Category: Tin kết cấu

Tính toán khoảng cách xà gồ lợp mái tôn đúng cách

Ngày nay, người ta thường sử dụng mái tôn lợp, chính vì vậy mà nhà thầu thường sử dụng thép hình, thép hộp và các loại xà gồ thép phổ biết như xà gồ thép hình chữ C, chữ Z,…

Cần tính toán, đo đạc kỹ lưỡng khoảng cách xà gồ mái tôn cho phép đối với phần mái cần thi công.
Khoảng cách xà gồ lợp tôn được xác định dựa trên cơ sở những thí nghiệm chịu tải trọng của mái tôn trước tác động của gió và sự tác động trong quá trình thi công, lắp đặt trên mái.
Dựa vào độ dốc mái để xác định khoảng cách xà gồ lợp tôn

Để thoát nước mưa dễ dàng, mái cần phải có độ dốc nhất định. Độ dốc mái được xác định từ điểm cao nhất và điểm thấp nhất của mái tôn. Độ dốc mái lớn hay nhỏ phụ thuộc vào vật liệu cấu tạo mái, cấu tạo, kết cấu, thời tiết khí hậu cũng như kinh phí của từng hộ gia đình.
Tùy theo từng công trình mà sẽ có độ dốc mái khác nhau. Độ dốc mái tối thiểu >15% để đảm bảo yêu cầu kỹ thuật cũng như tính thẩm mỹ cho công trình.

Mái lợp fibrô xi măng: độ dốc từ 30% – 40%
Mái lợp tôn múi (tôn 5 sóng, tôn 9 sóng, tôn giả ngói, tôn cách nhiệt): độ dốc từ 15% – 25%.
Mái lợp ngói: độ dốc từ 50% – 60%.
Mái lợp bê tông cốt thép: độ dốc từ 5% – 8%.

Xây ban công nhô ra như thế nào là đúng phép?

Phần nhà được phép nhô quá chỉ giới đường đỏ trong trường hợp chỉ giới xây dựng trùng với chỉ giới đường đỏ

Các quy định này cần được vận dụng phù hợp với giải pháp tổ chức không gian cụ thể của từng khu vực và thể hiện trong quy định về quản lý xây dựng theo đồ án quy hoạch của từng khu vực cụ thể và phải tuân thủ các quy định sau đây:

Trong khoảng không từ mặt vỉa hè lên tới độ cao 3,5m, mọi bộ phận của nhà đều không được nhô quá chỉ giới đường đỏ, trừ các trường hợp dưới đây:

Đường ống đứng thoát nước mưa ở mặt ngoài nhà: được phép vượt qua đường đỏ không quá 0,2m và phải đảm bảo mỹ quan;

Từ độ cao 1m (tính từ mặt vỉa hè) trở lên, các bậu cửa, gờ chỉ, bộ phận trang trí được phép vượt đường đỏ không quá 0,2m.

Trong khoảng không từ độ cao 3,5m (so với mặt vỉa hè) trở lên, các bộ phận cố định của nhà (ô-văng, sê-nô, ban công, mái đua…, nhưng không áp dụng đối với mái đón, mái hè) được vượt quá chỉ giới đường đỏ theo những Điều kiện sau:

Độ vươn ra (đo từ chỉ giới đường đỏ tới mép ngoài cùng của phần nhô ra), tùy thuộc chiều rộng lộ giới, không được lớn hơn giới hạn được quy định ở bảng 2.9, đồng thời phải nhỏ hơn chiều rộng vỉa hè ít nhất 1,0m, phải đảm bảo các quy định về an toàn lưới điện và tuân thủ quy định về quản lý xây dựng áp dụng cụ thể cho khu vực;

Vị trí độ cao và độ vươn ra cụ thể của ban công phải thống nhất hoặc tạo được nhịp điệu trong hình thức công trình kiến trúc, tạo được không gian kiến trúc cảnh quan trong từng cụm nhà cũng như trong tổng thể toàn khu vực;

Trên phần nhô ra chỉ được làm ban công, không được che chắn tạo thành lô-gia hay buồng.

