0 độ (Toạ Nam hướng Bắc; Tọa Ngọ hướng Tý). Bạn có thể In La bàn 24 Son này ra để phân 8 Cung cho căn nhà chính xác độ số.

Những chuẩn tắc phong thủy xác định hướng nhà:

  • Lấy Minh đường (khoảng không gian trống trước nhà) làm hướng nhà: nhà nhìn ra Minh đường: như công viên, bãi đổ xe,…
  • Lấy sông hồ làm hướng nhà: nếu nhà nhìn ra sông hồ
  • Lấy phố chính làm hướng nhà: nhà trông ra phố chính
  • Lấy cửa chính của nhà làm hướng nhà: Khi nhà có nhiều cửa thì lấy phương trông của cửa chính làm Hướng nhà.
  • Lấy núi (tòa nhà cao) sau lưng nhà làm toạ, ngược lại là hướng nhà.
  • Lấy hướng có nhiều ánh sáng làm hướng nhà.

Các bạn hãy nhớ đại ý là: Nơi động (Dương) sẽ làm hướng nhà. Nếu không sẽ rất lúng túng.

Quy trình thi công thang thoát hiểm nhà cao tầng đúng tiêu chuẩn
Cổng ngõ phù hợp trong xây dựng

Tin liên quan:

Các loại cốp pha xây dựng phổ biến hiện nay

Các loại cốp pha xây dựng phổ biến hiện nay

Ngày nay trong lĩnh vực xây dựng có rất nhiều loại cốt pha như: cốt pha thép, cốt pha nhôm, cốt pha gỗ, cốt pha nhựa tổng hợp,...

Read More

Tìm hiểu về cấu tạo ưu nhược điểm cửa cuốn

Tìm hiểu về cấu tạo ưu nhược điểm cửa cuốn

Cấu tạo của cửa cuốn gồm 5 thành phần chính sau: Lưu điện cửa cuốn: có vai trò là nguồn điện dự phòng khi xảy ra mất điện....

Read More

Tường vây là gì? Tác dụng của tường vây? Các loại tường vây

Tường vây là gì? Tác dụng của tường vây? Các loại tường vây

Tường vây là gì? Với các kiến trúc sư xây dựng, câu hỏi này khá quen thuộc. Tuy nhiên, với những người ngoài ngành thì đây là...

Read More
News:
  • Kết cấu chịu lực của ban công như thế nào?
    Kết cấu chịu lực của ban công như thế nào?
    11 Tháng 6, 2025
  • Cấu tạo mũ cọc bê tông cốt thép
    Cấu tạo mũ cọc bê tông cốt thép
    12 Tháng 5, 2025
  • Tại sao phải lắp đặt hệ thống thoát nước mưa trên mái nhà ?
    Tại sao phải lắp đặt hệ thống thoát nước mưa trên mái nhà ?
    15 Tháng 4, 2025
  • Các hệ thống kết cấu khung chịu lực
    Các hệ thống kết cấu khung chịu lực
    28 Tháng 2, 2025
  • Tính công suất máy lạnh và đèn điện khi biết thể tích phòng
    Tính công suất máy lạnh và đèn điện khi biết thể tích phòng
    27 Tháng 12, 2024
  • Khoảng cách hợp lý giữa các cột bê tông cốt thép trong xây dựng
    Khoảng cách hợp lý giữa các cột bê tông cốt thép trong xây dựng
    13 Tháng 12, 2024

TIN TỨC

  • Tiêu chuẩn về kết cấu móng nhà
  • Cải tạo kết cấu nhà và 5 vấn đề phải biết
  • Tường chịu lực là gì? Tường chịu lực dày bao nhiêu?
CÔNG TY TNHH KTBV

+ Add: 27 Đường 3A, P. Bình Hưng Hòa A, Q. Bình Tân, TP.HCM

+ Hotline: 0909 44 45 46
+ Email: info@tkkc.vn