Vai trò của cốt thép trong kết cấu bê tông
Bê tông tươi được làm từ nhiều vật liệu khác nhau như: cát, sỏi, xi măng, nước. Chúng được trộn đều và dầm kỹ trước khi cho cốt thép vào bên trong. Chính vì thế bê tông có khả năng chịu lực nén rất tốt nhưng lại không có khả năng chống được lực kéo và lực lực cắt. Như vậy có thể nói vai trò chính của cốt thép trong bê tông là tăng cường khả năng chịu lực kéo.
Trong xây dựng người ta thường phân loại một số dạng kết cấu bê tông cốt thép dựa trên những vai trò chủ yếu của nó.
- Cốt thép chịu lực: Những cấu kiện hay bị uốn xuống như dầm nhà thường cần có cốt thép chịu lực để dầm luôn thẳng đứng, không bị tác động của lực kéo xuống.
- Cốt thép phân phối: Cốt thép này thường dùng để phân phối đều các tải trọng trên sàn và định vị các cốt thép chịu lực.
- Cốt thép đai: Cốt thép có vai trò như một chân trụ cố định để đảm bảo vị trí các kết cấu kiện cố định một chỗ không bị di chuyển.
- Cốt thép cấu tạo: Cốt thép có vai trò giữ các thanh thép chịu lực và góp phần làm toàn bộ khung thép thành một bộ khung chắc chắn, tăng tính ổn định của kết cấu.
Để công trình đảm bảo và có chất lượng tốt. Khi xây dựng cần hiểu rõ được vai trò của cốt thép trong kết cấu bê tông và những cách kiểm tra cốt thép trước khi cho vào trong bê tông tươi. Chỉ có như vậy, công trình mới tăng tính an toàn, tăng thời gian sử dụng lâu dài, kết cấu bê tông cốt thép hạn chế rạn, nứt.