Độ vươn ra tối đa của ban công, mái đua, ô-văng

Chiều rộng lộ giới (m)

Dưới 7m

7¸15

>15

Độ vươn ra tối đa Amax (m)

0

1,2

1,4

Phần ngầm dưới mặt đất: mọi bộ phận ngầm dưới mặt đất của ngôi nhà đều không được vượt quá chỉ giới đường đỏ.

Quy trình bảo dưỡng kiểm tra hệ thống chống sét

  1. Kiểm tra toàn bộ hệ thống:

Công việc kiểm tra hệ thống chống sét bao gồm:

Đối với hệ thống chống sét trực tiếp:

Kiểm tra toàn bộ các vị trí, các kết nối của kim thu sét, các dây dẫn từ trên mái xuống hệ thống tiếp địa.

Đo kiểm hệ thống tiếp địa tại các vị trí đặt hộp kiểm tra nối đất. Kiểm tra các dây dẫn tiếp địa từ thiết bị chống sét đến hệ thống tiếp địa đảm bảo kết nối chắc chắn, an toàn.

Kiểm tra thiết bị chống sét (SPD):

Đối với các thiết bị chống sét nguồn điện: Bằng mắt thường ta có thể kiểm tra được trạng thái làm việc của chúng thông qua cửa sổ life-check. Khi thiết bị hoạt động bình thường, của sổ này có màu xanh và sẽ chuyển sang màu đỏ khi thiết bị bị hỏng.

Kiểm tra tất cả các điểm kết nối nguồn điện và dây tiếp đất có được chắc chắn hay không. Nếu các kết nối không đảm bảo cần phải có biện pháp khắc phục.

Bằng thiết bị chuyên dụng: Đo kiểm tra chính xác trạng thái hoạt động của thiết bị, khả năng bảo vệ cũng như các thông số kỹ thuật có đạt yêu cầu chống sét của nhà sản xuất đưa ra hay không.

  1. Bảo trì, thay thế sửa chữa:

Những điểm kết nối kim thu sét trên mái, kim thu sét với dây thoát sét đã bị rỉ sét, cần phải được vệ sinh sạch sẽ, bôi mỡ bảo vệ hoặc thay thế nếu không đảm bảo an toàn.

Căn cứ vào kết quả đo điện trở nối đất và có biện pháp khắc phục nếu điện trở của hệ thống tiếp địa không còn đạt yêu cầu: đóng thêm các cọc tiếp địa, bổ sung hóa chất làm giảm điện trở đất. Kết quả đo điện trở nối đất nên dưới 10Ω theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành.

Thay thế modul hoặc các thiết bị hỏng (cửa sổ life-check đổi màu sắc), thiết bị chống sét có dòng dò hoặc điện áp bảo vệ không đảm bảo qua kiểm tra thiết bị bằng máy test chuyên dụng.

Thay thế các thiết bị chống sét đã mất khả năng chống sét nếu kết quả khắc phục không hiệu quả.

  1. Thời gian kiểm tra:

Việc kiểm tra và bảo trì hệ thống chống sét nên được thực hiện thường xuyên, ít nhất 1 năm 2 lần vào trước và cuối mỗi mùa dông sét (thời điểm từ tháng 4 đến cuối tháng 10 hàng năm) .

Kiểm tra bất thường khi có các sự cố sét đánh hoặc có sự thay đổi trong hệ thống.

  1. Một số thiết bị chuyên dùng để đo kiểm hệ thống chống sét:

Máy đo điện trở đất KYORITSU 4105A

Máy kiểm tra thiết bị chống sét (SPD tester): PM 20 – DEHN

Khi nào thì tháo dỡ cốp pha được?

Cốp pha đà giáo chỉ được tháo dỡ khi bê tông đạt cường độ cần thiết kế để kết cấu chịu được trọng lượng bản thân và các tải trọng tác động khác trong giai đoạn thi công sau. Khi tháo dỡ cốp pha, đà giáo, cần tránh không gây ứng suất đột ngột hoặc va chạm mạnh làm hư hại đến kết cấu bê tông.

