Category: Tin kết cấu

Quy trình thi công thang thoát hiểm nhà cao tầng đúng tiêu chuẩn

Kiểm tra bản vẽ cầu thang thoát hiểm theo tiêu chuẩn phục vụ thi công

  • Tiến hành khảo sát mặt bằng thi công.
  • Đo đạc và lấy số liệu tòa nhà thuộc dự án.
  • Lấy số liệu đầy đủ về mặt bằng thi công.
  • Tư vấn cho người dùng về mặt bằng, kết cấu, thiết kế, thi công cầu thang thoát hiểm.
  • Đảm bảo phương án thiết kế đã bao gồm các tính toán về số liệu con người, lực ảnh hưởng chuẩn .
  • Đưa ra phương án công tác thi công ( đảm bảo thi công, an toàn, tiến độ )
  • Đảm bảo các thủ tục trước khi thi công dự án hợp pháp và đúng với quy định ban hành.
  • Định giá và lên giá thầu với doanh nghiệp chủ quản.
  • Ký kết và bắt đầu các công đoạn chế tạo cấu kiện.

Bình thường một dự án thi công lắp dựng kết cấu thép đủ tiêu chuẩn thang thoát hiểm nhà cao tầng, thường có các cấu kiện lớn và to kềnh. đơn vị thi công thường phải đảm bảo với nhà thầu về công việc chuyên chở các cấu kiện, những kết cấu thuộc dự án kết cấu thép cầu thang thoát hiểm phải đảm bảo an toàn tuyệt đối.

Hiện nay nhà cao tầng đã có thêm thang dây thoát hiểm bên cạnh cầu thang để tăng tính an toàn.

Hiện nay bên cạnh thang bộ thoát hiểm còn phổ biến hơn loại thang thoát dây thoát hiểm, tuy nhiên xét về tính thẩm mĩ và an toàn thì thang bộ vẫn được ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên tiêu chuẩn thang thoát hiểm nhà cao tầng cần phải được thực hiện đầy đủ để đảm bảo hiệu quả cao nhất. Những tiêu chuẩn về kích thước, chất liệu, thông số, vị trí… đều chiếm vị trí quan trọng để đảm bảo an toàn tuyệt đối.

Biện pháp thi công mái dốc bê tông cốt thép dán ngói

Hiện nay mái dốc bê tông cốt thép là một trong những xu hướng mái nhà rất phổ biến​ trong xây dựng

Mái dán bê tông là gì? Cấu tạo của mái dán bê tông

Mái dán bê tông là loại mái bê tông cốt thép toàn khối, được đổ dốc theo độ dốc của mái sau đó dán các loại tấm lợp giả ngói lên trên.

Biện pháp thi công mái dốc bê tông cốt thép dán ngói thường được sử dụng là ghép ván khuôn, đặt thép và đổ betong, sau cùng là dán ngói lên trên. Có thể thấy giải pháp mái ngói này ở hầu hết các công trình được thi công trong thời gian gần đây.

Cấu tạo của mái dán bê tông:

Sơ đồ cấu tạo chi tiết mái dốc bê tông cốt thép dán ngói​

Mái bê tông được áp dụng rộng rãi trong thi công xây dựng nhà dân dụng có cấu tạo gần giống cấu tạo sàn phẳng nhưng mái phải đảm bảo được yêu cầu về cách nhiệt, chống dột, chịu được mưa nắng.

Cấu tạo mái dốc bê tông cốt thép dán ngói​

Biện pháp thi công mái dốc bê tông cốt thép dán ngói thường được sử dụng là ghép ván khuôn, đặt thép và đổ betong, sau cùng là dán ngói lên trên. Có thể thấy giải pháp mái ngói này ở hầu hết các công trình được thi công trong thời gian gần đây.

