Category: Tin kết cấu

Địa thế đối với nhà đất trong hẻm

Trong đô thị, nhà mặt tiền có ưu thế của việc tiếp cận giao thông, thương mại nhưng đồng thời cũng chịu ảnh hưởng của ô nhiễm khá cao. Nhà đất ở trong hẻm khi chọn được địa thế thuận lợi không những có được môi trường sống tốt mà còn có thể triển khai sinh lợi.

Hẻm trong đô thị phần lớn khúc khiểu, xây dựng qua nhiều thời kỳ khá phức tạp, nhưng cũng có những quy luật chọn lựa địa thế tốt:

* Chiều rộng hẻm ổn định từ 5m trở lên là tốt cho xe cộ và lưu thông khí. Ði từ ngoài vào hay trong ra đều có thể quan sát thấy được đa số nhà đất của hẻm. Nền hẻm nên bằng hoặc cao hơn so với ngoài đường để tránh tù đọng nước.

* Nhà đất không nên ở cuối vị trí hẻm cụt đâm thẳng vào vì các luồng gió độc thổi thẳng dễ gây bệnh, đồng thời khi có hỏa hoạn sẽ thoát hẻm khó. Tuy nhiên khi chiều dài hẻm cụt chỉ trong khoảng 40m thì lại khá tốt, đồng thời trục nhà không thẳng với trục của hẻm thì cũng không ảnh hưởng xấu nhiều. Nhà cuối hẻm có thể khắc phục khí xấu bằng cách trồng cây.

* Nếu có điều kiện, khi mua đất trong hẻm (hoặc đường nội bộ khoảng 5m) ta nên chọn hoặc vận động cư dân xung quanh làm khoảng quay xe cuối hẻm cụt. Ðây là một hình thế tốt cho mọi lô đất kề cận vì tất cả đầu hưởng 1 Minh Ðường rộng rãi, thoáng đãng, có thể kết hợp làm khoảng cây xanh, chỗ dạo chơi . . .  Có thể trong hẻm có chỗ nhà cao nhà thấp, nhưng quan trọng là phía trước và hai bên lân cận nhà đất ta chọn đừng quá tăm tối và bị lấn át. Không nên nhô nhiều ban công vì tầm nhìn trong hẻm hạn chế hơn so với ngoài đường lớn, đồng thời cần tăng diện tích sân khi có thể: sân trước, sân sau, sân giữa hay sân thượng đều tốt cho nguồn khí và lấy thêm được nhiều dương quang (ánh sáng năng lượng mặt trời ) vào nhà.

Tầm quan trọng của thiết kế nội thất

Để biết được tầm quan trọng của thiết kế nội thất thì trước tiên, cần hiểu thiết kế nội thất là gì. Theo đó, thiết kế nội thất chính là việc tìm nhiều giải pháp thiết kế khác nhau, mang tính sáng tạo cho một không gian với mục đích vừa đẹp, vừa an toàn và nâng cao chất lượng cuộc sống. Với mỗi công trình, thiết kế nội thất có tầm quan trọng khác nhau.

Ngôi nhà chính là nơi bình yên nhất trong cuộc sống của mỗi con người. Ở đó, mọi vui buồn hay những trạng thái cảm xúc khác nhau đều được thể hiện một cách tự nhiên nhất, thoải mái nhất. Thiết kế nội thất cho ngôi nhà không chỉ là làm cho không gian sống trở nên ấn tượng, đẹp đẽ hơn mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tinh thần (tâm trạng, tình cảm) của những người sống trong nhà.

Vì thế, khi thiết kế nội thất, cần chọn những gam màu mang đến sự hài hòa, dễ chịu nhất, đồng thời sử dụng và bố trí những món nội thất sao cho hợp lý, khoa học để mọi sinh hoạt trong nhà trở nên thuận tiện, dễ dàng hơn, không gây bất cứ khó khăn, trở ngại hay sự khó chịu nào.

Đối với những công trình kiến trúc công cộng như trường học, bệnh viện, nhà hàng, quán cafe

Với những công trình công cộng, ngoài kiến trúc thì nội thất giữ vai trò quan trọng trong việc cải thiện tâm trạng, sức khỏe và tinh thần làm việc, nhất là với các bệnh viện, trường học hay văn phòng làm việc. Đơn cử như với một công ty, thiết kế nội thất đẹp sẽ làm tinh thần của nhân viên vui vẻ, phấn chấn, từ đó hiệu quả làm việc cao hơn. Đặc biệt, khách hàng cũng sẽ có thiện cảm và ấn tượng tốt hơn về công ty, từ đó hợp đồng nhiều hơn, doanh thu không ngừng tăng lên.

