Đặc điểm kết cấu chịu lực của dầm sàn gỗ
Kết cấu chịu lực của sàn gỗ là một hệ thống các dầm gỗ đặt cách đều và song song theo phương ngang hay dọc nhà. Trường hợp khẩu độ lớn thường có các dầm chính và dầm phụ (dầm phụ vuông góc với dầm chính). Tuy nhiên chỉ áp dụng khi khẩu độ dầm ≤ 4.
Dầm chính thường cách nhau 3 ÷ 4m, đặt theo phương ngắn của phòng, tiết diện dầm thường có tỷ lệ cao/rộng là 1,5 ÷ 1 đến 3,5 ÷ 1, chiều cao dầm thường từ 1/15 ÷ 1/20 chiều dài dầm.
Tìm hiểu chi tiết cấu tạo sàn gỗ sẽ thấy các dầm phụ thường đặt cách nhau 70, 80, 90, 100cm.
Tiết diện dầm thông thường là hình chữ nhật đứng, ngoài ra còn có thể làm các dầm ghép.
Liên kết giữa đầu dầm với dầm vuông góc thường làm liên kết mộng đuôi én.
Lớp mặt sàn thường là các tấm gỗ ván được đặt trực tiếp lên dầm, liên kết đinh. Cách ghép giữa các tấm thường làm mộng hèm âm dương. Còn cách lát ván sàn có nhiều cách: lát thẳng song song, lát chéo hình chữ chim lát theo kiểu đan phên…tuy nhiên chi tiết cấu tạo sàn gỗ không đổi.
– Liên kết giữa đầu dầm với tường thường có 3 cách:
Gối lên bờ tường với các tường trong, các đầu dầm đối đầu được giằng với nhau bằng thanh thép dẹt khoan lỗ đóng đinh.
Gối vào hốc tường với trường hợpcác tường bao ngoài sàn (chú ý chống ẩm từ ngoài thấm vào).
Gối lên gờ tường bằng BTCT
– Một số chú ý với những chi tiết cấu tạo sàn gỗ khi liên kết đầu dầm với tường:
Chi tiết cấu tạo sàn gỗ thể hiện cách liên kết đầu dầm với tường
Cần liên kết neo đầu dầm với tường cho chắc, thường dùng thép dẹt hoặc thép góc.
Có biện pháp chống ẩm, chống mối mọt cho đầu dầm (thường tấm dầm chống mối mọt phần đầu dầm 30 ÷ 40cm, bọc giấy dầu chống ẩm…)
Không được gác dầm gỗ lên tường ống khói, nếu bắt buộc có dầm tại vị trí này thì phải gác vào một dầm phụ trung gian.
Khi chiều cao dầm lớn cần cấu tạo các thanh giằng theo hệ thống bắt chéo chữ X để tăng cường độ ổn định của hệ dầm.