Tìm hiểu về cấu tạo ưu nhược điểm cửa cuốn

Cấu tạo của cửa cuốn gồm 5 thành phần chính sau:

Lưu điện cửa cuốn: có vai trò là nguồn điện dự phòng khi xảy ra mất điện.
Thông thường khi có điện, lưu điện sẽ kết nối trực tiếp điện lưới với hệ thống cửa cuốn, khi đó lưu điện cửa cuốn ở trạng thái chờ.
Khi mất điện, lưu điện cửa cuốn sẽ chuyển sang cung cấp điện cho hệ thống cửa cuốn nhờ vào điện năng được tích trữ tại ắc quy của lưu điện. Ngay sau khi có điện, lưu điện sẽ kết nối trực tiếp hệ thống cửa cuốn với điện lưới và chuyển sang chế độ sạc điện cho ắc quy.
Mô tơ cửa cuốn: Mô tơ cửa cuốn đơn thuần chỉ là bộ phận chuyển động của cửa cuốn. Nó có khả năng quay cùng hoặc ngược chiều kim đồng hồ, giúp cửa cuốn kéo lên hoặc kéo xuống. Mô tơ cửa cuốn được cấu tạo bởi 4 thành phần chính: Bộ khởi động từ, cuộn hút, động cơ chính và công tắc hành trình.
Bộ truyền động mặt bích: Bộ truyền động mặt bích là hệ thống các bánh răng giúp kết nối truyền động giữa mô tơ cửa cuốn và trục cửa cuốn. Ngoài ra nó còn có vai trò cố định mô tơ và cố định trục cửa cuốn

Nan cửa cuốn: là bộ phận chính cấu tạo nên hình ảnh tổng thể của cửa cuốn. Độ dày mỏng của nan cửa cuốn phải theo tiêu chuẩn kỹ thuật của nhà sản xuất dựa theo diện tích cửa
Bộ phận điều khiển: Bộ điều khiển và tay bấm tường
Hệ thống điều khiển cửa cuốn có vai trò điều khiển cửa cuốn kéo lên trên hoặc xuống dưới.Hệ thống điều khiển cửa cuốn bao gồm: Bộ điều khiển cửa cuốn (Bộ nhận tín hiệu + tay điều khiển cửa cuốn) và Tay bấm tường.
Bộ điều khiển cửa cuốn có vai trò điều khiển cửa cuốn từ xa, không dây, thông qua tay điều khiển cửa cuốn.Tay bấm tường có vai trò điều khiển cửa cuốn thông qua đường dây điện.

Ưu điểm của cửa cuốn

Khả năng chống trộm vượt trội bởi vì với loại cửa này, đạo chích không thể bẻ khóa, phá cửa để “rinh” đồ như các loại cửa gỗ, cửa kính hay cửa nhôm truyền thống, vì thế nhiều người thích và nghĩ có nên dùng cửa cuốn không . Nhà giáp mặt đường thường đối mặt với khói bụi, nguy cơ đột nhập trộm cướp và tiếng ồn cũng cao hơn vì thế cửa cuốn ngày càng thịnh hành.
Cửa cuốn được làm từ tôn nguyên tấm, nhẹ, cửa có thể điều chỉnh khe gió phù hợp để lấy ánh sáng và không khí.
Cửa cuốn chiếm ít diện tích, kết cấu gọn, dễ thi công, bạn có thể dễ dàng kết hợp với nhiều loại cửa khác. Có thể sử dụng cửa gỗ bên trong và cửa cuốn bên ngoài bảo vệ. Ưu điểm này kết hợp với tính thẩm mĩ nên rất nhiều khách hàng không đủ điều kiện nhưng vẫn chọn cửa cuốn cho nhà mình.
Cửa cuốn được nhận định vượt trội hơn cửa kéo về kiểu dáng và thiết kế, nếu cửa kéo chỉ có hai loại thì cửa cuốn có nhiều và đa dạng hơn như: Cửa cuốn tấm liền, cửa cuốn có khe thoáng, cửa cuốn trong suốt …với màu sắc bắt mắt khác nhau.
Tạo nên sự sang trọng cho ngôi nhà bằng cách hoạt động có điều khiển từ xa khá chuyên nghiệp và hiện đại.