Thiết kế nội thất lại càng quan trọng với các cửa hàng, nhà hàng, quán café hay địa điểm vui chơi giải trí, giúp thu hút khách hàng nhiều hơn. Có thể nói, thiết kế nội thất tạo ra sự cạnh tranh lớn, cũng như thể hiện được tình trạng, khát vọng, mơ ước và thẩm mỹ của con người.

Yếu tố quan trọng trong thiết kế nội thất

– Thiết kế nội thất thường sử dụng những yếu tố như màu sắc, hoa văn, họa tiết, ánh sáng và diện tích không gian để quyết định nên chọn nội thất gì, bố trí ở đâu, kết hợp như thế nào, tạo nên một không gian đa năng (đẹp và hiệu quả).

– Quá trình thiết kế nội thất cho một không gian gồm nhiều công đoạn, từ việc lựa chọn màu sắc của đồ nội thất đến việc hoàn thiện nội thất như giấy dán tường, sàn nhà, nội thất và các vật dụng trang trí khác.

– Với mỗi không gian, mỗi công trình kiến trúc khác nhau, các nhà thiết kế sẽ có những giải pháp không giống nhau để thiết kế và thi công nhằm tạo nên một không gian hoàn hảo.

12 ý tưởng thiết kế nội thất phòng ngủ

Phòng ngủ nơi mà bạn có thể nghỉ ngơi một cách đúng nghĩa nhất, sau một giấc ngủ dài và vào buổi sáng bạn có một tinh thần minh mẫn, sáng khoái.
Chính vì vậy mà việc thiết kế phòng ngủ cũng trở nên vô cùng quan trọng.

Cho dù bạn vừa mới chuyển đến một căn nhà mới, hoặc bạn đang muốn trang trí, sắp xếp lại phòng ngủ của mình. Bạn cần một số ý tưởng độc đáo hơn để làm điều ấy, những ý tưởng sẽ đem lại sự hài lòng cho chính bạn. Bạn muốn có một phòng ngủ hiện đại nhưng không biết bắt đầu từ đâu, nhưng bạn đừng lo, đó là những trở ngại phổ biến khi mà bạn không biết về thiết kế.

Khi đến với các thiết kế hiện đại điều quan trọng ở đây chính là chức năng của nó sau đó mới là hình thức trang trí. Các thiết kế này khuyến khích việc sử dụng một số phụ kiện, nhưng không vì thế mà sắp xếp nó trở nên lộn xộn.

Việc đưa các phụ kiện và ánh sáng vào phòng ngủ là những gì bộ thiết kế này lấy làm chủ đạo và điều đó khiến nó trở nên đặc biệt và khác với các thiết kế phổ biến khác. Màu sắc tươi sáng được khuyến khích với các góc và nền nhà mầu đậm tạo nên sự nổi bật cùng với sự tươi vui. Khi sử dụng các mẫu thiết kế này, căn phòng ngủ của bạn sẽ trở nên rộng rãi, thoải mái hơn, làm phong phú trí tưởng tượng của bạn hơn.

Cấu tạo của nút khung nhà cao tầng

Nút khung giúp đảm bảo cho nhà cao tầng khi hoàn thành không bị sụp đổ dù gặp bất kỳ điều kiện xấu nào từ bên ngo

ài. Tuy nhiên trong một số trường hợp thì nút khung nằm ở vị trí giữa cột gối khớp vào móng.

Cấu tạo nút khung nhà cao tầng không quá phức tạp, nhưng lại được chia thành nhiều loại khác nhau và có tên gọi khác nhau tùy ở mỗi vị trí. Thường sẽ có các loại nút khung sau:

+ Nút khung nhà cao tầng

+ Cấu tạo chi tiết nút khung

+ Nút khung nối giữa xà ngang trên cùng và cột

Tại vị trí này sẽ chịu tác động của mô men lực khá lớn nên để tăng được độ cứng tại vị trí này, một phần thép chịu kéo của dầm cần được neo xuống cột, và một phần cốt chịu kéo của cột phải được neo vào xà ngang. Tại mỗi vị trí này không được cắt hơn hai thanh nếu lượng thép neo nhiều. Để hạn chế sự biến dạng theo chiều ngang của nút khung bê tông và truyền lực từ các cốt thép để neo vào nút thì ở trong nút cũng cần có cốt đai.

