Category: Tin kết cấu

Vết nứt trong bê tông do kêt cấu?

a. Nguyên nhân do kết cấu
Việc khảo sát, thiết kế thi công rất quan trọng trong xây dựng đặc biệt là các công trình lớn các công trình cao tầng, cầu, đường và các công trình hầm. Việc khảo sát tốt nhất là khảo sát địa chất sẽ giúp cho dự án có thiết kế hợp ly chông hiện tượng lún gây nứt.
Việc thi công cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng gây ra các vết nứt. Với kết cấu tường xây thì kỹ thuât xây, kết cấu khối xây, cấp phối vữa xây và kỹ thuật tô trát cũng là nguyên nhân chính gây ra các vết nứt tường.

Với các kết cấu bê tông và bê tông cốt thép thì biện pháp tổ chức thi công, các kỹ thuật trong từng công đoạn như: Công tác gia công lắp dựng cốt thép, công tác đổ bê tông, bảo dưỡng bê tông ảnh hưởng lớn tới sự hình thành và phát triển của vết nứt.

b. Nguyên nhân do co ngót nhiệt:
Việc chênh lệch nhiệt độ theo mùa xảy ra ở mọi nơi trên thế giới. Ở một số nơi việc chênh lệch này là rất lớn. Các kêt cấu đều có hệ số giãm nở nhiệt khác nhau. Việc này sẽ dẫn tới sự co ngót khác nhau của các vật liệu khác nhau của cùng một kết cấu gây ra hiện tượng nứt.
Tại Việt Nam việc chênh lệch nhiệt độ theo mùa này cũng rất lớn. Ngay cả trong cùng một mùa như mùa hè, với nhiệt độ lên tới 41, 42 độ C. Lúc này nhiệt độ bê tông ngoài trời có thể lên tới 70-80 độ C nếu có mua đột ngột thì cũng rất dễ gây ra vết nứt.

Thực tế ở Việt Nam các công trình đặc biệt là các công trình giao thông thường xuyên phải hoạt động trong tình trạng quá tải lưu lượng so với thiết kế hoặc xe cộ siêu trường siêu trọng làm việc phát sinh các vết nứt rất dễ xảy ra.

Nhà xưởng khung thép tiền chế là gì

Nhà xưởng khung thép tiền chế hay nhà xưởng tiền chế là loại nhà được xây dựng với phần khung (khung kèo, cột, dầm) gọi chung là khung thép là vật liệu bằng thép và thường là thép hình hoặc thép tổ hợp và được lắp đặt dựa theo bản vẽ kiến trúc kỹ thuật. Toàn bộ kết cấu thép của nhà như: cột trụ, khung kèo, xà gồ… được sản xuất gia công sẵn tại nhà máy kết cấu thép theo bản vẽ có đã thiết kế trước nên việc lắp dựng tại công trường được diễn ra rất nhanh chóng.

Các thông số này giúp xác định thiết kế, các yêu cầu kỹ thuận và đơn giá xây dựng nhà thép tiền chế trong các hợp đồng ký kế hợp tác giữ CĐT và công ty thi công nhà khung thép.

Chiều rộng nhà xưởng hay khẩu độ: Chiều rộng của nhà tùy thuộc vào yêu cầu. Không hạn chế về chiều rộng nhà. Chiều rộng nhà được tính từ mép ngoài tường đến mép ngoài tường.
Chiều dài nhà: Chiều dài của nhà tùy thuộc vào yêu cầu. Không hạn chế về chiều dài nhà. Chiều dài nhà được tính từ mép ngoài tường đến mép ngoài tường.
Chiều cao nhà: Chiều cao của nhà tùy thuộc vào yêu cầu. Chiều cao nhà được tính từ chân cột đến diềm mái (giao giữa tôn mái và tôn tường).
Độ dốc mái: Độ dốc mái ảnh hưởng đến việc thoát nước mưa ở trên mái. Thông thường, độ dốc mái được lấy i = 15%.
Bước cột: Bước cột là khoảng cách giữa các cột theo phương dọc nhà. Bước cột được xác định dựa vào chiều dài của nhà và mục đích sử dụng trong nhà.
Tải trọng: Tải trọng tính toán tác động lên công trình bao gồm các loại tải trọng sau: trọng lượng bản thân, hoạt tải mái, tải trọng gió, tải trọng cầu trục tải trọng sàn (nếu có), tải trọng sử dụng.

