• Home
  • Giới thiệu
  • Dịch vụ
  • Các dự án
  • Tin tức
  • Liên hệ
  • Home
  • Giới thiệu
  • Dịch vụ
  • Các dự án
  • Tin tức
  • Liên hệ
  • Home
  • Giới thiệu
  • Dịch vụ
  • Các dự án
  • Tin tức
  • Liên hệ
  • Home
  • Giới thiệu
  • Dịch vụ
  • Các dự án
  • Tin tức
  • Liên hệ
Blog
Home Tin kết cấu Quy trình ép cọc bê tông cốt thép
Quy trình ép cọc bê tông cốt thép

Quy trình ép cọc bê tông cốt thép

Bước 1:

– Đầu tiên cần tiến hành ép cọc C1, phải cực kì thận trọng khi dựng cọc vào các giá đỡ cọc để sao cho mũi cọc phải hướng về đúng vị trí của bản thiết kế, phương thẳng đứng của cọc không được nghiêng ngả đi hướng nào.

– Đầu trên của các thanh cọc ép phải được gắn vào các thanh định hướng của những thiết bị máy móc. Nhằm đảm bảo được về phương hướng và độ an toàn trong quá trình thi công ép cọc.

– Áp lực tăng một cách chậm dần đều để cọc C1 xuyên sâu vào trong lòng đất.

– Trong những trường hợp bị lỗi kĩ thuật, thanh cọc ép có thể bị nghiêng thì cần phải ngay lập tức dừng lại và căn chỉnh phù hợp nhất.

* Yêu cầu:

Lực ép của thiết bị phải đảm bảo các tác dụng sao cho đúng dọc trục tâm khi công nhân ép từ đỉnh cọc và tác dụng dần đều lên các mặt bên của cọc khi được ép, không gây ra bất kì một lực ngang nào lên cọc.

Các thiết bị máy móc khi tham gia quá trình ép cọc cần phải có người kiểm định thường xuyên về mọi mặt trong công tác chuẩn bị trước khi thi công. Để đảm bảo sự an toàn lao động cho người khi thi công.

Bước 2:

– Khi xong các bước 1 đến bước này chúng ta cần tiến hành ép các cọc ép tiếp theo (C2 nối tiếp với C1) đến độ sâu của thiết kế kết cấu móng nhà.

– Cần phải kiểm tra các bề mặt của hai đầu các đoạn cọc, sửa chữa phải thật bằng phẳng. Không chỉ vậy cần kiểm tra các mối nối và lắp dựng đoạn cọc vào đúng vị trí ép, sao cho tâm của đoạn cọc trùng với trục đoạn mũi cọc, độ nghiêng thì không được quá 1%.

– Gia tải lên cọc một lực ngay tại mặt được tiếp xúc, tiến hành hàn nối theo quy định của bản thiết kế kết cấu của móng nhà.

– Sau đó lại tiếp tục ép cọc C2, cần tăng dần áp lực để cọc xuyên vào lòng đất với vận tốc không quá 2cm/s.

– Trong quá trình thi cong không nên dừng mũi cọc trong đất sét dẻo cứng quá lâu, nó sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến các mối hàn ép.

– Một khi độ nén tăng đột ngột thì có nghĩa là mũi cọc xuyên đến các lớp đất đã cứng hơn, lúc này cần giảm tốc độ ép cọc để cọc có thể xuyên từ từ vào lớp đất cứng và giữ lực ép trong phạm vi được cho phép.

Những hiện tượng có thể sẽ bắt gặp phải khi lực nén bị tăng đột ngột:

– Mũi cọc xuyên vào lớp đất đá khiến chúng bị cứng hơn.

– Mũi cọc gặp phải các vật cản trong quá trình thi công.

– Thậm chí cọc có thể bị xiên, mũi cọc tì vào gờ nối của các cọc liền kề.

Khi chúng ta gặp phải những hiện tượng như trên, nhà thầu cần phải báo cho đơn vị thiết kế để có biện pháp xử lý nhanh và đúng nhất.

Bước 3:

Khi đoạn cọc cuối cùng đã được ép khi đến mặt đất, thiết bị máy móc đã được dựng đoạn cọc lõi thép chụp vào đầu cọc rồi thì tiếp tục ép cọc đến độ sâu của bản thiết kế.

Bước 4:

Sau khi ép cọc xong tại một vị trí đã xác định, cần phải chuyển ngay hệ thống máy móc thiết bị đến các vị trí tiếp theo trong bản thiết kế để tiếp tục ép cọc khác.

Lúc này chỉ cần tiến hành công việc ép cọc giống như khi ép cọc (C1) ở bước đầu tiên đầu tiên.

Nguyên tắc bố trí thép dầm giao nhau
Khối lượng sắt cho 1m2 sàn bê tông nhà dân dụng

Tin liên quan:

Một số lưu ý khi chọn gạch ốp tường

Một số lưu ý khi chọn gạch ốp tường

Về màu sắc, bạn có thể căn cứ vào những yếu tố xung quanh như: yếu tố phong thủy, diện tích, màu gạch lát nền, màu trần nhà và...

Read More

Các vấn đề về kết cấu trong thiết kế bệnh viện

Các vấn đề về kết cấu trong thiết kế bệnh viện

Trong xây dựng bệnh viện kết cấu là xương sống của công trình dự án. Giống như một bộ xương người, nó hỗ trợ việc xây dựng và...

Read More

Các loại bê tông và bê tông cốt thép phù hợp được sử dụng trong thiết kế

Các loại bê tông và bê tông cốt thép phù hợp được sử dụng trong thiết kế

Tuổi thiết kế bê tông là bê tông đạt tất cả các tiêu chuẩn về chất lượng quy định, được chỉ định khi thiết kế xuất phát từ...

Read More
News:
  • Cấu tạo mũ cọc bê tông cốt thép
    Cấu tạo mũ cọc bê tông cốt thép
    12 Tháng 5, 2025
  • Tại sao phải lắp đặt hệ thống thoát nước mưa trên mái nhà ?
    Tại sao phải lắp đặt hệ thống thoát nước mưa trên mái nhà ?
    15 Tháng 4, 2025
  • Các hệ thống kết cấu khung chịu lực
    Các hệ thống kết cấu khung chịu lực
    28 Tháng 2, 2025
  • Tính công suất máy lạnh và đèn điện khi biết thể tích phòng
    Tính công suất máy lạnh và đèn điện khi biết thể tích phòng
    27 Tháng 12, 2024
  • Khoảng cách hợp lý giữa các cột bê tông cốt thép trong xây dựng
    Khoảng cách hợp lý giữa các cột bê tông cốt thép trong xây dựng
    13 Tháng 12, 2024
  • Tiêu chuẩn tường nhà cấp 4 cao bao nhiêu là hợp lý
    Tiêu chuẩn tường nhà cấp 4 cao bao nhiêu là hợp lý
    25 Tháng mười một, 2024

TIN TỨC

  • Tiêu chuẩn về kết cấu móng nhà
  • Cải tạo kết cấu nhà và 5 vấn đề phải biết
  • Tường chịu lực là gì? Tường chịu lực dày bao nhiêu?
CÔNG TY TNHH KTBV

+ Add: 27 Đường 3A, P. Bình Hưng Hòa A, Q. Bình Tân, TP.HCM

+ Hotline: 0909 44 45 46
+ Email: info@tkkc.vn