Nhược điểm của cửa cuốn

So với những loại cửa bình thường khác, giá thành của cửa cuốn khá cao và đắt đỏ, đặc biệt là những loại cửa mới ra đời . Tuy vậy dù giá thành, chất lượng cửa cuốn là khác nhau, song tất cả hoạt động theo cùng nguyên lý chung là đóng mở bằng mã số qua thiết bị điều khiển từ xa. Một chuyên gia về cửa cuốn điện tử cho biết, các thiết bị copy mã số an ninh hầu hết có nguồn gốc từ Trung Quốc, xuất hiện trên thị trường từ 3 đến 4 năm nay, chúng được bày bán công khai trên các trang mạng với giá thành khá rẻ. Vì thế rất có nhiều nguy cơ người tiêu dùng mua phải hàng giả.
Trong nhiều diễn đàn về cửa cuốn đều cho rằng, cửa cuốn khá tiện lợi, nhưng khi xảy ra hỏa hoạn lại trở thành vật cản cho việc thoát hiểm và chữa cháy. Bởi vì, do cửa được điều khiển tự động, phải sử dụng nguồn điện, nên khi có sự cố cháy, nguồn điện phải được ngắt, lúc đó cửa không thể mở bằng remote được nữa. Nếu có sử dụng thiết bị tích điện UPS cũng không được dùng, để tránh nổ điện. Để mở được cửa trong lúc này, còn cách duy nhất là sử dụng tay kéo. Nhưng nếu lửa lớn thì người sử dụng không thể bình tĩnh để vận hành.
Cửa cuốn bằng kim loại được phủ bên ngoài bằng sơn nên khả năng bắt cháy nhanh, việc mở cửa thoát ra ngoài gần như không thể. Trong khi đó, người bên ngoài lại không thể phá cửa xông vào. Đó là nguy cơ gây ra những thảm cảnh đã từng diễn ra.
Có nguy cơ bị dò sóng, copy mã số an ninh để trộm cắp, cửa cuốn nếu không biết lắp đặt

Những lưu ý khi lắp đặt cửa cuốn

Để đảm bảo an toàn khi sử dụng cửa cuốn, người dân cần lưu ý chọn những kết cấu cửa thế hệ mới, của nhà cung cấp uy tín. Sử dụng và vận hành một cách đầy đủ những hướng dẫn của nhà cung cấp. Người dân nên chọn những cửa cuốn dòng tấm liền sẽ bền vững hơn. Nên lắp cửa vào phía trong nhà, bởi khi lắp cửa ra bên ngoài sẽ có rủi ro như: Nước bụi vào, chập hỏng, giảm tuổi thọ của cửa. Để đảm bảo độ an toàn cao nhất, người dân nên trang bị loại bình tích điện phòng trường hợp điện bị cắt hoặc có sự cố khi xảy ra hỏa hoạn, cửa vẫn hoạt động.
Trên khía cạnh đảm bảo an ninh, các gia đình sử dụng cửa cuốn cũng cần lưu ý, khi bị mất thiết bị điều khiển từ xa cần phải cài đặt lại mã an ninh, sóng điều khiển, phòng trường hợp chìa khóa rơi vào tay đối tượng xấu sẽ dò ra mã mở cửa. Và đặc biệt, ngoài cửa cuốn, nên trang bị một hệ thống cửa mở bằng cơ học ở bên trong, là chốt chặn đảm bảo an toàn khi cửa cuốn bị vô hiệu hóa.
Không được đóng cửa khi đang có trẻ nhỏ đi qua.
Không để trẻ nhỏ chơi điều khiển từ xa của cửa cuốn.
Nên lắp thêm thiết bị tự dừng và báo động. Phải đảm bảo những thiết bị đang hoạt động tốt (kiểm tra khi lắp đặt và nghiệm thu).
Nút bấm âm tường phải lắp ở vị trí dễ thao tác, dễ nhìn thấy nhưng phải nằm ngoài tầm với của trẻ nhỏ. Tránh nước và nơi có độ ẩm cao.
Không để nước, hoá chất lỏng rơi vào mô tơ và hộp điều khiển.
Thay pin định kỳ cho điều khiển từ xa.

Vật liệu gốm trong xây dựng là gì

Vật liệu gốm trong xây dựng là vật liệu được sản xuất từ nguyên liệu chính là đất sét bằng cách tạo hình và nung ở nhiệt độ cao. Do quá trình thay đổi lý, hoá trong khi nung nên vật liệu gốm có tính chất khác hẳn với nguyên liệu ban đầu.