Cơ chế làm việc của hệ móng băng, bè — cọc và các quan điểm thiết kế kết cấu

Nghiên cứu tác động qua lại khi kể tới ảnh hưởng của đài cọc, nền đất dưới đáy đài và cọc cho thấy cơ cầu truyền tải trọng như sau:

+ Sự làm việc của đài cọc:

Công trình truyền xuống móng. Đài cọc liên kết các đầu cọc thành một khối ải trọng tập trung tại các vị trí chân tường cho các cọc. Sự phân phối này phụ thuộc vào việc bố trí độ cứng kháng uốn của đài (EJ). Ở một mức độ nhất định nó có khả năng điều chỉnh độ lún không đều (lún lệch).

+ Ảnh hưởng của nền đất dưới đáy đài: Khi đài cọc chịu tác động của tải trọng một phần được truyền xuống cho các cọc chịu và một phần được phân phối cho nền đất dưới đáy đài. Tỷ lệ phân phối này còn phụ thuộc vào các yếu tố: độ cứng của nền đất, chuyển vị của đài, chuyển vị của cọc và việc bố trí các cọc.

+ Ảnh hưởng của cọc: Cơ chế làm việc của cọc là nhờ được hạ vào các lớp đất tốt phía dưới nên khi chịu tác động của tải trọng đứng từ đài móng nó sẽ truyền tải này xuống lớp đất tốt thông qua lực ma sát giữa cọc với đất và lực kháng ở mũi cọc làm cọc chịu kéo hoặc nén.

Trong quá trình làm việc cọc còn chịu thêm các tác động phức tạp khác như:

Hiệu ứng nhóm cọc, lực ma sát âm … Do có độ cứng lớn nên cọc tiếp nhận phần lớn tải trọng từ đài xuống, chỉ có một phần nhỏ do nền tiếp nhận.

“Tóm lại sự làm việc của hệ đài cọc – cọc – nên đất là một hệ thống nhất làm việc đồng thời cùng nhau và tương tác lẫn nhau rất phức tạp. Sự tương tác đó phụ thuộc vào độ cứng kháng uốn của đài cọc, độ cứng của nên đất (đáy đài), độ cứng của cọc (khả năng chịu tải và bố trí cọc). Nhờ vào sự tương tác đó mà tải trọng được phân phối xuống nền đất gây ra chuyển vị của nền, chuyển vị này phân phối lại tải trọng cho kết cấu bên trên từ đó có tác dụng điều chỉnh chênh lún, giữ được độ ổn định không gian cho móng.

Các bước thiết kế kết cấu sàn

Thiết kế kết cấu sàn chủ yếu là thiết kế bản và dầm sàn, Các dầm chính được tính toán theo kết cấu khung. Chỉ trong một số trường hợp đặc biệt, Khi khung không chịu tải trọng gió (chỉ chịu tải trọng đứng) thì có thể tính dầm chính như một dầm liên tục thông thường.

Thiết kế bản và dầm cũng như các kết cấu bê tông cốt thép khác, thường theo 7 bước sau:

Bước l: Mô tả kết cấu, nều rõ tên gọi, vị tí trên mặt bằng kết cấu, nhiệm vụ, các đặc

Điểm (nếu có), các kích thước cơ bản.