Nút khung tại vị trí xà ngang gãy khúc (mái dốc, dầm cầu thang…)
Mo men tại vị trí này là mô men dương tương ứng với lực trong cốt chịu kéo và cốt chịu nén tạo thành hợp lực hướng ra ngoài. Vì vậy nên bố trí thêm đai giằng để cốt thép không bị bật.

Nút khung liên kết cột với móng

Đây là loại nút khung chịu mô men cốt thép cột phải kéo vào móng.

Nút khung liên kết khớp cột với móng

Để hạn chế khả năng xuất hiện của mô men, có thể lấp kín bằng đệm được làm bằng sợi tẩm nhựa, hoặc giấy cứng tẩm nhựa hay miếng kim loại mềm.

Phong thuỷ với cầu thang, bậc tam cấp

Cầu thang rất quan trọng trong giao thông theo trục đứng của ngôi nhà. Từ lâu nay, người phương đông quan tâm không những về tiện nghi sử dụng mà cả về những điều kiêng, kỵ, lành dữ của cầu thang theo phong thuỷ học…
Theo quan niệm phong thủy, cầu thang là điểm khởi đầu dẫn luồng khí trong lành đến các phòng sinh hoạt của toàn bộ căn nhà. Vì thế điểm khởi đầu của cầu thang trong nhà phải sáng sủa, thông thoáng, và được đặt vào cung “lành”, hướng tốt. Một điều rất cần thiết là số bậc của mỗi tầng, cũng như của cầu thang, tính từ bậc thứ nhất đến bậc kết thúc phải rơi vào cung “Sinh” trong vòng tuần hoàn “Sinh”, “Lão”, “Bệnh”, “Tử” như các nhà phong thuỷ vẫn quan tâm. Vì thế, tổng số bậc cầu thang là bậc lẻ (21, 17…).

Được như vậy sẽ đảm bảo không những thuận tiện về sinh hoạt, đồng thời cũng mang lại cho chúng ta cảm giác yên tâm, thoải mái trong ngôi nhà của mình. Số lượng bậc thang được tính từ bậc thứ nhất cho tới điểm kết thúc (chiếu tới, hành lang). Nếu có chiếu nghỉ thì chiếu nghỉ được tính như một bậc thang bình thường.

Một số khái niệm và những thông số kỹ thuật với cầu thang nhà dân dụng

– Chiều rộng của thân thang: Trong kiến trúc nhà ở dân dụng hiện nay, cầu thang thường rộng từ 0,9 m đến khoảng 1,2 m.
– Độ dốc của cầu thang: Độ dốc của cầu thang quyết định bởi tỷ lệ chiều cao và chiều rộng của bậc thang, có quan hệ mật thiết với khoảng rộng của bước đi, được tính bằng công thức 2h + b = 600 mm (trong đó h là chiều cao bậc thang; b là chiều rộng bậc thang). Trong các công trình kiến trúc, độ cao của bạc thang trong nhà thường từ 150 đến 180 mm, chiều rộng tương ứng từ 240 đến 300 mm.
– Kích thước của chiếu nghỉ: Chiều rộng của chiếu nghỉ không được nhỏ hơn chiều rộng của thân thang, đồng thời phải thuận tiện trong quá trình vận chuyển.
– Chiều cao của lan can: Có liên quan mật thiết với độ dốc của cầu thang, cầu thang không dốc yêu cầu lan can làm cao một chút.Thông thường chiều cao của lan can tính từ trung tâm của mặt bậc thang đến mặt trên của tay vịn là 900 mm.

Nguyên tắc khai vận căn phòng theo hướng

Hướng của căn phòng sẽ có ảnh hưởng tốt hoặc xấu đến khai vận của bạn. Chỉ cần những thay đổi nho nhỏ đơn giản cũng có thể khiến cho thế vận của bạn tăng lên.