Trong xây dựng, vật liệu gốm được dùng trong nhiều chi tiết kết cấu của công trình từ khối xây, lát nền, ốp tường nhà đến cốt liệu rỗng cho loại bê tông nhẹ, các sản phẩm gốm bền axit, bền nhiệt (dùng nhiều  trong công nghiệp hoá học, luyện kim và các ngành công nghiệp khác)

Ưu điểm chính của vật liệu gốm là có độ bền và tuổi thọ cao, từ nguyên liệu địa phương có thể sản xuất ra các sản phẩm khác nhau thích hợp với các yêu cầu sử dụng, công nghệ sản xuất tối giản, giá thành hạ. Song vật liệu gốm vẫn còn hạn chê là giòn, dễ vỡ, tương đối nặng, khó cơ hoá trong xây dựng đặt biệt là với gạch xây và ngói lợp.

Mục đích của dây kẽm buộc trong xây dựng

Dây kẽm buộc là gì ?

Dây kẽm buộc được sử dụng cho mục đích buộc các ứng dụng trong lĩnh vực xây dựng. Nó được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực xây dựng để buộc các thanh cốt thép tại các khớp để giữ nguyên cấu trúc.

Dây kẽm buộc được làm bằng thép nhẹ, với các tính chất như tính linh hoạt và mềm mại, cần thiết cho việc sử dụng chính của nó.

Dây kẽm buộc có sẵn trong các đường kính khác nhau, từ 0,61 mm đến 1,22 mm.

Việc áp dụng dây kẽm buộc đòi hỏi nó phải đủ linh hoạt để buộc dễ dàng và đủ mạnh để giữ khớp đúng vị trí. Có nhiều phương pháp khác nhau được sử dụng để buộc các khớp.

Tại sao thép bị ràng buộc bởi dây kẽm buộc?

Một trong những công dụng chính của dây kẽm buộc là giữ cho cốt thép được cung cấp ở vị trí thích hợp vì nếu không có cốt thép sẽ tự do di chuyển, điều này có thể dẫn đến tăng khoảng cách giữa cốt thép trong một phần cụ thể và giảm trong một phần cụ thể có thể dẫn đến đến sự giảm sức mạnh và độ dẻo của cấu trúc và tăng khả năng thất bại.

Mục đích của dây kẽm buộc

Duy trì vị trí thiết kế chính xác, định hướng (hướng) của thanh thép. Để ngăn chặn sự trật khớp của các thanh thép khi đổ bê tông lên chúng; khi củng cố bê tông bằng máy rung và khi công nhân đi qua chúng.

Giữ các thanh thép ở vị trí lý tưởng.

Để bảo đảm các phụ thứ cấp như ghế, thanh đệm v.v.. ở vị trí trong quá trình xây dựng.

Phương pháp trát tường phẳng đúng quy trình và những lưu ý kỹ thuật

Hướng dẫn phương pháp trát tường phẳng đúng quy trình và những lưu ý kỹ thuật

Quan sát bề mặt tường, những chỗ lồi thì đục, chỗ lõm thì đắp cho vữa tương đối phẳng, có thể vẩy vữa lên mặt trát nhưng phải đảm bảo cho vữa bám thành một lớp mỏng.

Với phương pháp trát tường phẳng lưu ý trát từ trên xuống dưới.

Chiều dầy lớp vữa trát phụ thuộc vào yêu cầu thẩm mỹ, độ phẳng của nền trát, loại kết cấu, loại vữa sử dụng và phương pháp thi công trát.

Chiều dầy lớp trát trần nên trát dầy từ 10 mm đến 12 mm, nếu trát dầy hơn phải có biện pháp chống lở bằng cách trát trên lưới thép hoặc trát thành nhiều lớp mỏng.

Đối với trát tường, chiều dầy khi trát phẳng thông thường không nên vượt quá 12 mm, khi trát với yêu cầu chất lượng cao không quá 15 mm và khi trát với yêu cầu chất lượng trát đặc biệt cao không quá 20 mm.

Trát từng lớp vữa mỏng, sau đó đợi khô vào tiếp lớp hoàn thiện. Dùng thước cán phẳng vữa từ dưới lên, những chỗ lõm phải dùng bay, bàn xoa trát bù rồi cán lại.