Các bộ phận cốp pha đà giáo không còn chịu lực sau khi bê tông đã đóng rắn (như cốp pha thành bên của dầm, cột tường) có thể được tháo dỡ bê tông đạt cường độ trên 50N/cm2 ….

Đối với cốp pha đà giáo chịu lực của các kết cấu (đáy dầm, sàn, cột chống), nếu không có các chỉ dẫn đặc biệt của thiết kế thì được tháo dỡ khi bê tông đạt các giá trị cường độ ghi trong bảng 3.

Các kết cấu ô văng, công – xôn, sê – nô chỉ được tháo cột chống và cốp pha đáy khi cường độ bê tông đạt đủ mác thiết kế và đã có đối tượng trọng chống lật.

Khi tháo dỡ cốp pha đà giáo ở các tấm sàn đổ bê tông toàn khối của nhà nhiều tầng nên thực hiện như sau:

• Giữ lại toàn bộ đà giáo và cột chống ở tấm sàn nằm kề dưới tấm sàn sắp đổ bê tông;
• Tháo dỡ từng bộ phận cột chống cốp pha của tấm sàn phía dưới nữa và giữ lại các cột chống “an toàn” cách nha 3m dưới các dầm có nhịp lớn hơn 4m.

Đối với các công trình xây dựng trong khu vực có động đất và đối với các công trình đặc biệt, trị số cường độ bê tông cần đạt để tháo dỡ cốp pha chịu lực do thiết kế quy định.

Việc chất tải từng phần lên kết cấu sau khi tháo dỡ cốp pha đà giáo cần được tính toán theo cường độ bê tông đã đạt, loại kết cấu và các đặc trưng về tải trọng để tránh các vết nứt và các hư hỏng khác đối với kết cấu.

Việc chất toàn bộ tải trọng lên các kết cấu đã tháo dỡ cốp pha đà giáo chỉ được thực hiện khi bê tông đã đạt cường độ thiết kế.

Làm gì khi xây nhà xung quanh là cao tầng

Năng lượng âm có thể phát ra từ tòa nhà to lớn đang ở đối diện với nhà bạn. Trong trường hợp này, sức mạnh và quyền lực của lực lượng sống trong tòa nhà sẽ đè nén sức sống của nhà bạn.

Hiệu quả tương tự như việc sống đối diện với một ngọn núi. Vào thời trước, sống đối diện với một ngọn núi lớn trong cự ly chưa đến 1 km được xem như “đương đầu với núi”. Đây là điều không ai dám làm. Trong các đô thị, những tòa nhà cao tầng được xem có năng lượng tương tự với một ngọn núi, mặc dù quá trình hình thành năng lượng của tòa nhà rất nhỏ so với một ngọn núi. Tuổi của tòa nhà chỉ khoảng vài chục nãm, trong khi tuổi của ngọn núi hàng trăm năm hoặc nghìn năm.

Giải pháp

Bạn có thể hóa giải được sự ảnh hường của năng lượng âm phát ra từ tòa nhà đối diện. Các nhà Phong thủy đề nghị dùng gương phản chiếu, tuy nhiên bạn có thể sử dụng năng lượng này thay vì đối đầu với nó. Nếu có thể, hãy đổi hướng nhà, sao cho tòa nhà cao tầng được sử dụng như vật hỗ trợ phía sau nhà. Nếu không đối hướng nhà được thì xây một bức tường kiên cố ở phía trước tòa nhà và treo một dãy chuông gió hoặc bất cứ thứ gì bằng kim loại trước bức tường. Điểu này làm chậm và làm giảm cường độ dòng khí tiến vào ngôi nhà bạn từ phía chính diện. Ngoài ra, để một số lỗ hổng trong tường để làm chậm, giảm bớt cường độ và lọc khí di chuyển đến nhà bạn.

Chuông gió rất hữu hiệu trong việc đương đầu với năng lượng của núi và cũng rất có hiệu quả khi chế ngự khí âm phát xuất từ bên kia đường. Trong việc bảo vệ và nuôi dưỡng nguồn năng lượng trong nhà, đừng để bị chế ngự. Trong trường hợp nghi ngờ, bạn có thể thỏa hiệp thay vì trực tiếp đương đầu với nó. Đây cũng là thái độ trong thực hành phong thủy.