Đối với những căn phòng nằm ở Hướng Bắc và Đông Bắc:

Cửa sổ của những căn phòng này nên nhỏ hơn một chút so với những căn phòng khác. Trong trường hợp cánh cửa sổ có sẵn quá to, bạn có thể sử dụng những tấm rèm dày hoặc những các vật dụng trong gia đình để che bớt khoảng cửa sổ đó. Như thế có thể cản được luồng gió lạnh ùa vào phòng. Tuy nhiên, cách này sẽ khiến cho phòng không đủ ánh sáng tự nhiên vì vậy bạn cần có sự hỗ trợ thêm của các thiết bị chiếu sáng.
Về màu sắc: nên sử dụng các gam màu hồng, hồng kết hợp với vàng hoặc gam màu nóng.

Đối với những căn phòng nằm ở Hướng Đông và Đông Nam:

Căn phòng nằm ở hướng này sẽ có sức sống tràn trề do được tiếp nhận nguồn năng lượng mạnh mẽ của mặt trời lúc mới mọc. Những năng lượng này là điều kiện tất yếu để tăng thế vận của chủ nhân căn phòng. Đối với những căn phòng này thì cửa sổ nên mở càng rộng càng tốt, rèm của cũng nên sử dụng những loại vải nhẹ nhàng.
Căn phòng ở hướng Đông Nam sẽ rất tốt nếu làm nơi sinh hoạt chung cho các thành viên trong gia đình. Vì đây là hướng tiêu biểu cho mối quan hệ giữa người với người, giúp cho các mối quan hệ này phát triển hơn.

Đối với những căn phòng nằm ở Hướng Nam:

Những căn phòng nằm ở hướng này sẽ rất tốt nếu có diện tích rộng với những khung cửa sổ lớn để ánh sáng có thể chiếu vào nhà. Tuyệt đối không nên để ánh sáng lúc giữa trưa chiếu thẳng vào phòng. Ánh sáng có cường độ quá mạnh như vậy khiến dễ người trong phòng bị kích động, không đủ  bình tĩnh, dẫn đến những mâu thuẫn không đáng có. Vì vậy bạn nên điều tiết cường độ ánh sáng sao cho hợp lý bằng cách treo những tấm rèm có độ dày (mỏng) thích hợp.
Về màu sắc: nên sử dụng gam màu xanh hoặc gam màu xám, như vậy có thể khiến cho người sống trong phòng có cảm giác dịu lại.

Đối với những căn phòng nằm ở Tây Nam:

Cửa sổ của phòng ở hướng này không nên mở quá to. Theo phong thuỷ, đây là hướng biểu trưng cho sự cần cù và nỗ lực. Nếu như cửa sổ quá to sẽ khiến cho mọi nỗ lực phấn đấu của bạn trôi đi hết.

Đối với những căn phòng ở Hướng Tây:

Không nên mở cửa sổ của phòng ở hướng này vì những tia nắng mặt trời chiếu xiên sẽ có những tác động rất xấu lên những người sống trong phòng. Đối với những căn phòng này nên sử dụng các thiết bị chiếu sáng. Nếu bạn muốn đưa ánh sáng tự nhiên vào phòng thì phải hết sức lưu ý trong việc xử lý điều tiết cường độ của chúng.
Nếu như ở hướng này không đặt cửa sổ, nhất định phải mắc trên tường một vài chiếc đèn tường để đảm bảo đủ ánh sáng, để bổ sung lượng ánh sáng còn thiếu.

Đối với căn phòng ở Hướng Tây Bắc:

Theo phong thuỷ, đây là hướng ling thiêng và được mọi người tôn kính, là nơi gửi gắm tinh thần của mọi người. Do đó là nơi tốt nhất để đặt bàn thờ và điện thờ. Ngoài ra, những đồ thờ tôn giáo cũng được bày ở đây. Cách bày trí như vậy mới có thể khiến cho bạn nhận được lộc. được sự bảo vệ của các chư thần, thế vận của bạn mới có thể tăng lên được.

Giải pháp chống ẩm mốc trong xây dựng

Chúng ta đã biết, khi nước thấm lên tường đã mang theo một lượng muối khoáng có trong nước, cùng nhiều vi chất “bổ dưỡng” cho các loại nấm mốc tồn tại phát triển, chính vì điều này chúng ta có phần nào hiểu được, tại sao ở Việt Nam  có tỷ lệ người mắc các chứng bệnh ở đường hô hấp nhiều đến vậy. Cho đến nay các nhà khoa học đã chỉ ra cho chúng ta hàng trăm loại vi nấm có trong những vết ẩm mốc đó.