Chiều dầy mỗi lớp trát không được vượt quá 8 mm. Với phương pháp trát tường phẳng cần lưu ý khi trát dầy hơn 8 mm, phải trát thành hai hoặc nhiều lớp. Trong trường hợp sử dụng vữa vôi hoặc vữa tam hợp, chiều dầy mỗi lớp trát bắt buộc phải nằm trong khoảng từ 5 mm đến 8 mm.

Khi trát nhiều lớp, nên kẻ mặt trát thành các ô quả trám để tăng độ bám dính cho các lớp trát tiếp theo. Ô trám có cạnh khoảng 60 mm, vạch sâu từ 2 mm đến 3 mm. Khi lớp trát trước se mặt mới trát tiếp lớp sau. Nếu mặt lớp trát trước đã quá khô thì phải phun nước làm ẩm trước khi trát tiếp.

Vào vữa thì bằng bay, sau đó lấy bàn xoa để xoa lớp hoàn thiện

Dùng thước tầm để gạt cán bề mặt từ dưới lên trên

Bù vữa vào những vị trí lõm và tiếp tục cán

Đợi vữa xe lại thì dùng bàn xoa để xoa tạo độ phẳng bề mặt.

=> Phương pháp trát tường phẳng khi lên vữa, cán phẳng, khi cán xong chờ cho mặt vữa se thì dùng bàn gỗ xoa nhẵn. Xoa từ trên xuống dưới, lúc đầu xoa rộng vòng, nặng tay. Khi bề mặt hơi phẳng thì xoa vòng hẹp, nhẹ tay. Cuối cùng vừa xoa, vừa nhẹ nhàng nhấc bàn xoa khỏi mặt trát. Nếu vữa khô quá, khi xoa nổi cát thì dùng chổi đót dấp nước quét nhẹ lên chỗ vừa khô, đồng thời dùng bàn xoa, xoa rộng vòng cả chỗ cũ và mới, xoa đến khi liền mặt thì dừng.

* Trong quá trình trát phải liên tục rọi đèn để kiểm tra độ phẳng bề mặt trát.

Các yếu tố về độ sâu móng trong thi công đạt yêu cầu

Việc chọn độ sâu chôn móng phụ thuộc vào các yếu tố sau đây:

– Điều kiện địa chất công trình, địa chất thủy văn khu vực xây dựng:

Điều kiện địa chất và địa chất thủy văn khu vực xây dựng công trình là yếu tố có ảnh hưởng nhiều nhất đến việc lựa chọn độ sâu chôn móng, trong đó vị trí của lớp đất chịu lực là điều kiện quan trọng nhất. Tùy thuộc vào các sơ đồ phổ biến trong thực tế để lựa chọn độ sâu chôn móng và các loại móng phù hợp.

Điều kiện thủy văn để xác định độ sâu chôn móng nông là gì ?

Về điều kiện thủy văn của khu vực xây dựng cần phải được xem xét thận trọng về biên độ dao động của mực nước ngầm, dòng chảy ngầm có thể gây ra hiện tượng cát chảy…đây là một trong những yếu tố làm cơ sở cho việc lựa chọn phương án móng, độ sâu chôn móng, biện pháp thi công móng… Khi mực nước ngầm nằm cao hơn đế móng, do tác dụng đẩu nổi của nước, sẽ làm giảm trò số ứng suất tác dụng lên nền và hạn chế khả năng chống trượt khi chịu lực ngang. Vì vậy, trong mọi trường hợp nên cố gắng đặt nền móng ở bên trên mực nước ngầm.

– Ảnh hưởng của tính chất truyền tải trọng của công trình

Khi công trình chịu tải trọng lớn thì móng cần đặt sâu để giảm bớt diện tích đế móng và hạn chế khả năng lún và biến dạng không đều của đất nền.

Khi công trình chịu tải trọng ngang và momen uốn lớn, móng cũng phải có chiều sâu đủ lớn để đảm bảo ổn định về trượt và lật.