Bước 2: Sơ đồ kết cấu, liên kết, gối tựa, là kế cấu tĩnh định hay siêu tĩnh…

Bước 3: Sơ bộ chọn kích thước; bể dày bản, bề cao và bề rộng tiết diện dầm,

Bước 4: Xác định tải trọng gồm tải trọng thường xuyên (tĩnh tải) và tải trọng tam thời

(hoạt tải), xét các trường hợp bất lợi có thể xảy ra của hoạt tải

Bước 5. Tính toán. vẽ biểu đồ nội lực. Có nhiều phương pháp để xác định nội lực vì

Vậy trước hết cần nêu tên phương pháp và có thể nêu cả lí do chọn phương pháp đó. Khi

chọn phương pháp cần chú ý kết cấu đang xét là tĩnh định hay siêu tĩnh.

Với kết cấu tĩnh định chỉ dùng một phương pháp, một sơ đổ duy nhất là sơ đồ tính

theo đàn hồi. Để giảm nhẹ việc tính toán nên dùng các biểu đồ và công thức lập sẵn cho

các sơ đồ dầm ứng với các trường hợp tải trọng.

Với kết cấu siêu tĩnh (dầm và bản liên tục) có thể đùng sơ đồ đàn hồi hoặc sơ đồ dẻo,

trong đó có xét đến sự phân phối lại nội lực do tính chất dẻo của vật liêu, đo sự hình

thành khớp dẻo. Với sơ đổ đàn hồi có thể dùng các phương pháp tra bảng, phương pháp,

lực. Phương pháp chuyển vị, phương pháp phần tử hữu hạn hoặc đùng chương trình tính

toán cho máy vi tính.

Khi tính toán bản thường chỉ cần một biểu đổ Mô men uốn. Với dầm thường cần xét

các tường hợp bất lợi của hoạt tải và tổ hợp để tìm ra hình bao nội lực. Riêng khi tính

bản liên tục theo sơ đồ đàn hồi, các hệ số được cho rong các bằng lập sẵn. Cổ một số số

liệu ứng với hình bao nội lực.

Bước 6: Tính toán vé bê tông cốt thép. Có thể giải một trong ha loại bài toán: Bài toán,

kiểm tra hoặc bài toán tính cốt thép. Có nhiều phương pháp và tiêu chuẩn khác nhau để

tính toán bê tông cốt thép, cần nói rõ phương pháp và tiêu chuẩn được dùng.

Bước 7: Thiết kế chi tiết và thể hiện bản vẽ thi công. Bản vẽ  kết cấu BTCT cẩn tuân

thủ các tiêu chuẩn về vẽ xây dựng. Trên bản vẽ trình bày mặt bằng kết cấu, các mặt

chính của các cấu kiện, các mặt cắt và các chi tiết cấu tạo. Hình vẽ phải rõ ràng, đầy đủ,

“đúng quy cách, ghi đầy dù các kích thước… Ngoài các hình, trên bản vẽ còn cần ghi các

chú thích liên quan đến vật liệu, Bảng thống kê vật liệu và những chú ý cần thiết khi thi công.

Kết cấu sàn là gì và đặt điểm của nó

Kết cầu sàn được gặp chủ yếu trong các tòa nhà cao tầng. Nó cũng được gặp trong mặt cầu, bến cảng, nắp và đáy bể nước…

Đặc điểm chủ yếu của kết cấu sàn  là nó ở vị trí nằm ngang (có thể nghiên chút ít), chụi các tải trọng thẳng đứng (theo phương vuông góc với mặt sàn).

Kiểm tra sàn trước khi đổ bê tông

Kết cấu sàn được tựa lên các kết cấu đỡ (gối tựa) theo phương pháp đứng là tường, cột, khung. Dưới tác dụng của tải trọng đứng kết cấu sàn làm việc chụi uốn.

Trong nhà nhiều tầng kết cấu sàn còn làm nhiệm vụ vách cứng nằm ngang để tải trọng gió lên các kết cấu chụi lực chính là các khung, vách cứng đứng và lõi cứng. Khi nhà bị lún không đều gây ra uốn tổng thể cho nhà, kết cấu sàn còn bị kéo hoặc bị nén theo phương dọc hoặc ngang nhà do sự uốn tổng thể đó. Kết cầu sàn cũng còn có thề chụi nội lực phát sinh do thay đổ nhiệt độ.