Các nhà khoa học Mỹ đã tìm thấy căn nguyên của bệnh viêm xoang là do một loài vi nấm gây ra. Vì vậy khi chúng ta ở trong môi trường nấm mốc, chúng ta có thể hít phải những loại vi nấm này, điều này đồng nghĩa với những nguy cơ bị dị tật đường hô hấp, ho hen…v/v, rất cao, biểu hiện rõ nhất là trẻ em ở trong môi trường này rất hay bị sổ mũi, ho. Nếu ai trong các bạn đã từng tham gia xây dựng các nhà máy sản xuất thuốc chữa bệnh, mới thấy hết những yêu cầu theo tiêu chuẩn quốc tế khắt khe như thế nào về việc xử lý chống thấm, chống ẩm này.

Nước thấm lên tường từ nền đất ẩm. Những vị trí thường gặp hiện tượng này:

1- Chân tường bên ngoài các khu vệ sinh, khu rửa chén bát..v/v
2- Chân tường bên trong tầng hầm
3- Chân tường kẹt giữa hai nhà có khoảng cách
4- Chân tường nơi có nền đất ẩm.

Vậy nguyên nhân do đâu?, ảnh hưởng của hiện tượng này đến môi trường sống của chúng ta thế nào?, phương án xử lý nào khả thi nhất đối với môi trường, điều kiện, khí hậu đặc thù của Việt Nam ta ?

Nguyên nhân:
– Do bản chất của hồ vữa xi măng xốp, mềm, nên tính hấp thụ nước tự nhiên cao, và cứ theo nguyên tắc “bấc đèn dầu”, hồ vữa hút nước và lan theo mạch lên trên, cho đến khi không thể hút lên được nữa, thông thường chúng làm ẩm chân tường khoảng 50cm đến 1mét, kể từ cốt nền ẩm, và lớp hồ vữa này càng cũ thì độ thấm càng mạnh theo thời gian.
– Do khi xây, người thợ xây cầm viên gạch theo chiều đứng, đắp vữa lên đầu viên gạch và gạt vữa thành hình tháp rồi đặt viên gạch lên tường đã trải sẵn lớp hồ, thao tác này đã gây ra những chỗ thiếu vữa, đôi khi tạo ra những cái lỗ thậm chí thông sang bên kia tường.

Do không được đánh giá đúng tính quan trọng của việc chống thấm, nên không được tính đến trong thiết kế và hiển nhiên không có biện pháp thi công chống thấm ngay trước khi hoàn thiện công trình.

Giải pháp xử lý:

Áp dụng biện pháp cắt nước mạch hồ vữa chân tường, các bước xử lý tuần tự thực hiện như sau:
1. Đục tạo rãnh, quét một lớp vữa gốc xi măng, đây là loại vữa có tính năng độc đáo, nó có thể phát triển ninh kết trong các mao dẫn, các khe hở nhỏ, nhờ sự kích hoạt của nước, hay hơi ẩm. Sau đó trám lại bằng một hỗn hợp vữa, cát, xi măng được trộn thêm một liều lượng phụ gia nhất định, tạo nên một loại vữa có cường độ mà nước không có khả năng thẩm thấu qua được.
2. Loại vữa hỗn hợp trên được trát trực tiếp lên bề mặt tưòng gạch, nhằm loại bỏ hoàn toàn những chỗ rỗng do thiếu vữa, nó đảm bảo rằng bề mặt đã bược phủ kín, có độ dầy khoảng 0,5cm.
3. Quét 1 lớp vật liệu chống thấm gốc xi măng (công nghệ phát triển mạng tinh thể), nhằm củng cố và đảm bảo rằng: độ bền của hạng mục xử lý là vĩnh cửu.
4. Tô vữa hoàn thiện, phục hồi lại mới như lúc ban đầu.
Qua bài viết này, hi vọng các bạn đã có được một giải pháp để xử lý dứt điểm những mảng tường ẩm mốc đáng ghét trong ngôi nhà của mình.

Cải tạo mặt tiền như thế nào?

Sau một thời gian sử dụng, chủ nhà thường muốn “đánh bóng” lại mặt tiền. Cũng có trường hợp do nâng mái, thêm tầng, chủ nhà sửa luôn mặt tiền để thay đổi diện mạo phù hợp với công năng sử dụng bên trong. Ðể đạt hiệu quả cao trong cải tạo mặt tiền ngôi nhà, kiến trúc sư Nguyễn Duy Liêm đưa ra một số điều lưu ý sau.