Nếu nhà bạn nằm trong cái bóng của một tòa nhà lớn hơn, hãy phân tán năng lượng âm đến nhà bạn bằng cách tạo những khoảng không trang trí trong bức tường.
Dùng cây hoặc lối đi ngoằn ngoèo để giảm bớt cảm giác mất quân bình năng lượng nếu nhà bạn bị chèn ép bởi một nhà cao tầng.

Tính khái toán giá trị xây dựng ngôi nhà mới

Việc tính khái toán giá trị xây dựng dựa vào số liệu thống kê và kinh nghiệm của các nhà thầu xây dựng. Sau nhiều công trình và thực hiện tổng kết chi tiết cuối công trình, nhà thầu có kinh nghiệm sẽ tìm được những hàm số thống kê tương quan giữa giá thành và một biến số nào đó. Thông thường và dễ gặp nhất là mối tương quan giữa diện tích xây dựng và giá trên một đơn vị diện tích. Ví dụ : chúng ta thường nghe nói giá xây dựng nhà ở hiện này là … (ví dụ 3,8 triệu đồng/m2).

Như đã trình bày ở trên, việc tính khái toán dựa vào đơn giá/m2 là dựa vào thống kê nên chắc chắn sẽ có nhiều sai số và độ tin cậy phụ thuộc rất nhiều vào số lượng và chất lượng mẫu thống kê. Cụ thể là nhà thầu phải có nhiều công trình về hình dáng, chất lượng hoàn thiện về kết cấu, địa chất, địa tầng tương đồng để có được một kết quả thống kê tin cậy. Điều này thật khó trong điều kiện hiện nay, bởi khi các Hiệp hội Xây dựng, Hiệp hội Kiến trúc chưa thể đứng ra tập hợp và phân tích số liệu này thì các nhà thầu đơn lẻ rất khó có được số liệu tin cậy. Thông thường, độ sai lệch của giá trị khái toán tính trên đơn giá xây dựng/m2 hiện nay khá cao, có thể sai số hơn 10% và có trường hợp cá biệt lên đến 50%.

Tham khảo ý kiến của các nhà thầu xây dựng hiện nay trên địa bàn Tp.HCM ở các vùng nội thành, đơn giá xây dựng/m2 được tính trung bình từ 3.8 – 5 triệu đồng cho mỗi m2, diện tích xây dựng (lưu ý không bao gồm tường rào, sân vườn và các trang bị nội thất). Diện tích xây dựng này được hiểu là diện tích của tầng trệt, các tầng lầu kể cả ban công. Nếu nhà mái ngói, các nhà thầu xây dựng thường cộng thêm 30% – 50% đơn giá cho phần mái ngói, có nghĩa là cộng thêm từ 1.200.000 – 1.800.000 đ cho một m2 mái ngói.

Ví dụ : Xây một ngôi nhà diện tích tầng trệt là 100m2, xây một trệt hai lầu và mái ngói thì giá trị xây dựng được tính như sau : 100 x 3 x 3.800.000 + 100 x 3.800.000 x 1/3 = 1.260.000.000 đ.

Lưu ý : Đơn giá trên chỉ áp dụng cho các công trình xây dựng trong nội thành. Ở các quận ngoại thành như Nhà Bè, Bình Chánh có cấu tạo địa chất yếu nên đơn giá xây dựng phải tăng lên, cụ thể tăng thêm từ 20% – 30% giá trị xây dựng cho việc gia cố móng. Theo ví dụ trên, nếu ngôi nhà 100m2 được xây ở Nhà Bè thì giá trị khái toán sẽ là 1.556.000.000 đ (tức tăng thêm ~ 300 triệu đồng).