– Ảnh hưởng của đặc điểm và yêu cầu sử dụng công trình;

Chiều sâu chôn móng còn phụ thuộc vào sự có mặt của các công trình như tầng hầm, đường giao thông, đường ống dẫn nước…cũng như các công trình lân cận đã xây dựng. Đáy móng phải được đặt sâu hơn tầng hầm ít nhất 40cm và mặt trên của móng phải nằm ở dưới sàn tầng hầm. Khi công trình tiếp cận với các đường giao thông ngầm thì đế móng cần đặt sâu hơn các vị trí trên tối thiểu 20 – 40cm.

– Ảnh hưởng của biện pháp thi công móng.

Chiều sâu chông móng có liên quan đến phương pháp thi công móng. Nếu lựa chọn chiều sâu chôn móng một cách hợp lý thì có thể rút ngắn thời gian xây dựng móng và biện pháp thi công không đòi hỏi phức tạp. Có thể đề xuất ra nhiều phương án móng, độ sâu chôn móng để lựa chọn phương án cho phù hợp.

Móng nông là gì vẫn là vấn đề mang tính khái quát, đó là tên gọi chung bao gồm các loại móng phổ biến sử dụng cho các công trình nhà dân dụng, đặc biệt là móng đơn và móng băng. Dựa vào tính chất công trình, đặc điểm địa chất, chúng ta mới có thể xác định được nên sử dụng loại móng nào cho phù hợp. Lựa chọn móng là vấn đề liên quan đến toàn bộ kết cấu công trình, vì vậy chúng ta phải tính toán kết cấu móng sao cho chính xác nhất, xác định loại móng phù hợp.

Công tác chuẩn bị đổ bê tông cọc

Ống đổ bê tông là một ống thép đường kính từ 114mm đến 138 mm tuỳ vào đường kính cọc được nối bởi nhiều đoạn mỗi đoạn dài 1.5 m miệng ống đổ được lắp một phiễu để rót bê tông.

Đối với thi công cọc đường kính từ 400 đến 800mm cho các công trình lớn trước khi đổ bê tông ta cần làm quả bóng ngăn nước, quả bóng ngăn nước này được làm bằng xi măng nhào dẻo và được bọc bằng một lớp vải mỏng. Khi xuống tới đáy lớp vải mỏng sẽ bung ra và xi măng sẽ hòa lẫn vào bê tông sẽ tốt hơn cho bê tông đáy cọc.

Khi bắt đầu đổ bê tông không được nhồi và kéo ống đổ lên cho tới khi bê tông đầy lên miệng phễu đổ.

Về nguyên tắc, công trình bê tông làm cọc khoan nhồi phải tuân theo các qui định về đổ bê tông dưới nước. Phương pháp thi công bê tông đổ dưới nước của cọc khoan nhồi là dùng ống dẫn.

Trước khi đổ bêtông phải kiểm tra các công cụ đo lường cấp phối để quy ngược lại lượng bêtông tương ứng cần thiết.Tổng lượng bê tông đổ vào cọc thực tế không được lớn quá 20% lượng bê tông tính theo đường kính danh định của cọc

Bê tông được đưa xuống đáy hố khoan thông qua ống đổ, bê tông dâng cao dần lên và đẩy nước dung dịch trào lên trên miệng hố khoan. Ống đổ bê tông luôn ngập trong bê tông tối thiểu là 2.0 m để đảm bảo bê tông không bị lẫn dung dịch.

Công tác đầm bê tông được thực hiện bằng chính ống đổ bê tông thông qua động tác nhắp ống.

Thời gian đổ bêtông cho cọc không được kéo dài quá 4 giờ (để đảm bảo chất lượng, cường độ bêtông suốt chiều dài cọc). Nếu quá trình thi công đổ bêtông ống bị nghẹt … thì có biện pháp xử lý nhanh chóng, thời gian xử lý không vượt quá giới hạn trên. Trong trường hợp không xử lý được thì phải ngừng thi công ít nhất là 24 giờ, sau đó vệ sinh hố khoan lại một lần nữa mới tiếp tục đổ bêtông.