Khi thiết kế kết cầu sàn chủ yếu chỉ tính toán với tải trọng thẳng đứng. Việc để kết cấu sàn làm làm được nhiệm vụ vách cứng ngang, chụi ảnh hưởng của lún không đều và thay đổi nhiệt độ thường được giải quyết bằng các biện pháp cấu tạo.

 

Cần xây nhà tường 10 hay tường chịu lực nhà ở?

Xậy tường 10 là gì, có nên xây nhà tường 10? tường 10 hay thường gọi là tường con kiến là tường có độ dày 110mm có tác dụng như (một tấm lá chắn) đóng vai trò bao che, thường làm tường ngăn chia không gian bên trong nhà giúp tiết kiệm diện tích cho gia đình.  Tường tiếp giao với ngoài trời mới cần tường dày 220mm (hay gọi là tường chịu lực) bao với nhà khung bằng bê tông cốt thép mục đích để chống thấm và cách nhiệt.

ƯU ĐIỂM CÓ NÊN XÂY NHÀ TƯỜNG 10:

-Khối lượng bê tông nhẹ

– Tường 10 thường có khả năng thoát nhiệt nhanh

-Thi công nhanh

-Đỡ tốn kém tiết kiệm chi phí đầu tư và tiết kiệm diện tích.

NHƯỢC ĐIỂM KHI XÂY NHÀ TƯỜNG 110MM:

Có nên xây nhà tường 10 có khả năng chống nóng, chống ồn của tường 110mm thường có hạn chế là chống ẩm kém, hay bị thấm nước và bị rạn nứt, xuống cấp nhanh không đảm bảo về mặt an ninh.

Xây nhà tường 10 chỉ sử dụng cho các ngôi nhà có khối lượng xây ít tầng, khối lượng nhẹ và có bức tường xung quanh được các nhà khác che chắn xung quanh.

Đối với các trường hợp nhà xây tường 10 nếu một trong các ngôi nhà xung quanh mà đào móng thì sẽ vô cùng nguy hiểm đến sự an toàn của ngôi nhà, nhiều ngôi nhà vì tường yếu sẽ dẫn đến hiện tượng nhà bị sập.

Xây nhà tường 10 nhưng các cột phải làm bằng bê tông cốt thép nhằm thu tải trọng của ngôi nhà xuống các cột và khi đó tường 110mm là thường bao quanh không có nhiều lực tác dụng lên nó.

Hiện nay, điều kiện và diện tích đất ở chật chội và phải xây tiết kiệm bằng cách xây chồng tầng có nên xây nhà tường 10 khi gia đình muốn cao nhiều công năng sẽ không thể xây bằng tường 110mm khi đó nên xây nhà tường chịu lực (tức tường 220m) kết cấu dầm sàn phải liên kết với nhau một cách chắc chắn và sẽ đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

 

Ví dụ kiểm tra tường 10 xây như thế nào: xem khối xây đặc sẽ bao gồm gạch và vữa, mạch vữa ngang dày 12mm, dọc dày 10mm và coi khối xây tường có kích thước là cao 1m, dày 0,2m, dài 5m.

NHƯỢC ĐIỂM CÓ NÊN XÂY NHÀ TƯỜNG CHỊU LỰC

Thời gian thi công chậm, tốn kém cả nhân công và cả nguyên vật liệu hơn (xi măng, cát, sỏi..)

Đặc biệt đối với nhà diện tích nhỏ nếu xây tường nhà 220mm sẽ chiếm nhiều diện tích.

Tường 10 chỉ đ bạn đưa ra sẽ kéo dài được tuổi thọ của công trình hơn. Ngày xưa người ta không có điều kiện nên mới phải xây tường 20 để chịu lực còn bây giờ bê tông tốt nên không còn ai xây tường 20 nữa để chịu lực nữa mà ta đổ cột để chịu lực chính.

Có thể xây tường 10 không vấn đề gì cả có nên xây nhà tường 10 vì tường không phải là điểm phải chịu lực. Xây tường nhỏ sẽ tiết kiêm được diện tích. Chúng tôi cũng đã từng thi công rất nhiều công trình nhà cao tầng với tường 10 vì diện tích bề ngang nhà quá hẹp.