Cách tính toán hệ thống thông gió cho tầng hầm

Bước 1: Tính lưu lượng gió cần thiết để cấp cho tầng hầm.
Bước 2: Khảo sát và lên ý tưởng về đường ống đi theo trục đứng và đi trên mặt bằng trong tầng hầm
Bước 3: Bố trí vị trí các cửa gió cấp/hút trên mặt bằng tầng hầm (khoảng cách của các cửa gió và nhánh cấp/hút nên giữ khoảng cách từ 3m đến 6m), các cửa gió có thế nối ống gió hoặc đặt trực tiếp trên ống gió
Bước 4: Tính kích thước miệng gió dựa vào lưu lượng đã tính, tốc độ gió tại các cửa cấp và cửa hút cần thiết kế trong tiêu chuẩn cho phép để giảm độ ồn, gợi ý từ 1-3 m/s
Bước 5: Thực hiện vẽ đường ống trên mặt bằng, cần giảm kích thước đường ống theo lưu lượng, bố trí đường ống sao cho trở lực nhỏ nhất nhưng vẫn đáp ứng được hiệu quả thông gió.
Lưu ý: Nên thiết kế đồng bộ cho các cửa cấp, cửa hút để đảm bảo về mặt kiến trúc cũng như cân bằng lưu lượng gió trong hệ thống.

Ví dụ :
Để tính toán lưu lượng thông gió tầng hầm. Bước đầu ta chọn bội số tuần hoàn không khí theo tiêu chuẩn cho ở bảng bên dưới, đối với tầng hầm bội số thường là 6-7 (lần) trong trường hợp bình thường. Nếu có kết hợp hút khói thì tính 10 lần.
Đề bài : Tính toán hệ thống thông gió cho tầng hầm có diện tích 1000 m2 chiều cao 4 mét.

Hướng dẫn :
Bước 1 : Tính lưu lượng gió
Chọn bội số tuần hoàn là 6, ta có lưu lượng của quạt hút công nghiệp cần thiết tối thiểu là: 1000 x 4 x 6 = 24.000 m3/h .
Lưu lượng tính được tương đương 24.000 m3/h = 6.5 m3/s

Bước 2 : Chọn cửa gió
Ta chọn loại cửa gió có kích thước 1000 x 250 thì tiết diện của cửa là
Sc =1 x 0.25 = 0.25m2

Ta chọn tốc độ hút gió của cửa là 1,5 m/s, thì ta được lưu lượng gió hút của 1 cửa là:
Gc = v x Sc = 0.25 x 1.5 = 0.375 m3/s
Bước 4 : Tính số cửa gió
Vậy số cửa gió tối thiểu trên nhánh gió hút sẽ được tính theo công thức:
Nc = V/Gc= 6.5/0.375 = 17,33 cửa
=> Số cửa cần có trên nhánh gió hút cần thực tế là 18 cửa.
Ghi chú : Nếu khu vực tầng hầm không đủ lớn để bố trí đủ 18 cửa thì bạn có thể dùng phương pháp tăng kích cỡ ống gió lên để giảm số lượng cửa xuống.

 

Nguyên nhân thấm sàn bê tông, sân thượng

Bề mặt sàn mái bê tông, sân thượng là khu vực bị thấm thường do sàn mái bi nứt gãy, rạn nứt chân chim, trời mưa bị đọng nước lâu ngày dẫn đến hiện tượng thấm thấu, sự co giãn không đồng đều giữa lớp bê tông sàn mái với tường bao quanh sàn mái dẫn đến hiện tượng rạng nứt, tách lớp gây thấm thấu.

Chống thấm sân thượng, sàn mái bê tông là một việc vô cùng quan trọng mà bất kỳ công trình nào cũng cần phải quan tâm vấn đề này, nếu không sẽ gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng trong việc gây hư hại bê tông, mòn rỉ sắt thép công trình, .

Một số nguyên nhân dẫn đến việc sàn mái bị thấm:

  •  Chất chống thấm sàn mái không có khả năng co ngót theo sự thay đổi thời tiết.
  •  Lượng keo mỏng không tạo được chiều dày phù hợp với sự co ngót.
  •  Chất chống thấm bị lão hoá nhanh với ánh nắng mặt trời.
  •  Tại những vị trí tiếp giáp giữa hai tấm chống thấm chất lượng không tốt, thi công không đạt yêu cầu.
  • Không thử nước trước khi lát gạch tàu (kiểm tra lớp chống thấm).
  •  Sàn sân thượng có hệ thống thoát nước kém.
  •  Sàn sân thượng bị đọng nước.