Quy trình cắt ống đổ : Kỹ thuật viên và giám sát có thể theo dõi cao độ của mức bêtông dâng lên trong hố khoan bằng cách tính sơ bộ lượng bêtông được bơm vào cọc theo đường kính danh định của cọc, nhưng thực tế đường kính sẽ lớn từ 10% đến 20% tuỳ theo tầng khoan hoặc kiểm tra trực tiếp bằng cách thả quả rọi xuống đo.

Trong thực hành trước khi cắt ống đổ phải thả chùng cable, nâng ống đổ để xác định “độ ngồi” của ống đổ trong bêtông thì cho cắt ống đổ.

Sau khi bê tông lên tới miệng ống sinh cách mặt đất 20cm ta kéo cao ống sinh lên cách mặt đất là 1m và tiếp tục đổ bê tông.

Khi bêtông dâng lên miệng ống sinh, dù công tác vệ sinh đã được làm kỹ lưỡng nhưng lớp bêtông trên cùng cũng thường nhiễm bùn trong quá trình dâng lên. Nên cho lớp bêtông này trào ra khỏi miệng hố khoan bỏ đi cho tới khi bằng mắt thường xác định được lớp bêtông kế tiếp đạt yêu cầu thì ngưng đổ.

Thể tích bê tông đổ vào cọc không lớn quá 20% thể tích cọc danh định. Nếu khi đổ thấy lượng bê tông lớn hơn thì báo cho tư vấn giám sát và thiết kế biết để xem xét xử lý.

Sau khi đổ bê tông xong khoản 20 – 30 phút tiến hành rút ống sinh lên hoàn tất công việc đổ bê tông.

Những cọc gần nhau thì khi thi công cọc sau phải chờ cho bê tông cọc trước đạt tối thiểu là 24 giờ mới tiến hành khoan.

Vấn đề thí nghiệm bê tông :

Trước khi đổ bê tông tiến hành đo độ sụt bằng côn đo tiêu chuẩn đảm bảo độ sụt Sn = 180 ± 20mm

Lấy mẫu thí nghiệm bê tông bằng mẫu vuông 15x15x15 cm để kiểm tra cường độ bê tông.

Biện pháp thi công móng nhà phố nhà liền kề nhà ống

Nhà liền kề, hay còn gọi là nhà ống, nhà phố, là loại công trình kiến trúc có chiều ngang tương đối hẹp, nằm liền sát nhau. Chính vì vậy mà việc thi công móng cũng có những yếu tố rất đặc thù, chủ đầu tư cũng như người thi công cần phải nắm bắt rõ ràng về vấn đề này. Móng là công đoạn quan trọng bậc nhất trong việc xây dựng, nó không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến công trình mà còn ảnh hưởng đến các công trình lân cận.

Xử lý móng không tốt sẽ gây ra nhiều hậu quả khó lường. Do đó, những lưu ý, biện pháp thi công móng nhà liền kề dưới đây sẽ giúp bạn có được ngôi nhà như ý muốn.

Phần lớn rắc rối nghiêm trọng khi xây nhà phát sinh từ nhà liền kề. Nếu ngay công đoạn làm móng đã gây ảnh hưởng đến nhà liền kề, bạn khó lòng tiếp tục các việc khác một cách thuận lợi, hơn nữa lại mất thêm chi phí đền bù không nhỏ. Do đó, làm móng là một công đoạn cần sự đầu tư.

Có hai loại móng: móng nông và móng cọc. Móng nông như móng đặt trực tiếp lên nền đất, cọc tre, móng Top-base… có ưu điểm là thi công đơn giản, tốn ít chi phí và không gây ảnh hưởng đến nhà liền kề. Nhưng nhược điểm là sức chịu tải kém, không xây được nhà nhiều tầng. Với nền đất yếu, nếu xây nhà trên 4 tầng trở lên thì không thể dùng móng nông.

