Những lưu ý kết cấu móng gạch trong xây dựng
Tuyệt đối không sử dụng móng gạch cho nền đất yếu. Nền đất yếu là nền đất không đáp ứng đủ độ bền và sức chịu tải. Khi xây dựng đất sẽ dễ dàng bị biến dạng nhiều khiến công trình không thể xây dựng hoặc không thể đáp ứng được các yêu cầu kĩ thuật. Do đó, khi phải chịu đựng một lực tải bên trên công trình thì nền đất sẽ bị lún. Nếu tiếp tục thi công thì sẽ dẫn đến các hậu quả như lún, sụt, nứt, thậm chí là đổ sập hoàn toàn công trình. Do đó, khi tiến hành thi công trên nền đất yếu, móng gạch không được sử dụng. Bạn phải tính toán và gia cố móng phù hợp với hiện trạng đất của gia đình mình.
Móng gạch thường được sử dụng trong trường hợp nào
Khi nền đất tốt: Có thể sử dụng móng gạch cho nhà cấp 4, hoặc những ngôi nhà 2 tầng đơn giản không quá nặng nề. Móng gạch xây thích hợp với điều kiện thủ công, gạch sẵn và rẻ. Chính vì thế mà móng gạch phù hợp xây dựng cho những vùng đồng bằng, địa chất đất nền tốt, đất nguyên thổ không qua bồi đắp và tiết kiệm được chi phí xây dựng cho việc thi công và đào móng.
Đa phần đối với công tác xây dựng nhà ở dân dụng, khi tiến hành phương án móng, hầu hết đều dựa vào kinh nghiệm thực tế từ những công trình đã xây dựng xung quanh, hoặc hỏi những người lớn tuổi về đia chất đất khu vực này như thế nào để chọn loại móng thích hợp mà không sử dụng khoan địa chất. Do đó, việc móng gạch thường được sử dụng trong trường hợp nào cũng nằm trong kinh nghiệm xây dựng của nhiều đội thợ thi công. Các bác thợ ở quê có nhiều kinh nghiệm thi công và xây loại móng kiểu này, thích hợp với điều kiện thi công thủ công, gạch sẵn và rẻ.
Móng gạch cũng thường được sử dụng trong trường hợp: xây nhà vệ sinh, xây các công trình phụ trợ như khu vực chăn nuôi gia súc, gia cầm…. tại các vùng nông thôn, vùng quê vẫn được áp dụng khá phổ biến và rộng rãi.