Từ một thí dụ

Căn nhà trên đường Nguyễn Cư Trinh đang được sửa chữa. Nhà này nằm về hướng đông nam, hiện trạng cũ có một trệt, một lửng và một lầu, mái lợp tôn.
Nay căn nhà được nâng mái bằng việc đúc một tấm để thêm phòng ở trên cùng và sân cảnh trên sân thượng, rồi “chỉnh đốn” lại mặt tiền. Nhà cũ, lầu một đơn điệu và chằng chịt bởi khung sắt. Mặt khác, mái tôn dốc đổ hết ra sau, mưa lớn nước không kịp thoát gây ngập. Với ý tưởng sửa chữa mới, kiến trúc sư cắt bớt bồn hoa trước lầu một, tạo lan can ban công mảnh, đều và đồng bộ như trên lầu hai, mở thoáng khoảng mặt tiền vì đây là hướng tốt. Về vật liệu, trước đây nhà làm bằng đá rửa, nay bóc ra sơn nước với hai màu chủ đạo và tạo cho tầng trệt – khu mua bán- nét đơn giản, thoáng, có khoảng lùi vào. Cửa và ban công của ngôi nhà “mới” có sự hòa hợp về kiểu dáng, màu sắc. Với cách làm này, lượng nước mưa sẽ được dẫn từ sân thượng đi xuống cống bằng ống thoát..

Ðến những giải pháp thường gặp

Muốn làm cho căn nhà có duyên, nhất là ở ngã ba, khúc quanh… người ta thường cắt ban công theo đường cong. Việc này cũng tạo được những đường nét để thay đổi diện mạo, làm cho ngôi nhà mềm mại hơn. Với việc cắt, sửa chữa ban công, cần đục bỏ bê tông nhưng phải chừa sắt câu ra để hàn, móc làm đà môi đỡ mí ngoài. Cũng ở phần ban công, có thể thay đổi kiểu dáng và họa tiết của lan can; hoặc thiết kế hệ thống chiếu sáng trong khu vực này, hắt từ nhiều phía thì mặt tiền đã có nét hơn.
Ví dụ, trước đây mặt tiền chỉ xây phẳng, nay có thể tạo các hình khối cách điệu – làm những ô, hộc trang trí cây kiểng; hoặc sử dụng lam và ngay cả vách cong để biến thái mặt tiền. Nhà nằm ở hướng xấu như tây, tây bắc cần tạo các hình khối hay dùng lam đứng, lam ngang… để cản bớt nắng gió chiều hanh vào hoặc làm thêm bồn trồng cây – tạo mảng xanh trước nhà.
Với chính diện căn nhà, có thể thay cửa đã hư, cũ. Chẳng hạn trước đây cửa hẹp, chỉ có một hay hai cánh thì có thể làm mới dàn cửa bốn cánh. Có thể xử lý xây xiên chính diện lại ngôi nhà để tương hợp với hình khối trước ban công như một cách tránh hướng nắng gắt. Ðó cũng là những giải pháp cải tạo khỏi sự đơn điệu cũ và đem lại công năng sử dụng tốt hơn.

Chọn vật liệu

Vật liệu sử dụng để nâng cấp, sửa chữa hiện thường được dùng là sơn nước hay các chất liệu thô mộc, giản dị như gạch nung các loại, đá… để sơn hoặc ốp mặt tiền. Tránh dùng gạch men láng bóng thể hiện ở chính diện nhà. Có thể sử dụng đúng loại gạch men ốp tường nhưng không nên làm tràn khắp bề mặt, như vậy sẽ “nhạt nhẽo” mà chỉ nên điểm thành mảng hay viền một phần nào trên khắp mặt tiền thôi. Lưu ý, không nên dùng nhiều sắc màu và hình khối ở chính diện sẽ gây hiệu ứng rối rắm cho thị giác. Nhiều căn nhà, do muốn tránh nắng, bụi và tiếng ồn nên dựng nguyên một pa-nô khuôn kính đứng. Ðiều này làm cho nhà nóng, bí và có cảm giác như cái hộp đơn điệu vì bề ngang nhà chỉ khoảng 4 mét. Với các cao ốc, tòa nhà rộng thì có thể ứng dụng được vì ở đó còn nhiều mảng rộng để thể hiện.