Hệ thống kết cấu khung chịu lực là gì

 Khung chịu lực không hoàn toàn (khung khuyết)

Trong các ngôi nhà, có bước gian tương đối rộng hay mặt bằng phân chia không gian không theo một quy cách nhất định, hệ thống kết cấu của nhà có thể làm hình thức khung không hoàn toàn để chia sàn và mái. Ngoài việc lợi dụng tường ngoài để chịu lực có thể dùng tường trong hoặc cột làm kết cấu chịu lực. Hình thức này mặt bằng bố trí tương đối linh hoạt, nhưng dùng nhiều bêtông và thép hơn so với tường chịu lực, liên kết giữa tường và dầm phức tạp. ở những nơi đất yếu dễ sinh ra hiện tượng tường và cột lún không đều, ảnh hưởng đến chất lượng công trình.

 Khung chịu lực hoàn toàn (khung trọn)

Kết cấu chịu lực của nhà là dầm và cột, tường chỉ là kết cấu bao che, do đó tường có thể dùng vật liệu nhẹ, ổn định chủ yếu của nhà dựa vào khung.
Vật liệu làm khung thường làm bêtông cốt thép và thép hoặc bằng gỗ. Hình thức kết cấu này (trừ khung gỗ) ít dùng trong các nhà dân dụng bình thường vì tốn nhiều ximăng và thép, do đó chỉ nên dùng đối với nhà ở cao tầng hoặc nhà công cộng.

Dầm chính và Dầm phụ trong kết cấu bê tông cố thép

Dầm chính là dầm có kích thước lớn nhất trong các dầm, dầm chính nhất định là dầm đi qua cột, vách (có nghĩa là các cấu kiện chịu nén), gác lên cột hoặc vách và đỡ các dầm phụ.

Đối với nhiều trường hợp, dầm chính được quan niệm là dầm theo phương chịu lực chính của ngôi nhà, hay gọi là dầm khung. Nếu hiểu theo nghĩa chịu lực thì dầm chính chịu nhiều lực hơn dầm phụ nhiều vì dầm chính là dầm gánh đỡ dầm phụ, có thể cái nay lại là chính của cái kia, nhưng lại là phụ của cái khác. Cách hiểu chuẩn nhất để chia dầm chính, dầm phụ là tải trọng mà dầm phải chịu. Nếu không gác lên cột thì đích thị là dầm phụ 100%, dầm phụ là dầm không gác lên các cấu kiện chịu nén mà lại gác lên cấu kiện chịu uốn, xoắn. Bản chất của việc phân chia dầm chính dầm phụ là để tính toán chịu lực, để gán lực từ dầm phụ sang dầm chính, mặt khác còn để chọn tiết diện cho dầm sao cho dầm chính có độ cứng lớn hơn nhiều so với dàm phụ.

Nếu tất cả các dầm đều gác lên cột, trừ dầm ban công, dầm phụ cầu thang, nên sẽ không chia ra dầm chính dầm phụ dựa trên hình học mà sẽ dựa trên chịu lực của mỗi dầm qua việc phân tải dầm nào chịu nhiều tải thì tiết diện sẽ lớn và ngược lại. Chọn tiết diện thế nào là do mỗi người, chọn tiết diện to quá thì thép ít, mất kiến trúc, ít thép quá cũng nguy. Chọn tiết diện nhỏ quá thì thép nhiều, lãng phí, mà nhiều thép quá hay ít thép quá đều chết cả, phá hoại giòn.Tuy nhiên ở đây chẳng cần quan tâm chính phụ làm gì nữa, nếu chạy Sap 2000, Etabs không gian thì nó tự tính ra, còn nếu bạn dồn tải bằng tay thì mới cần biết cái nào đè lên cái nào.

Đối với dầm chính:
h = (1/10 ~ 1/15)*L
Đối với dầm phụ:
h = (1/15 ~ 1/20) * L
b = (0,3 ~ 0,5)*h
L: Nhịp dầm