Các loại cốp pha xây dựng phổ biến hiện nay

Ngày nay trong lĩnh vực xây dựng có rất nhiều loại cốt pha như: cốt pha thép, cốt pha nhôm, cốt pha gỗ, cốt pha nhựa tổng hợp, cốt pha phủ film… tuy nhiên sẽ có 4 loại cốt pha chính, phổ biến thường sử dụng là:

– Cốt pha thép định hình:  Làm từ chất liệu thép, gia công từ những khung thép định hình (thép u, thép hộp…). Loại cốt pha này thường gia công diện tích nhỏ do trọng lượng lớn. Khi lắp ghép cũng cần nhiều nhân sự để tạo thành hệ cốt chắc chắn vũng chãi cho công trình.

 

– Cốt pha gỗ tự nhiên: làm từ những thanh gỗ tự nhiên ghép lại với nhau tạo thành hệ cốt pha. Thông thường gỗ sẽ được xử lý để tạo thành mặt phẳng. Cốt pha gỗ tự nhiên hay sử dụng cho các công trình xây dựng nhà cấp 4 hoặc nhà từ 1 tới 2 tầng và ở vùng nông thôn.

– Cốt pha nhựa tổng hợp: chế tạo từ vật liệu tổng hợp, sản xuất trên dây chuyền công nghiệp. Vì thế nên cốt pha đạt chuẩn kích thước rất cao, có nhiều kiểu dáng lực chọn

+ Cốt pha nhựa tổng hợp có những đặc tính giống với cốt pha gỗ công nghiệp nhưng nhẹ hơn về trọng lượng. Cốt pha nhựa tổng hợp có thể dùng lại nhiều lần trong các môi trường khác nhau do khả năng tái sử dụng được nhiều lần.

+ Hiện nay, cốt pha nhựa tổng hợp chưa được sử dụng rộng rãi ở nước ta do chi phí sản xuất tốn kém, giá thành nhập liệu, sức chạnh tranh chưa cao.

– Cốt pha gỗ công nghiệp: được chế tạo từ gỗ công nghiệp đã qua xử lý, đảm bảo tính chất hóa học, cơ lý đồng đều. Bề mặt gỗ phẳng nên quá trình ghép nhanh hơn, chống dính tốt hơn do được phủ lớp phim cứng. Nhưng nhược điểm của cốt pha gỗ công nghiệp là tuổi thọ thấp, không thích hợp thời tiết nóng ẩm.

 

Yêu cầu thiết kế kết cấu nền móng là gì?

Có nhiều yêu cầu thiết kế mà kết cấu móng cần phải đáp ứng để thực hiện đầy đủ chức năng và phục vụ mục đích của nó. Ví dụ, nó phải đủ mạnh để giảm thiểu độ lún chênh lệch và phải có khả năng hỗ trợ và chuyển tổ hợp các tải trọng khác nhau một cách an toàn như tải trọng chính, tải trọng phụ, tải trọng môi trường và các tải trọng đặc biệt như động đất mạnh đến lớp đất dưới bề mặt.

Độ lún của nền móng cần phải được kiểm soát trong giới hạn chịu đựng được quy định bởi các tiêu chuẩn áp dụng để ngăn ngừa hư hỏng kết cấu hoặc vỡ kết cấu chức năng của tòa nhà. Hơn nữa, độ sâu của móng phải phù hợp để tránh các chuyển động bất lợi của nền đất như co lại, nở và đóng băng. Ngoài ra, nó phải có đủ các yếu tố an toàn chống lại các lực có xu hướng gây trượt kết cấu móng.

Hơn nữa, do tiếp xúc trực tiếp với đất nên móng phải chịu được sự tấn công của các tác nhân xâm thực trong đất dưới bề mặt. Cuối cùng, nền móng về cơ bản giữ cấu trúc lên để nó không bị chìm trong nền đất hỗ trợ.