Giải pháp chống thấm dột trần nhà

Hiện tượng:

Trên trần nhà thấy có nhiều vết rạn chân chim, trần ngả màu, ố vàng, vài chỗ bị đọng nước nhỏ giọt xuống dưới
Nguyên nhân:
Thấm dột mái và sàn nhà chủ yếu là do mái và sàn đã cũ, bị nứt, hở hoặc bị đọng nước lâu ngày. Ở những nhà chung cư, nếu bị thấm dột từ trên trần hoặc từ nhà vệ sinh của tầng trên thì việc chống thấm khá khó khăn và chỉ có thể khắc phục tạm thời.

Khắc phục:

Việc thấm dột từ trần nhà chung cư chủ yếu từ khu vực nhà vệ sinh hay bể nước của các nhà ở tầng trên. Nếu trần chỉ mới bị ố vàng có thể dùng các loại sơn chống thấm có đặc tính khô nhanh trong một hoặc hai giờ.

Trong trường hợp trần bị thấm nước nhiều gây dột thì phải khắc phục bằng cách đập bỏ lớp gạch của sàn nhà khu vực bị thấm. Sau đó phủ bề mặt bằng một lớp sợi thủy tinh và keo chống thấm. Cuối cùng trét một lớp xi măng và lát gạch lại như cũ.

Trên những mái nhà bị thấm dột, có thể áp dụng một số biện pháp như trám bít các vết nứt trên máng xối, ô văng, sân thượng bằng hỗn hợp vữa gồm xi măng, cát và chất chống thấm với độ dày ít nhất 1cm; kiểm tra các ống thoát nước không cho nước thoát thẳng vào đỉnh, mặt tường hoặc các chỗ nối giữa mái, tường và cửa sổ.

Tại điểm nứt giữa đỉnh tường và mái, khi không trám bít hiệu quả thì dùng những tấm nhôm mỏng để che nước cho vết nứt. Việc thấm dột mái còn do các máng xối có lòng cạn, khi mưa lớn nước không thoát kịp và bị tràn lên mái. Trong trường hợp này phải thay mới máng xối có lòng sâu hoặc đục thêm lỗ thoát nước dưới vị trí bị tràn.

Cũng có thể be mặt mái bằng cốp pha kín, sau đó đổ vữa xi măng vào, vữa xi măng sẽ ngấm vào bề mặt bê tông qua các khe rỗng, khi ngưng kết sẽ trám hết các khe rỗng này làm bê tông liền lại. Sau đó nên xử lý lại bề mặt bằng vữa xi măng tinh trộn phụ gia chống thấm.

Khối lượng bể chứa nước trên sân thượng

  1. Đáy bể xây bằng bê tông xi măng cốt thép tỷ lệ 1: 1: 5: 3 (1 xi măng: 1: 5 cát thô: 3 cấp phối đá 20 mm kích thước danh nghĩa).
  2. Bản đáy phải được đỡ trên các giá đỡ phù hợp về mặt kết cấu của tường xây gạch / dầm bê tông cốt thép xi măng / hoặc các đoạn thép cuộn và phải có độ dốc nhẹ về phía đầu ra của ống sục.
  3. Chiều dày bản đáy phải là 10 cm đối với các kích thước cho trong bảng 1, và các chi tiết gia cố.
  4. Đối với các kích thước khác với kích thước nêu trên, hoặc kết hợp các bồn chứa, các chi tiết kết cấu phải do kỹ sư kết cấu cung cấp.
  5. Nếu tấm được đỡ trên các bức tường xây bằng gạch, thì phần trên của các bức tường phải được cung cấp thạch cao chịu lực.
  6. Nếu bản sàn được đỡ trên dầm, thì tấm này có thể được hỗ trợ tích hợp hoặc đơn giản tùy theo tình huống có thể xảy ra.
  7. Tốt hơn là một tấm sàn với các điều kiện được hỗ trợ đơn giản trên dầm. Nếu nó chỉ được chống đỡ đơn giản, thì đỉnh dầm phải được tráng một lớp xi măng gọn gàng và phủ một lớp vôi dày.

Bảng kích thước của bể với dung tích chứa nước tương ứng.

Dung lượng thực (Lít) Kích thước bên trong (LXBX h) (cm)
300 lít 70 x 70 x 75
600 lít 90 x 90 x 90
900 lít 105 x 105 x 90
1200 lít 120 x 120 x 100
1400 lít 120 x 120 x 115
1600 lít 120 x 120 x 120
1800 lít 130 x 130 x 125