Trước đây, do điều kiện kinh tế hạn chế, chỉ xây nhà thấp tầng, đa số người dân dùng móng nông. Tuy nhiên, xu hướng hiện nay là dùng móng cọc. Phổ biến nhất là móng cọc ép. Ưu điểm của móng cọc là chịu được tải trọng lớn, cho phép xây được nhà nhiều tầng. Nhược điểm là dễ khiến nhà liền kề bị nứt, lún, bong nền, đội nền, chuyển dịch. Nhất là khi xây nhà trên nền đất cứng, đất sét. Thể tích khối bê tông chèn xuống sẽ làm dâng khối đất lên, chèn ép vào nhà liền kề tạo ra lực tác động mạnh. Nếu nhà liền kề dùng móng nông thì nguy cơ ảnh hưởng càng lớn. Thông thường, trước khi ép cọc, người ta sẽ xử lý bằng cách khoan dẫn để rút một lượng lớn đất lên nhằm giảm thể tích khối đất bị chèn ép; hoặc ép cừ xung quanh khu đất để khối đất không bị tràn sang nhà liền kề. Tuy nhiên, thực tế và kinh nghiệm xây nhà cho thấy, biện pháp này chỉ xử lý được 80% sự cố. Trường hợp gặp đất sét thì gần như không xử lý được.

Phương án đảm bảo nhất để không gây tác động vào nhà liền kề là dùng móng cọc khoan nhồi. Cọc khoan nhồi có sức chịu tải rất lớn. Việc thi công cọc khoan nhồi tạo ra độ chấn dung nhỏ, không đẩy các cọc chắn có xung quanh sang hai bên, không gây ra hiện tường trồi đất. Do đó không gây nứt lún nhà liền kề.

Ưu điểm áp đảo của cọc khoan nhồi so với cọc ép là có sức chịu tải cao hơn, có thể đặt vào các lớp đất rất cứng, thậm chí là lớp đá, địa tầng thay đổi phức tạp. Cũng bởi thế, giá thành của cọc khoan nhồi cao gấp 1,4-1,7 lần cọc ép thông thường. Hơn nữa lại khó kiểm soát chất chất lượng. Việc thi công cọc khoan nhồi phải được thi công và giám sát bởi kỹ sư có trình độ chuyên môn cao. Sau đó còn cần đến biện pháp thí nghiệm kiểm tra bằng phương pháp siêu âm để xác định chất lượng của cọc. Chính vì hai lý do trên (giá + khó kiểm soát) nên rất nhiều người ngại sử dụng cọc khoan nhồi cho công trình dân dụng.

Nối thép xây dựng bằng phương pháp nối ren cơ khí

Xuất phát từ công nghệ liên kết bu lông trong cơ khí. Công nghệ nối ren từ lâu đã được áp dụng cho hầu hết các công trình cao tầng và các công trình có quy mô lớn, quan trọng thay cho các phương pháp nối chồng thủ công.

Các thanh cốt thép trong kết cấu bê tông cốt thép được khai thác chủ yếu về khả năng chịu lực kéo hoặc nén dọc trục. Mặc dù khả năng chịu cắt của cốt thép đôi khi được kể đến trong một số lý thuyết tính toán, song đều đi đến kết luận là có ảnh hưởng không đáng kể và thường được bỏ qua trong tính tóan thiết kế.

Quan điểm mới về nối cốt thép cho rằng việc nối các thanh cốt thép sẽ không thuộc phạm vi của kết cấu bê tông cốt thép nếu như đảm bảo được rằng mối nối không làm thay đổi trạng thái làm việc của cốt thép và có cường độ cao hơn khả năng chịu lực bản thân thanh thép. Điều đó được chứng minh qua các thí nghiệm kéo đứt cốt thép mà vị trí phá hoại nằm ngoài mối nối và xảy ra đối với thanh thép cơ bản, đồng thời các yêu cầu về biến dạng vẫn được đảm bảo.

Các thanh thép nối được liên kết đối đầu với nhau thông qua một ống nối đã được ren sẵn mặt bên trong. Ống nối có ren được sản xuất trong nhà máy dưới sự kiểm tra chất lượng nghiêm ngặt để đảm bảo các chỉ tiêu về cường độ và biến dạng của mối nối phù hợp với yêu cầu. Đầu các thanh thép nối được ren tại công trường bằng máy tiện ren chuyên dụng và được giám sát về chiều dài ren, bước ren, chiều sâu ren, chất lượng đường ren…phù hợp với tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu. Yêu cầu của phương pháp nối ren là đảm bảo không làm giảm yếu khả năng chịu lực của thanh thép.