Yêu cầu thiết kế nền móng

  1. Nền, bao gồm cả đất và đá bên dưới, phải an toàn chống lại sự cố kết cấu có thể dẫn đến sụp đổ. Ví dụ, nền móng của một tòa nhà chọc trời phải chịu được trọng lượng lớn của tòa nhà bên trên trên một đế tương đối hẹp mà không có nguy cơ bị lật.
  2. Trong suốt thời gian sử dụng của công trình, nền không được lắng xuống làm hư hỏng kết cấu hoặc làm suy giảm chức năng của nó.
  3. Nó phải đủ cứng để giảm thiểu độ lún chênh lệch đặc biệt khi các tải chất chồng được phân bố không đồng đều.
  4. Nền móng phải khả thi cả về kỹ thuật, kinh tế và thực tế để xây dựng mà không ảnh hưởng xấu đến tài sản xung quanh.
  5. Khả năng chống đỡ và chuyển tải trọng chết tổng hợp, tải trọng sống, tải trọng ngang như gió và động đất lên đất dưới mặt một cách an toàn theo một trong những yêu cầu thiết kế chính nhất.
  6. Độ sâu của móng phải đủ để tránh bị lật và bảo vệ tòa nhà khỏi bị hư hại hoặc co giãn của lớp đất dưới đáy. Khả năng chịu lực của đất tốt ở độ sâu vừa đủ.
  7. Kết cấu nền móng phải được thiết kế sao cho có đủ độ an toàn để chống lại các tải trọng đặc biệt trong tương lai, ví dụ như động đất và quá tải.
  8. Nó phải chống lại sự tấn công từ các chất hóa học trong đất. Các vật liệu độc hại khác nhau như sunfat có thể có trong nước ngầm và đất làm xấu nền bê tông. Sự tấn công của sunfat thường có thể được bù đắp bằng cách sử dụng xi măng kháng sunphat, nhưng ngay cả điều này cũng không phải là một giải pháp thay thế hoàn hảo cho vấn đề trừ khi được thực hiện đầy đủ trong việc đổ bê tông, bằng cách rung và đóng rắn.

 

Đường kính của cọc khoan nhồi là bao nhiêu?

Cọc khoan nhồi có yêu cầu khá đặc biệt là chiều dầy lớp bê tông bảo vệ lớn và trong móng trụ mố cầu đường bộ phải chụi tải trọng nén và uốn lớn, nếu dùng cọc khoan nhồi có đường kính nhỏ dưới 0.8m thì hiệu quả  làm việc của cốt thép chủ khi cọc chịu uốn chụi hạn chế nhiều vì cốt thép nằm quá gần tải trọng tâm tiết diện. Điều này hạn chế nhiều tới khả năng chụi tải của cọc theo vật liệu. Do đó đối với móng cọc dùng cho cầu đường bộ, tốt nhất nên dùng loại có đường kinh 0.8m như khuyến nghị của tiêu chuẩn Trung Quốc, Nhật, Pháp.

Khối lượng sắt cho 1m2 sàn bê tông nhà dân dụng

Để tính được chính xác nhất khối lượng sắt thép tốn trong quá trình xây dựng, cần phải dựa vào từng đặc điểm riêng biệt của công trình như độ lún, độ chịu lực,…

Bên dưới là bảng giá trị tính toán cơ bản cho tường cấu kiện trong công trình mà bạn cần tính toán, các bạn có thể tham khảo thêm cho mình :

  • Cấu kiện Móng : 100 -120 kg sắt/m3.
  • Cấu kiện Sàn : 120kg – 150kg sắt/m3
  • Cấu kiện Cột : 170k -190kg sắt/m3 với nhịp <5m và 200kg – 250kg sắt/m3 với nhịp >5m.
  • Cấu kiện Dầm : 150kg – 220kg sắt/m3.
  • Cấu kiện Vách : 180kg – 200kg sắt/m3.
  • Cấu kiện Cầu thang : 120 – 140kg/m3.
  • Cấu kiện Lanh tô, sênô : 90kg – 120kg/m3.