Cách tính toán hệ thống thông gió cho tầng hầm
Bước 1: Tính lưu lượng gió cần thiết để cấp cho tầng hầm.
Bước 2: Khảo sát và lên ý tưởng về đường ống đi theo trục đứng và đi trên mặt bằng trong tầng hầm
Bước 3: Bố trí vị trí các cửa gió cấp/hút trên mặt bằng tầng hầm (khoảng cách của các cửa gió và nhánh cấp/hút nên giữ khoảng cách từ 3m đến 6m), các cửa gió có thế nối ống gió hoặc đặt trực tiếp trên ống gió
Bước 4: Tính kích thước miệng gió dựa vào lưu lượng đã tính, tốc độ gió tại các cửa cấp và cửa hút cần thiết kế trong tiêu chuẩn cho phép để giảm độ ồn, gợi ý từ 1-3 m/s
Bước 5: Thực hiện vẽ đường ống trên mặt bằng, cần giảm kích thước đường ống theo lưu lượng, bố trí đường ống sao cho trở lực nhỏ nhất nhưng vẫn đáp ứng được hiệu quả thông gió.
Lưu ý: Nên thiết kế đồng bộ cho các cửa cấp, cửa hút để đảm bảo về mặt kiến trúc cũng như cân bằng lưu lượng gió trong hệ thống.
Ví dụ :
Để tính toán lưu lượng thông gió tầng hầm. Bước đầu ta chọn bội số tuần hoàn không khí theo tiêu chuẩn cho ở bảng bên dưới, đối với tầng hầm bội số thường là 6-7 (lần) trong trường hợp bình thường. Nếu có kết hợp hút khói thì tính 10 lần.
Đề bài : Tính toán hệ thống thông gió cho tầng hầm có diện tích 1000 m2 chiều cao 4 mét.
Hướng dẫn :
Bước 1 : Tính lưu lượng gió
Chọn bội số tuần hoàn là 6, ta có lưu lượng của quạt hút công nghiệp cần thiết tối thiểu là: 1000 x 4 x 6 = 24.000 m3/h .
Lưu lượng tính được tương đương 24.000 m3/h = 6.5 m3/s
Bước 2 : Chọn cửa gió
Ta chọn loại cửa gió có kích thước 1000 x 250 thì tiết diện của cửa là
Sc =1 x 0.25 = 0.25m2
Ta chọn tốc độ hút gió của cửa là 1,5 m/s, thì ta được lưu lượng gió hút của 1 cửa là:
Gc = v x Sc = 0.25 x 1.5 = 0.375 m3/s
Bước 4 : Tính số cửa gió
Vậy số cửa gió tối thiểu trên nhánh gió hút sẽ được tính theo công thức:
Nc = V/Gc= 6.5/0.375 = 17,33 cửa
=> Số cửa cần có trên nhánh gió hút cần thực tế là 18 cửa.
Ghi chú : Nếu khu vực tầng hầm không đủ lớn để bố trí đủ 18 cửa thì bạn có thể dùng phương pháp tăng kích cỡ ống gió lên để giảm số lượng cửa xuống.