Giằng tường là gì? Vai trò của giằng tường trong thi công hiện nay
Giằng tường là một khái niệm thuộc lĩnh vực xây dựng. Nó được hiểu là một lớp bê tông hay bê tông cốt thép dùng để liên kết với các đỉnh tường của tầng nhà trước khi đổ bê tông tấm sàn.
Giằng tường liên kết với các tường tạo thành một hệ thống kết cấu đảm bảo độ ổn định của tường và độ cứng cho không gian nhà. Nó cũng tạo cho tường ngang và tường dọc thành một khối thống nhất. Từ đó, tránh cho góc tường không bị xé nứt.
Hiện nay, đôi khi giằng tường còn được kết hợp để sử dụng làm móng khi xây dựng nhà cao tầng hoặc nhà phố. Nó góp phần phân bố đều tải trọng của sàn, tăng độ cứng cũng như giảm biến cho sàn.
Bạn cũng đừng nhầm lẫn với khái niệm giằng móng nhé. Bởi giằng móng là kết cấu nằm theo phương ngang của nhà. Nó có nhiệm vũ đỡ tường bao che hoặc tường ngăn trong nhà truyền vào móng. Vị trí của giằng móng cũng sẽ phụ thuộc vào vị trí của tường. Đôi khi là nằm bên ngoài, ở giữa hoặc mặt trong của cột.
Những yêu cầu đối với một giằng tường
Giằng tường sẽ chiếm khoảng từ 40-65% trọng lượng vật liệu của toàn ngôi nhà trong kết cấu nhà dân dụng. Giá thành của nó cũng sẽ chiếm khoảng 20-40% giá thành định ra của căn nhà. Chính vì vậy, khi chọn vật liệu làm giằng tường, người thi công cần phải lựa chọn sao cho hợp lý.
Dựa vào vai trò và công dụng của giằng tường, thiết kế giằng tường cần phải đảm bảo những yêu cầu:
– Độ bền, độ cứng: phải tương quan với sức chịu tải của nền đất, móng tường, chiều cao, chiều dài và cả chiều dày của tường. Ngoài ra cũng cần có sự tương quan với kỹ thuật thi công, cách sắp xếp các khối xây và mạch vữa nhằm đảm bảo tính toán của tường.
– Tác dụng chịu lực: Tác dụng chịu lực của giằng tường cần phải tương đương với chiều dài tường để đảm bảo chịu lực. Tức là trọng lực của tường phải tương đương với trọng lượng sàn và mái truyền xuống tường. Giằng tường còn phải chịu lực đẩy ngang của gió, bão và những chấn động trong, ngoài nhà.
Dựa vào những yêu cầu sử dụng trên và quy luật thay đổi nhiệt độ, bạn nên chọn vật liệu xây dựng giằng tường có bề dày. Bởi nó sẽ đảm bảo tường không bị rạn nứt khi gặp thời tiết bất lợi.
Bạn cũng nên chọn giải pháp cấu tạo các loại tường cách âm. Nó sẽ đảm bảo ngăn được tiếng ồn từ bên ngoài vào nhà. Bên cạnh đó cũng cần chú ý sử dụng các vật liệu có khả năng công nghiệp hóa và cơ giới hóa. Vật liệu làm tường nên chọn những vật liệu nhẹ để giảm được trọng lượng bảo thân, tiết kiệm vật liệu và giảm bớt sức lao động.